Thứ ba, chuyến bay của Lý Mậu nửa đêm mới đến nơi.
Trong nhà, Kỷ Nguyên bật một chiếc đèn bàn, xem sách giải trí, chờ anh trở về.
Nửa đêm đói bụng, cô không bạc đãi chính mình, uống trà lài, ăn bánh ngọt, chẳng thể nào an nhàn thoải mái hơn vậy.
Bánh ngọt là mua hồi tết, Kỷ Nguyên nhớ tới Lý Mậu đưa cô đi dạo chợ hoa đón xuân.
Chợ hoa xuân bán hoa hàng năm, lan hồ điệp tươi đẹp, dùng chậu sứ màu vàng hình chiếc thuyền nuôi dưỡng, được chủ sạp đặt ở vị trí bắt mắt nhất.
Trúc phú quý từng chậu từng chậu một, bó thành bảo tháp hình trụ, xanh tươi um tùm. Cây quýt cao to, trên nhánh mang theo vô số quả quýt, sắc đỏ tươi đẹp. Hoa đào cắt ngắn toàn bộ, ngâm trong nước, mùi hương thoang thoảng.
Đèn lồng đỏ câu đối xuân treo chi chít, chợ năm mới mỗi năm một lần bình thường không có loại náo nhiệt này.
Ai cũng muốn đi ra dạo một vòng.
Chợ hoa người đông nghìn nghịt, cha mẹ cõng con cái, đứa trẻ cầm một cây kẹo mạch nha, cầm chong chóng đầy màu sắc, trên đường quay qua quay lại nhìn xung quanh, ánh lên màu xanh của bầu trời xinh đẹp.
Cả hôm đó, Kỷ Nguyên đều rất vui vẻ. Lý Mậu nắm chặt tay cô, không để đám người chen chúc tách ra.
Anh chu đáo thốt ra một câu với cậu, nếu xảy ra giẫm đạp, ngã xuống đường rồi thì nhớ ôm đầu, nằm cuộn mình lại, đừng để đầu và ngũ tạng lục phủ bị đạp hỏng, đợi người ta qua rồi, em liền an toàn.
Trong lòng Kỷ Nguyên có muôn vàn cảm xúc khó tả, đại cát đại lợi, năm mới cô không muốn bị ngã xuống phố đâu.
Anh nói xong liền nở nụ cười, làm như chẳng có gì, đưa cô đi tới chỗ nhiều người nhất chơi.
Trong ban công, một tiệm rượu lâu đời sẽ làm ra một vài loại bánh ngọt kiểu Trung.
Kỷ Nguyên cũng không ham những món cụ già trẻ con mới thích ăn, dính răng mềm dẻo.
Nhưng anh đều mua mỗi thứ một chút, gom lại rất nhiều, đặt ở trong nhà.
Kỷ Nguyên ăn từ tháng hai tới tháng tư, làm sao cũng ăn không hết.
Cô ăn no rồi, kiểm tra bảng thông báo sân bay, chuyến bay của anh tới trễ.
Cô khép sách lại, đánh răng rửa mặt, không nói nghĩa khí lên giường đi ngủ.
Anh đã từng dặn cô, không được thức khuya.
Ba bốn giờ sáng, Lý Mậu trở về, phòng khách vẫn để đèn, anh bỏ hành lý xuống, sợ đánh thức Kỷ Nguyên, anh vào phòng tắm của phòng ngủ dành cho khách đi tắm.
Thay đổi quần áo sạch sẽ, Lý Mậu vào phòng ngủ, thấy Kỷ Nguyên đắp chăn ngủ say.
Anh không ở nhà, cô cũng chỉ ngủ nửa giường, mái tóc dài tựa như thác nước đen tuyền, cô ngủ không ngoan, lộ ra cánh tay trắng như tuyết.
Anh nhẹ nhàng nâng tay cô lên, nhét vào trong chăn.
Năm ngoái, hai người ngồi tại mảnh sân ngoài trời ăn anh đào, ngắm ráng chiều xinh đẹp, trong lòng anh dâng lên cảm xúc dịu dàng, rất giống như hiện tại.
Ngày hôm sau, Lý Mậu dậy muộn, Kỷ Nguyên nghỉ làm.
Hai người mười giờ ăn xong bữa sáng, ngồi ở ban công mang ánh nắng ấm áp, giống như cụ già về hưu, uống trà, đánh cờ tướng.
Lý Mậu thấy Kỷ Nguyên chống cằm, ánh mắt chăm chú nhìn bàn cờ, trên tay còn nhẹ nhàng vân vê một con mã vừa thắng được, có loại ngây thơ đáng yêu nói không nên lời.
Anh nhoài người tới, khẽ khàng cắn môi cô một cái.
Khuôn mặt Kỷ Nguyên ửng đỏ trong nháy mắt.
Lý Mậu mỉm cười nói: “Anh quên mất, em học toán. Nói mới nhớ, học kinh tế, đều rất xem trọng việc học toán.”
Kỷ Nguyên hỏi: “Thật sao?”
Anh cười nói: “Những học giả không thể giành giải Nobel toán học, sau đó học kinh tế hai năm, có thể giành giải Nobel kinh tế. Có thể thấy rõ, toán học là nền tảng của kinh tế học.”
Kỷ Nguyên nhoẻn miệng cười.
Lý Mậu nói: “Trong phòng sách có một bản gốc tiếng Anh về kinh tế lượng, chờ em đọc xong rồi, chúng ta có thể cùng nhau dựng một mô hình để chơi.”
“…”
Ai ăn no muốn đọc kinh tế lượng bản gốc tiếng Anh chứ, còn dựng mô hình chơi…
Kỷ Nguyên hỏi: “Mấy giờ đi qua mừng thọ cậu anh?”
Lý Mậu nói: “Buổi chiều hẵng qua. Trong nhà đặc biệt mời đội múa sư từ từng đoạt giải thưởng để mừng thọ, em theo anh đi xem náo nhiệt thế nào?”
Kỷ Nguyên nói được.
Chuông cửa vang lên, Kỷ Nguyên mở cửa, là Lam Dĩnh.
Lam Dĩnh mặc trang phục mùa xuân thời thượng, xinh đẹp lộng lẫy, cười nói:
“Lý Mậu đang ở nhà phải không? Tôi tìm anh ấy.” Kỷ Nguyên không nói gì, mở rộng cửa ra.
Lam Dĩnh liền tiến vào.
Lý Mậu thấy rõ khách đến, nói một câu: “Anh đi giặt quần áo.”
Kỷ Nguyên nói: “Giặt mấy bộ trong giỏ quần áo ấy à? Hồi sáng em giặt cho anh rồi.”
Lý Mậu cười hỏi: “Vậy đã thấy những thứ anh mang về cho em chưa?”
Kỷ Nguyên nói: “Em không có thói quen lục lọi hành lý người khác.”
Anh cười nói: “Anh cũng không phải người khác.”
Cô không để ý tới anh, tiến vào phòng sách tự mình chơi.
Lý Mậu lấy ra món quà từ trong va ly hành lý, đi vào phòng sách, Kỷ Nguyên ngồi chơi trò chơi, chơi Pokémon.
Lý Mậu hỏi: “Tại sao Pokémon của em cùng tên với anh? Việc này không cần xin phép anh sao?”
Kỷ Nguyên chẳng buồn ngẩng đầu nói: “Trên đời nhiều người trùng tên trùng họ với anh lắm! Em muốn dùng thì dùng thôi!”
Lý Mậu nhoẻn miệng cười, lên dây cót hộp âm nhạc, đặt trước mắt cô.
Kỷ Nguyên dùng khóe mắt nhìn thoáng qua.
Trên bàn là một cái hộp sơn mài màu đỏ đen đang mở ra, kèm theo giai điệu, bốn năm con chim nhỏ bằng đồng lấp lóe ánh bạc lần lượt dâng lên, vỗ cánh lên xuống.
Sáu bảy đóa hồng tươi đẹp xoay tròn nở rộ, đóa xinh đẹp nhất nhả ra một con ong mật nhỏ màu vàng.
Con ong mật vỗ đôi cánh kim loại trong suốt, vang tiếng vo ve, tinh xảo vô cùng.
Kỷ Nguyên hoàn toàn bị thu hút.
Lý Mậu nói: “Đây là đồ cũ, không mua được ở ngoài phố.”
Cô hỏi: “Vậy anh lấy đâu ra?”
Anh nói: “Tình cờ lấy được.”
Cô vui vẻ, nói: “Thế em cố nhận vậy.”
Lý Mậu nhoẻn miệng cười.
Từ khi Lam Dĩnh vào nhà, cô ta vẫn bị gạt sang một bên. Cô ta đứng ở cửa phòng sách, hỏi: “Hơn một tháng nay, chúng ta mỗi ngày đều ở cùng nhau. Sao em không biết khi nào anh mua bảo bối này?”
Kỷ Nguyên tỏ vẻ thản nhiên.
Lý Mậu ôn hòa nói: “Em nên trở về rồi.”
Lam Dĩnh nói: “Em vừa tới.”
Lý Mậu ngẩng đầu liếc nhìn Lam Dĩnh một cái, nói: “Em tới rất lâu rồi.”
“…”
Lam Dĩnh bỗng nhiên hơi bùi ngùi. Cô ta tới rất lâu, từ lúc Kiều Kiều và Lý Mậu chia tay đến giờ, nhiều năm trôi qua như vậy, bên cạnh anh luôn không có vị trí của cô ta.
Lam Dĩnh không nói lời nào, sau một lúc lâu rốt cuộc bỏ đi.
Lý Mậu đứng bên cạnh hộp giữ nhiệt, mở nhạc Ba Tư chơi đùa với rắn.
Chị Quyên thờ ơ với anh.
Lý Mậu nói: “Gầy rồi, mặt cũng nhỏ.”
Kỷ Nguyên nói: “Trên mặt chị Quyên vốn đã không có thịt.”
Lý Mậu quay đầu nhìn Kỷ Nguyên, cười nói: “Em nhất định là rất nhớ anh.”
Cô hiểu, anh đang nói cô đấy.
Kỷ Nguyên hỏi: “Hôm nào anh đi?”
Anh đáp: “Thứ hai tuần sau.”
Kỷ Nguyên dần dần hiểu được, mọi việc sẽ không dựa theo ý cô, khó tránh khỏi hơi tịch liêu.
Lý Mậu nhìn cô chăm chú, ánh mắt hàm chứa tình ý, cười nói: “Nhóc Nguyên, chờ mùa hè anh trở về, chúng ta kết hôn được không?”
Kỷ Nguyên ngẩn ra.
Tại khoảnh khắc ấy, khuôn mặt anh hơi nghiêng qua, nhìn cô chăm chăm, ánh nắng rọi vào phòng, tất cả đều sáng ngời.
Nụ cười tươi của anh chiếu rọi vào đồng tử cô, trú ngụ trong cô.
Kỷ Nguyên chẳng hề đắn đo đồng ý với anh ngay.