Đại Nam Tử - Tiểu Nàng Dâu

Chương 18



Triệu Thu Diệp cũngbiết rõ nhị tẩu sợ cái gì, nàng an ủi nói: "Nhị tẩu, tẩu yên tâm, cả nhà đã ở chung với nhau lâu như vậy, đều biết tính tình của nhau cả mà. Tẩu thật sự không cần phải lo lắng chuyện gì hết, cho dù có xảy ra chuyệnnhư lời tẩu nói đi chăng nữa, nương cũng sẽ không tin tưởng đại tẩu,thấy nàng ta gào to như vậy, thật là nhìn không vừa mắt."

Nóixong thấy Chu Mạch vẫn còn trầm tư, liền tiếp tục an ủi nói: "Nếu không, tôi sẽ tìm dịp nào đó nói với nương vài câu về chuyện ở riêng, bất quálời tôi nói không nhất định sẽ có tác dụng gì đâu."

Chu Mạch nghe xong nở nụ cười: "Khó được cô có lòng, nhưng cô đừng nói với nươngchuyện này, dù sao cô cũng sắp lập gia đình, còn quan tâm đến chuyện này thật không đúng lắm."

Triệu Thu Diệp lại muốn nói nàng nói vàicâu có thể nương sẽ nghe, nhưng khi nghe nhị tẩu nói như vậy, nàng cũngkhông nói nữa, cũng nhận thấy bản thân nàng trong nhà chẳng qua chỉ làmột đứa con gái, đối với chuyện ở riêng, theo lẽ thường là không thể xen vào. Vì thế cũng không cùng Chu Mạch nói đến nữa, hai người lại tán gẫu một chút về việc cần chuẩn bị gì cho ngày thành thân sau đó liền nằmxuống ngủ.

Chu Mạch coi ngày, cảm thấy đã đến lúc bán mầm đậu cho nên lại đi đến nhà mẹ đẻ một chuyến, nhân tiện cầm theo ba lượng bạcđưa cho Trần thị. Bởi vì cẩn thận suy nghĩ một chút, nàng cảm thấy nếucứ mãi nhờ lão Hồ mua đậu thì sớm hay muộn sẽ bị người Triệu gia pháthiện, để đảm bảo an toàn vẫn nên đưa tiền cho lão nương mua sẽ tương đối thích hợp hơn, huống hồ nàng tin tưởng Trần thị sẽ biết cách phân biệtđược đậu hư với đậu tốt.

Đến nhà mẹ đẻ, Chu Mạch không kịp chàohỏi Trần thị liền chạy thẳng về hướng phòng bếp, nhìn thấy mầm đậu đãcao đến giữa bình, Trần thị ở bên cạnh cũng vui mừng nói số mầm đậu nàyđoán chừng ít nhất cũng khoảng mười lăm, mười sáu cân. Chu Mạch nhớ lạitrước kia nàng từng xem qua sách có nói một cân đậu có thể cho bảy cânmầm, đó là do ở hiện đại có kỹ thuật tốt cộng thêm hóa chất hỗ trợ, mà ở thời đại này lại không có mấy thứ như thế, cho nên một cân đậu có thểsinh ra năm cân mầm là đã tốt lắm rồi.

Sau khi hai mẹ con xemxong liền cùng nhau thay nước cho đậu, Chu Mạch vừa làm việc vừa nói với Trần thị: "Nương, lần này là lần đổi nước cuối cùng, tối nay nương hãylấy ra một ít ăn thử, nếu không có vấn đề gì thì tối nay nương tưới chút nước lên đậu, sáng mai là có thể đem đi bán. Còn nếu như cảm thấy mùivị có gì lạ thì bảo Chu Bình sáng mai đến Triệu gia tìm con, giá bán cứtheo giá chúng ta nói lúc trước là bảy văn tiền một cân."

Trầnthị nghe xong liền phát hoảng, vội vàng hỏi, mầm đậu này có thể có vấnđề gì sao? Kỳ thực Chu Mạch cũng không biết mầm đậu bị hư là có mùi vịgì, kiếp trước nàng chỉ biết là mầm đậu có dùng thuốc hóa học là khôngcó thể ăn, sẽ gây ung thư. Nhưng mầm đậu này được trồng trong môi trường không ô nhiễm, nếu có mùi thì chẳng qua là do ngâm nước quá lâu nên cómùi nước mà thôi nhưng như thế đối với cơ thể cũng không có hại chỗ nào. Để đảm bảo an toản, nàng lấy ra một ít mầm đậu, bảo Trần thị nhóm lửaxào một chút, nếm thử hương vị, cảm thấy rất thơm, so với mầm đậu kiếptrước nàng ăn còn thơm hơn. Vì thế, nàng cho Trần thị một cái mỉm cườiyên tâm, bảo bà cứ yên tâm ngày mai đi bán.

Trần thị thấy ChuMạch tin tưởng như vậy cũng từ từ yên lòng, hai người dọn dẹp mọi thứxong liền đi đến nhà chính, Chu Mạch lấy ra ba lượng bạc đưa cho Trầnthị nói: "Nương, nương cũng biết đó, cô em chồng con còn khoảng hơn mười ngày là thành thân, trong khoảng thời gian này con không tiện đi tớilui. Mầm đậu thì khoảng chừng một hai ngày là bán hết, số tiền đó cộngthêm ba lượng bạc này giao cho nương để nương có thể quay vòng làm tiếp. Nương nhớ mua nhiều đậu một chút, đừng chỉ dùng đậu nành, đậu xanh, đậu đen cũng có thể làm được. Con thấy hai cái bình kia thì không đủ, nương có thể mua thêm vài cái nữa, nhưng nhất định không được mua cao nhưvậy, phải mua thấp hơn một chút. Như vậy lúc thay nước sẽ dễ dàng hơn."Chu Mạch vội vàng nói với Trần thị.

Mà Trần thị chỉ là nhìn chằmchằm Chu Mạch đang nhét bạc vào tay bà, bà nắm chặt tay Chu Mạch hỏi: "Ở đâu mà con có nhiều bạc như vậy?"

Đối với vấn đề này, Chu Mạchđã sớm nghĩ ra cái cớ: "Nương, bạc này là mấy năm trước Trọng Sơn nhờngười đưa cho con, bởi vì tiền này là giấu bà bà mà đưa, cho nên ai concũng không dám nói. Nay đến lúc cần dùng đến con mới dám lén lút lấy ra, nương cũng đừng nói với ai. Nếu có ai hỏi nương cứ nói là tiền của nhàchúng ta."

Trần thị vẫn là nửa tin nửa ngờ, Chu Mạch vội vàng nói thêm: "Nương! Vẫn còn không tin con sao?" Nói xong nàng giả bộ tỏ vẻtức giận.

Thấy Chu Mạch nóng giận, Trần thị mới tạm yên tâm, tuyrằng gần đây đứa con gái này của bà có chút khác lạ, nhưng bản chất vẫnlà người thành thật, bà tin tưởng nàng sẽ không lừa gạt bà. Bà bỗng nhớđến tình cảnh con gái bà phải ở Triệu gia sống khổ cực như thế nào.

Sau khi thuyết phục Trần thị lấy tiền, Chu Mạch còn dặn dò thêm vài câu,xác nhận bản thân không có lộ ra cái gì, nàng mới vội vàng chạy về Triệu gia, trên đường đi nàng nhịn không được suy nghĩ nếu muốn tự do nhấtđịnh phải nghĩ được cách để có thể được ra riêng. Bằng không nếu cứ bịhành hạ mãi như thế, cơ thể nàng sẽ chịu không nổi, tinh thần cứ luôn bị căng thẳng sẽ rất dễ dàng mệt mỏi. Mỗi ngày phải tốn hơn một canh giờđể chạy tới chạy lui như thế này. Nhìn mặt trời đã lặn xuống được mộtnửa, đoán chừng nàng lại về trễ nữa rồi, trở về thế nào cũng sẽ bị bà bà nói một trận cho xem. Trong lòng nhịn không được thở dài một tiếng.

Về nhà, Chu Mạch nhìn thấy bà bà vì chờ không kịp mà đã vội vào phòng bếp, nhìn thấy Chu Mạch trở về, mặt dài ra, ném xuống thức ăn đang rửa dởdang trong tay, ngoảnh đầu rời khỏi phòng bếp, không nhìn đến Chu Mạchmột cái. Nàng nhịn không được lại buông tiếng thở dài, nhưng vẫn choĐông Nhi đang ngồi nhóm lửa một cái mỉm cười. Trẻ nhỏ rất mẫn cảm, nàngmuốn lưu lại cho con gái một hình tượng kiên cường lạc quan, hi vọng con bé về sau cũng sẽ là người như vậy.

Vẻ mặt Đông Nhi đang căngthẳng nhìn thấy Chu Mạch nở nụ cười mới thả lỏng một chút, nói với nàngvừa rồi nãi nãi nói những gì, nào là nương của mày lại đi chơi chỗ nàonữa rồi, cả ngày không thấy ở nhà, cũng không đúng giờ mà trở về nấu cơm dọn dẹp, Chu Mạch ngây ra một lúc, nàng biết gần đây Đông Nhi tương đối ỷ vào nàng, nhưng nàng không hy vọng Đông Nhi bắt chước theo như vậy,cũng có thể là do vừa rồi bà bà phản ứng quá dữ dội.

Sau khi rửathức ăn xong, Chu Mạch đi đến trước mặt Đông Nhi sờ đầu con bé, dịu dàng nhưng kiên quyết nhìn vào mắt con bé nói: "Đông Nhi, bộ dáng lúc nãycủa nãi nãi con, bà không để ý đến chúng ta đối với chúng ta cũng khônghề gì, con không cần để ở trong lòng." Nàng kỳ thực là muốn nói sau nàynhững lời Tôn Thị nói ở sau lưng nàng không cần nói lại với nàng, nhưngsuy nghĩ một chút lại bỏ qua, lúc này nên nói đến việc khác thì tốt hơn: "Con phải biết rằng, bây giờ cho dù nương có làm cái gì đi chăng nữa,đều là vì tương lai của chúng ta. Nương muốn cho Đông Nhi một cuộc sốngtốt hơn, muốn cho Đông Nhi mặc những bộ quần áo xinh đẹp, còn muốn choĐông Nhi có thể được đi đến học đường." Đông Nhi nhịn không được nói:"Nương, học đường đều phải đóng học phí, thím nói chỉ có con trai mới có thể đến học đường."

Chu Mạch nhịn không được xót xa, cái xã hộivạn ác nam tôn nữ ti này. Ở Triệu thôn có một học đường, nhà ai có connhỏ muốn đến đó học đều phải đưa một ít tiền được coi như là để trả công cho thầy giáo, ở trong thôn có Triệu Tam gia cùng một người đức caovọng trọng ở trong tộc ra mặt mời một tú tài đã lớn tuổi về dạy học,đương nhiên cũng phụ trách luôn cả việc ăn, mặc ở, đi lại cho một nhàbốn người của ông ta, mọi chi phí đều lấy từ tiền học phí mà ra, nếukhông đủ thì vào lúc thu thuế hàng năm sẽ thu thêm mỗi nhà một chúttiền.

Có thể đến học đường trên cơ bản đều là con cháu của Triệugia, tổng cộng cũng có mười mấy bé trai, độ tuổi thì từ bốn cho đếnkhông dưới mười tuổi, con trai khoảng mười mấy tuổi ở nông gia cũng được xem như là đã đủ sức lao động, cho nên phần lớn đều là ở nhà làm việcnhà nông, chỉ những trường hợp cực cá biệt mới bị cha mẹ đưa đến trấntrên đi học một nghề nào đó mà thôi. Ngược lại, nữ hài tử trước khithành thân lại rất ít khi ra ruộng làm việc, chỉ trừ những lúc đặc biệtbận rộn, còn không thì tất cả đều ở nhà may vá thêu thùa. Nhưng sau khithành thân thì cơ bản các cô gái này đều phải ra ruộng làm việc, ngoàithời gian làm ruộng thì cũng là may giày hay may quần áo gì đó.

Sở dĩ Chu Mạch không bị bắt buộc ra ruộng làm việc, nguyên nhân phần lớnlà ở Triệu gia có hai thanh niên trai tráng lao động là Triệu Bá Tuyềncùng Triệu Thúc Hà. Bình thường bón phân, tát nước, đắp bờ, làm cỏ nàynọ căn bản không cần các nữ nhân Triệu gia ra tay.

Ngày thànhthân của Triệu Thu Diệp càng ngày càng gần kề, vì thế mấy ngày nay người ra kẻ vào ở Triệu gia cũng tương đối nhiều, lễ vật cũng theo đó mà tăng lên, ai đến dự lễ cũng đều mang theo cùng một loại quà mừng nào là áogối, nệm giường, còn không thì cũng là đồ vật này nọ. Cũng có nhữngngười cùng Triệu Đại Ngưu hoặc là Triệu Bá Tuyền, Triệu Thúc Hà có quanhệ đặc biệt tốt thì sẽ đưa tiền mừng, mà tiền mừng thì phải đợi ngày đưa dâu mới đưa cho nên Chu Mạch không biết phải đưa bao nhiêu, nhưng lúctrước nàng có nghe Lưu tẩu tử nói tiền mừng bây giờ rất lớn, tháng trước ở thôn kế bên có một nhà thành thân, có người đi tiền mừng ba lượngbạc, còn lại thì đều là trong khoảng từ hai mươi văn tiền cho đến khôngdưới một lượng. Dân quê hết mười thì cũng có tám người mắc bệnh sĩ diện.

Có một ngày, lúc Chu Mạch đang ở một mình trong phòng, đột nhiên bà bà Tôn Thị xong vào, bảo nàng đưa tiền mừng để đưa vào danh sách lễ vật.Nguyên lai vào ngày nhà gái gả con trong sân sẽ dán một tờ giấy đỏ, mặttrên sẽ viết tên bà con thân thích bạn bè nào đã đưa tiền mừng do quảnsự trong thôn viết lên. Tôn Thị vì mặt mũi, cho nên mới bảo ba nàng dâura tiền mừng, đối với nhà lão đại cùng nhà lão tam, bà không lo lắng,bởi vì mấy năm nay bà đã âm thầm cho bọn họ không ít tiền, bình thườngtiền tiêu dùng trong nhà vẫn là do bà chi ra.

Cho nên lúc TriệuBá Tuyền cùng Triệu Thúc Hà vì bị vợ ép buộc mà phải đi tìm bà đòi tiền, bà đã nói lời cự tuyệt. Bà nói với họ bà đã nhận được lời cam đoan từvợ của họ vào sáng ngày con gái bà thành thân hai nàng nhất định sẽ đưamột lượng bạc tiền mừng. Bà cũng nói bà đã đem chuyện ba đứa con traicủa bà sẽ đưa tiền mừng bao nhiêu nói với mọi người ở trong thôn biết,đến lúc đó nếu bọn họ không đưa thì chẳng phải là không cho bà mặt mũi,mà bọn họ cũng chẳng tốt đẹp gì.

Chu Mạch nghe bà bà nói đến chuyện tiền mừng, liền sờ soạng khắp người, lấy ra ba mươi văn tiền, nàng mở ra cho bà bà xem.

"Nương, ba mươi văn tiền này là mấy tháng trước nương cho con, thường ngày đôikhi con có lấy ra một văn hay nửa văn tiền mua đồ ăn vặt cho Đông Nhi,cho nên cũng còn dư lại khá nhiều." Nói xong vẻ mặt khó xử nhìn Tôn Thị.

"Vậy lúc trước mày đi trấn trên mua vải dệt, kim chỉ, còn mua quần áo choĐông Nhi thì lấy tiền đâu ra trả?" Tôn Thị mắt nổi lửa, bà hoàn toàn tin chắc đứa con dâu này tuyệt đối có tiền riêng, bà nhớ rất rõ ràng, mấynăm trước lúc Triệu Trọng Sơn còn gửi thư cùng tiền về, có một lần người đưa thư đã gặp riêng Chu Mạch một lúc.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv