Đại Đường Đạo Soái

Chương 31: Trường Nhạc công chúa (Thượng)



Đỗ Hà mở mắt ra, nhìn thấy sắc trời đã hửng sáng, uể oải duỗi lưng ngồidậy. Nhìn cảnh trí xa lạ xung quanh, Đỗ Hà nhớ lại đêm qua mình và hoàng đế Đại Đường Lý Thế Dân trò chuyện quá cao hứng, cho đến gần rạng sángmới phát giác sắc trời đã tối đen. Vì vậy, Lý Thế Dân đã mời Đỗ Hà tátúc lại một đêm trong hoàng cung. Cung nữ trong hoàng cung rất chuyênnghiệp, Đỗ Hà vừa mới ngồi dậy, lập tức có một cung nữ đẩy cửa phòng,bưng chậu rửa mặt đi vào.

- Hoàng thượng đâu?

Đỗ Hà vừahỏi, vừa dùng ngón tay dính một chút dược vật giống như kem đánh răng,bôi lên hàm răng, sau đó dùng bàn chải bằng gỗ thuần thục đánh răng.

- Hoàng thượng sớm đã vào triều rồi!

Câu trả lời của cung nữ khiến Đỗ Hà thoáng xấu hổ. Hàng ngày hắn thường dậy lúc năm giờ sáng để luyện công, giống như một đồng hồ sinh học, nhưngkhông ngờ Lý Thế Dân còn dậy sớm hơn hắn.

- Hoàng thượng có nhắn lại gì không?

Đỗ Hà cầm khăn lông cung nữ đưa cho lau mặt.

- Hoàng thượng kêu ngài cứ tự nhiên, còn dặn dò chúng ta hầu hạ ngài cho tốt!

Đỗ Hà khẽ gật đầu, hỏi bội kiếm của mình. Ở Đường triều, bội đao bội kiếmlà một loại mốt thời thượng, cho dù là văn thần như phụ thân Đỗ Như Hốicũng trang bị một thanh nghi đao trên người. Đây cũng là một biểu hiệntrọng võ nghệ của Đường triều, khởi nguyên của liên minh Vị Thủy.

Vào năm 626 công nguyên, Đường Thái Tông Lý Thế Dân vừa mới tức vị, hai khả hãn của Đột Quyết là Hiệt Lợi, Đột Lợi dẫn hơn mười vạn quân bức báchTrường An. Đại quân trú đóng ở phía bắc cầu Vị Thủy ngoài thành, cáchthành Trường An vẻn vẹn bốn mươi dặm, kinh sư đại chấn, Trường An giớinghiêm. Lý Thế Dân bị ép thiết nghi binh, tự mình dẫn lục kỵ Cao SĩLiêm, Phòng Huyền Linh đến bên sông Vị Thủy, đối thoại với Hiệt Lợi, chỉ trích Hiệt Lợi bội ước.

Lúc ấy Đại Đường vừa mới bình định thiên hạ, thực lực còn chưa đủ để đối kháng với Đột Quyết, Lý Thế Dân bị épkhuất phục Hiệt Lợi, Đột Lợi, phải ký kết liên minh Vị Thủy, giao nộpvàng bạc trong quốc khố Đại Đường. Cái gọi là liên minh Vị Thủy này,thật ra là nỗi nhục Vị Thủy.

Lý Thế Dân từ đó trở đi, gấp rútchuẩn bị chiến tranh, thậm chí tự mình luyện binh, mỗi ngày đều lệnh cho binh tốt trong hoàng cung thao luyện. Bất luận văn võ đều có thể đeođao kiếm. Kết quả đương nhiên không cần nói cũng biết, Hiệt Lợi bị LýTĩnh đánh cho đại bại, bị Lý Tông Đạo bắt sống, nhốt ở Trường An trởthành một Đại tướng quân.

Sau khi Đỗ Hà được nghỉ học, lúc nào ra ngoài cũng mang theo bội kiếm trên người, vào hoàng cung cũng giống như vậy, chỉ khi gặp mặt Lý Thế Dân mới giao nộp binh khí cho hộ vệ của LýThế Dân.

- Lý đại nhân đã sai người đem binh khí tới, đang treo trên tường phòng ngoài.

Cung nữ cung kính nói, bưng chậu rửa mặt ra ngoài. Đỗ Hà tìm được bội kiếmcủa mình, đi tới dưới gốc liễu bên cạnh ao trong viện luyện tập. Gió nhẹ lướt qua, khẽ thổi nhành liễu liên tục lắc lư theo gió.

Đỗ Hà múa kiếm nhập tâm, chẳng biết tại sao đột nhiên nhớ tới bài thơ “Hiệp Khách Hành” của Lý Bạch, bất giác cao giọng ngâm:

- Triệu khách mạn hồ anh

Ngô câu sương tuyết minh

Ngân an chiếu bạch mã

Táp đạp như lưu tinh

Thập bộ sát nhất nhân

Thiên lý bất lưu hành

Sự liễu phất y khứ

Thâm tàng thân dữ danh

Nhàn quá Tín lăng ẩm

Thoát kiếm tất tiền hoành

Tương chích đạm Chu Hợi

Trì thương khuyến Hầu Doanh

Tam bôi thổ nhiên nặc

Ngũ nhạc đảo vi khinh

Nhãn hoa nhĩ nhiệt hậu

Ý khí tố nghê sinh

Cứu Triệu huy kim chuỳ

Hàm Đan tiên chấn kinh

Thiên thu nhị tráng sĩ

Huyên hách Đại Lương thành

Túng tử hiệp cốt hương

Bất tàm thế thượng anh

Thuỳ năng thư các hạ

Bạch thủ Thái huyền kinh.

Đỗ Hà vừa ngâm vừa múa kiếm, trường kiếm trong tay trong chốc lát đâm ravô số bóng kiếm, khí lưu lạnh lẽo tuôn ra từ thân kiếm trong nháy mắthóa thành đạo đạo quang điểm như bông tuyết, phảng phất như ngàn vạn đóa hoa đột nhiên nở rộ, đại khai đại hợp, sát ý tung hoành.

Đỗ Hàkhông kìm được hét dài, trong tiếng huýt gió tràn đầy ý tứ hào hùng. Bài thơ này của Lý Bạch tràn đầy khí khái phóng khoáng của một hiệp khách, ý cảnh tương hợp với “Thiết Huyết thập tam thức” của Thiết Huyết Đại Kỳmôn, hai bên chứng thực lẫn nhau, khiến cho kiếm thuật của hắn lại độtphá ý cảnh mới.

Đỗ Hà đột nhiên cảm giác có người đang nhìn lénmình, quay đầu nhìn lại, đã thấy Trường Nhạc công chúa vẻ mặt chấn độngđứng trong nội viện. Trường Nhạc công chúa vẫn mặc y phục màu trắng,ngoại trừ mái tóc màu đen, toàn thân nàng như tuyết trắng, khuôn mặtxinh đẹp tuyệt trần, giống như tiên nữ thiên cung.

*************

Tâm tình của Trường Nhạc công chúa gần đây rất phiền muộn, lúc nào trongđầu nàng cũng hiện lên hình ảnh vui vẻ của Đỗ Hà và Lý Tuyết Nhạn. Nàngsinh vào năm Vũ Đức thứ tư, xếp thứ năm trong số các tỷ muội, tên làĐoan Trang. Đây là một cái tên khiến cho người ta sinh ra tưởng tượng,khi nàng sắp trưởng thành, Lý Thế Dân không khỏi dương dương đắc ý vìcái tên của nhi nữ, bởi vì công chúa quả thật giống như cái tên củanàng, đoan trang đức hạnh, là một mỹ nhân dung mạo tuyệt đẹp. Chí Văn vì thế từng khen ngợi:

- Công chúa tựa như một vị tiên nữ, đem linh khí siêu phàm đến hoàng cung; vâng lời răn dạy của cha mẹ sư trưởng, tu thân lập đức…thanh cao trong sáng, xinh đẹp thoát tục, nàng giống nhưánh trăng chiếu rọi rừng cây xanh ngát, như nắng mới long lanh, sặc sỡlóa mắt.

Lời văn sâu xa miêu tả dung mạo của Trường Nhạc côngchúa vô cùng tinh tế. Đường Thái Tông cả đời đam mê thư pháp, vì vậy con gái của hắn cũng là một nữ nhân viết chữ rất đẹp. Trường Nhạc công chúa từng được người ta tán thưởng: “Những bức vẽ của Trường Nhạc công chúa, khiến gương sáng cũng lộ vẻ ảm đạm, khiến đóa hoa mùa xuân cũng bị chemờ vẻ đẹp tuyệt sắc.”

Một nữ nhân như vậy có thể nói được trờixanh vô cùng sủng ái, càng được hoàng đế, hoàng hậu Đại Đường cưngchiều, nhận được vô vàn yêu mến. Đáng quý hơn là, mặc dù Trường Nhạccông chúa nhận được rất nhiều sủng ái, nhưng nàng lại không hề kiêungạo, ngang ngược, giống như Trưởng Tôn hoàng hậu, rất hiền lành thụcđức, thật sự là một hiền thê lương mẫu đáng quý. Cũng chính vì tính cách của nàng như vậy, mới tạo ra cục diện hôm nay.

Trường Nhạc côngchúa hiền lành thục đức, cho nên nàng cũng không cự tuyệt hôn ước mà LýThế Dân xếp đặt lúc trước, trong đáy lòng nàng cũng thầm xem Đỗ Hà làtrượng phu tương lai của mình, chỉ vì lúc ấy Đỗ Hà chưa đến 12 tuổi, cho nên hai người mới không nóng lòng kết hôn.

Trường Nhạc công chúa đã âm thầm quan sát Đỗ Hà ba năm qua, vì vậy nàng có ấn tượng vô cùngsâu sắc về hắn, chỉ có điều tất cả đều là ấn tượng xấu. Nghĩ đến phuquân tương lai của mình có đức hạnh như vậy, cuối cùng nàng không chịuđược, mới làm ầm ĩ lên.

Hôn ước thuận lợi giải trừ,Trường Nhạc công chúa vẫn chưa cảm thấy thoải mái. Đỗ Hà thay đổi, chứng mấttrí đã khiến hắn trở thành một người hoàn toàn khác. Đỗ Hà đã biến thành một bậc thầy thư pháp có thể làm cho đệ nhất đại nho Đại Đường là Khổng Dĩnh Đạt bái sư, biến thành một cao thủ có thể đánh thắng Tiểu Bá Vương La Thông, biến thành một “đệ tử giỏi” có thành tích ưu tú, biến thànhmột công tử phong lưu ăn nói khôi hài, rất được nữ nhân yêu thích. Ngaycả phụ vương nàng cách đây không lâu đã tán thưởng Đỗ Hà giống như ĐỗNhư Hối, trở thành nền móng của Đại Đường.

Biến hóa long trời lởđất như vậy khiến Trường Nhạc công chúa hoàn toàn choáng váng. Đỗ Hà hôm nay không đến mức là phu lang lý tưởng của các thiếu nữ, nhưng lại làvị hôn phu lý tưởng của Trường Nhạc công chúa. Có tài hoa, có văn có võ, hơn nữa còn có thể cống hiến cho vương triều Đại Đường, trở thành cánhtay phụ tá đắc lực cho phụ hoàng nàng.

Đối mặt với một Đỗ Hà thay đổi hoàn toàn như vậy, tâm thái của Trường Nhạc công chúa cũng chậm rãi thay đổi, oán niệm và ấn tượng khắc sâu ba năm qua dần trở thành mộtthứ tình cảm mới. Nếu thứ tình cảm tích lũy nhiều năm này bạo phát rangoài sẽ giống như Hoàng Hà vỡ đê, không thể nào vãn hồi.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv