*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Một lời đánh thức người trong mộng, Tả Thiếu Dương vỗ trán, sao mà ngốc như thế, bản chất linh y là lang trung hành tẩu ở nông thôn cơ mà, mình bị phim ảnh làm hại rồi, trong thành hiệu thuốc y quán cố định đầu ra đó, ai đi tìm linh y khám bệnh làm cái gì cơ chứ? Chỉ có hương thôn thiếu thốn y dược thì linh y mới có thị trường, mình đúng là quá thiếu kinh nghiệm.
Cha biết lại không nói, tốn công đi bao nhiêu đường đất, Tả Thiếu Dương hỏi: - Cha, vậy chúng ta đi đâu?
- Ừm, tới dải Thiên Nhận Sơn đi.
Thiên Nhận Sơn thực ra là tên chung của cả một rặng núi, trong đó hẳn là có thôn, Tả Thiếu Dương từng lên đó hái thuốc, nhưng không vào thôn nên không rõ. Vẫn như cũ hai cha con một trước một sau rời thành, men theo quan đạo tiến lên.
Đi rất xa rồi cũng đã dần rời đường chính, người qua lại thưa thớt, Tả Quý mới đi nhanh tới, bảo Tả Thiếu Dương: - Đưa phướn với chuông cho cha.
Tả Thiếu Dương vui mừng, vác cái rương thuốc lại còn cầm phướn lắc chuông, y cũng mệt rồi.
Lần này Tả Quý đi trước, Tả Thiếu Dương theo sau, men theo con đường nhỏ ngoằn ngoèo như ruột dê đi lên núi, tuyết rơi phủ kín đường, hai cha con đều không nói chuyện, trong lòng đều đau đáu một câu hỏi, không biết tới thôn rồi có người khám bệnh hay không?
Cái thôn mà Tả Quý chọn nằm trên ngọn núi chính của Thiên Nhận Sơn, phải đi tới nửa canh giờ mới nhìn thấy cái thôn từ xa xa, thôn nằm ở triền dốc bằng phẳng, bốn xung quanh được núi non bao phủ, dọc đường đi thưa thớt dấu hiệu sự sống, động vật cũng chẳng thấy chứ đứng nói tới con người, không gian tĩnh lặng buồn thảm, nếu không nhìn thấy mấy cột khói lượn lờ bốc lên thì Tả Thiếu Dương tưởng chừng muốn bỏ cuộc tìm kiếm vo vọng này.
Càng tới gần thôn, Tả Thiếu Dương càng há hốc mồm vì khung cảnh nơi này, đi qua cửa thôn dựng đơn giản bằng gỗ đập ngay vào mặt là cây mai cổ thụ phải bốn năm người ôm mới xuể, quanh gốc cây có xếp mấy ghế gỗ đơn giản để ngồi nghỉ chân, cái xích đu, đoán chừng đây là nơi tập trung của thôn, lúc này chỉ có ba bốn đứa bé đang nhảy dây chơi đùa bên dưới.
Hai cha con Tả Quý tới bên cây ngồi nghỉ, Tả Thiếu Dương đặt rương thuốc xuống, đứng lên một tảng đá lớn phóng mắt nhìn ra xa, chỉ thấy núi non trập trùng, mây trắng phiêu phiêu như dải lụa quấn ở lưng núi, bên tai thi thoảng có tiếng chim kêu trong trẻo, những mái nhà thấp thoáng dưới rặng mai đỏ phủ tuyết trắng, nơi này quả thực xứng đáng với cái tên Mai Thôn.
Nhìn phong cảnh như chốn thần tiên ấy, tâm tình Tả Thiếu Dương cũng nhẹ nhàng bay bổng, giang tay ra hít sâu một hơi, trong lòng khoan khoái, muốn cao giọng ngâm một bài thơ, nhưng tài năng không có, rặn nửa ngày chẳng ra một câu, kiếm danh tác nào đó thì nhất thời không nhớ ra, hét lớn: - Thật con bà nó sướng.
Đáp lại lời y là tuyết ở tên cây mai rơi xuống ảo ào, cả mảng lớn đổ ụp xuống mặt, tâm tình Tả Thiếu Dương vẫn rất tốt, mấy đứa bé gần đó trước tiên giật mình, sau đó chỉ mặt y cười khanh khách.
Tả Quý thì không có cái tâm tình đó, ngồi nghỉ chưa được mấy phút lại đứng dậy: - Đi thôi. Rồi rung chuông đi trước.
Chuông reo, mọi người biết linh y tới rồi, không giống trong thành, ở thôn linh y khá hiếm thế nên bọn trẻ con chạy theo ngó nghiêng thành hàng dài. Tuy chỉ là cái thôn nhỏ, toàn là nhà tranh vách đất, nhưng đường trong thôn vẫn lát đá rất sạch sẽ.
Có bọn nhóc đi theo hò hét thay, cha con Tả Quý đỡ tốn công, đi được một lúc thì có đứa bé chạy tới gọi: - Lang trung, lang trung, nãi nãi cháu gọi tới xem bệnh.
Hai cha con vui mừng đi theo đứa bé tới một gian nhà tường đất, cả hàng xóm trái phải nghe thấy tiếng chuông cũng thò đầu ra coi náo nhiệt.
Một lão phụ lấy hai cái ghế thấp mời bọn họ ngồi ở cửa, đây cũng là quy củ, trừ khi bệnh nhân bệnh nặng không thể rời giường, nếu không thì không thể vào nhà, người ta kiêng, sợ xui xẻo.
Tiếp đó lão phụ dìu một hán tử mặt phờ phạc đi ra, chỉ thấy hán tử này hai tay co quắp, mắt cái lớn cái nhỏ lệch đi, lưỡi thè ra nửa đoạn, mặc dù mặc áo dầy, vẫn cứ run lẩy bẩy.
Lão phụ thê lương nói: - Lang trung, ngài xem cho nhi tử lão thân, trưa ngày hôm qua nó từ ruộng về liền thành ra như thế, chiều qua cũng có linh y tới đấy, cũng xem rồi, nhưng chẳng khá hơn chút nào, vốn định mai vào thành tìm lang trung, nhưng nghe nói lang trung trong thành xem bệnh rất đắt, không trả nồi, ài, ngài xem đi...
Tả Quý gật đầu, đưa tay nâng cằm hán tử nhìn trái nhìn phải, hỏi tình hình ăn uống nhị tiện, bắt mạch, xem lưỡi, rồi trầm ngâm: - Được, lão hủ kê đơn cho uống.
Lão phụ mới hỏi: - Lang trung, nhi tử lão thân bị làm sao?
Tả Quý phán: - Mấy ngày qua tuyết rơi liên miên, ác hàn phát nhiệt, hẳn là ra ruộng gặp phải gió độc rồi, đây gọi là bệnh thái dương trúng phong.
Bệnh thái dương chẳng liên quan gì tới mặt trời ở trên trời, thái dương là một loại kinh mạch trong trung y, nói một cách đơn giản thì chúng ta hay gọi là cảm ngoại.
- Là thế à? Lão phu nghe Tả Quý nói không hiểu đây là cái bệnh gì.
Tả Thiếu Dương mấy ngày qua đã mò thấu trình độ của cha mỉnh rồi, y thuật dừng ở giai đoạn từ bệnh tới thuốc, tức là giai đoạn sơ cấp nhìn triệu chứng cho thuốc, không thể phân tích một cách hệ thống nguyên nhân phát bệnh để đưa ra cách chữa trị và phối phương thích hợp. Người ngoài nghe không ra chứ người trong nghề như Tả Thiếu Dương biết ngay cha mình hàm hồ lẫn lộn đối phó, nói: - Cha, con cũng muốn học xem bệnh được không?
Tả Quý gật đầu: - Được, con cũng xem học chút kinh nghiệm.
Tả Thiếu Dương bắt mạch hán tử, mạch phù, quan sát lưỡi, trắng, kết hợp triệu chứng tay chân người bệnh co quắp cử động khó khăn, kết hợp lời kể thiếu phụ thì đoán định hư nhược trúng tà phong làm kinh lạc ứ tắc gây ra, cũng thuộc loại trúng phong. Cha y phán là bệnh thái dương trúng phong chỉ đúng một nửa, vì không phải là do mạch thái dương, theo đó mà trị tất nhiên không hiệu quả được.
Làm sao đây, không thể chỉ ra là cha mình sai được, vừa phải trị bệnh vừa phải thuận theo ý cha mình nói, thật là đau đầu, Tả Thiếu Dương tính toán một lúc nói: - Đại thẩm, vị đại ca này trúng phải hàn ta, hàn tà nhập thể tổn thương kinh lạc gây ra, thẩm thẩm yên tâm, cha ta là lão lang trung có tiếng trong huyện Thạch Kính, Quý Chi Đường là do nhà ta mở, cuối năm rồi, cha ta lo người dân trong núi sâu thiếu thuốc men y liệu, cho nên mới dẫn ta đi các nơi tế thế, trị bệnh cho mọi người.
Lão phụ đó nghe vậy gật đầu liên tục: - Như vậy à, vậy thì đa tạ, phiền lão lang trung khê đơn cho nhi tử lão thân.
Tả Quý nghe nhi tử nói hộ mình xong, tựa hồ vững lòng hơn chút, nếu là trúng gió, vậy thì kê đơn canh Quế Chi thôi, đây là ngón sở trường của ông ta rồi, vừa vặn đúng với ngoại hiệu. Cho dù là đi khám bệnh bên ngoài, nhưng có lúc phải kê đơn chứ không phải thuốc dùng sẵn, Tả Thiếu Dương lấy giấy bút, Tả Quý liền kê đơn canh Quế Chi.
Tả Thiếu Dương mới hỏi lão phụ: - Nhà đại thẩm có nồi đất sắc thuốc không? Cháu sắc cho đại thẩm, thuốc này hơi cầu kỳ.
- Có có! Để lão thân dẫn cậu đi. Lão phụ nói tới đó cẩn thận hỏi: - Vậy bao nhiêu tiền? Chỉ sợ thuốc sắc xong rồi đối phương hét giá trên trời thì trả không nổi.
- Linh y chẩn bệnh tất nhiên rẻ hơn hiệu thuốc y quán nhiều, thuốc giá gốc là sáu đồng, đại thẩm trả thêm hai đồng vất vả là được. Tả Thiếu Dương ôn hòa nói: - Hơn nữa, đợi khỏi bệnh rồi mới trả tiền.
Lão phụ kinh ngạc: - Bệnh khỏi mới trả tiền sao?
- Đúng đấy ạ.
Tả Thiếu Dương sở dĩ dám nói thế một là vì y có đầy đủ lòng tin trị được bệnh này, hai là phải nói chắc chắn thì người bệnh mới tin, hơn nữa vài đồng tiền thuốc không phải số lớn, cái Quý Chi Đường cần nhất bây giờ là phải gây dựng được uy tín cùng danh tiếng, không có gì bằng đảm bảo trị được bệnh bằng chiêu bài "bệnh khỏi mới trả tiền".