Cappuccino

Chương 140



-Phong ơi, tôi tới lấy đồ đây!

Khi chỉ còn cách chừng vài phân. Giọng con nhỏ Nhung bỗng vang lênphá tan bầu không khí tĩnh mịt vốn có trong ngồi nhà tôi. Cả tôi lẫn con bé Mi đều giật mình mở to mắt hướng về phía cửa nhà nơi nhỏ Nhung đãđứng ở đó từ lúc nào. Bốn mắt nhìn 2 mắt hai mắt, hai mắt nhìn bốn mắtmột lúc rất lâu.

-Xin lỗi, chắc tui tới không đúng lúc!

Nhỏ nhung đỏ mặt, thừng lững bỏ ra ngoài khi thấy tình thế giữa tôi và Ngọc Mi. Tôi vội nhổm dậy chạy theo:

-Này này bà Nhung, chờ đã không như bà nghĩ đâu!

-Không như tôi nghĩ là như thế nào cơ?

-Thì, ây dà, con bé chỉ đến nhà tui chơi thôi mà!

-Chơi? Chơi trò này đó hả?

-Bậy, bà vào đây đã, người ta nhìn kìa!

Phải dùng đến khách quan kế, tôi mới miễn cưỡng lôi nhỏ Nhung vào nhà để giải thích rõ mọi chuyện.

Con bé mi giờ đã sửa lại tóc tai, mái tóc ngố ngang trán được chiếckẹp hình hoa thiêng diên vĩ kẹp lên làm tôi có phần nào an tâm.

-Giờ sao, hai người muốn nói gì?

Nhỏ Nhung ngồi vắt chéo chân chiễm chệ trên ghế.

-Thì như tui đã nói rồi đấy, chỉ là tai nạn thôi!

-Có thật là như thế không? Tui vẫn nghi cái mặt đểu của ông lắm!

-Thì đúng mà phải không Mi à không…Noemi?

Vừa nói tôi hướng mắt về con bé như tìm cứu cánh.

-Phải đó chị, em tên là Noemi, cùng trường với anh Phong và cũng là bạn gái của anh ấy!

-Bạn gái à? Vậy thì những chuyện kia cũng là thường rồi nhỉ?

-Hì, chị không biết đó thôi, anh Phong rất biết quan tâm đến em đó! Tuyệt đối không có chuyện gì đâu!

Con bé kể ra hàng loạt chuyện tốt mà tôi đã làm với nó cứ như nhữngchuyện đó là thật. Tất nhiên những chuyện đó là do nó tự nghĩ ra hoặclấy từ thực tế thêm mắm dậm muối vào. Dù vậy giọng nói nhẹ nhàng cộngvới cách nói chuyện của một tiểu thư gia giáo có thế khiến ai dù là khótính nhất cũng phải tin răm rắp.

Nhỏ Nhung đã bị đánh bại hoàn toàn, từ gương mặt lạnh lùng lúc mớivào, nhỏ đã chuyển sang gương mặt tò mò và cuốn hút theo những lời nóicủa của con bé. Chỉ mới thoáng qua, nhỏ Nhung đã nhảy sang nói chuyệnvới con bé Mi một cách tự nhiên như đã quen từ lâu, tôi đã biến thành kẻ thừa từ lúc nào.

Trong thời gian qua nhỏ đã tìm được nhà trọ mới cách nhà tôi khôngxa. Mặc dù ba tôi cũng đã nhiều lần khuyên nhỏ nên ở lại để an toànnhưng xem ra nhỏ thích tự lập hơn. Lần này nhỏ đến là để dọn hết số đồcòn lại trong phòng.

-Em quen anh Phong lâu chưa?

Vừa xếp đồ nhỏ Nhung quay sang trò chuyện với bé Mi cũng đang xếp đồ phụ cạnh bên. Tôi lại đóng vai người thừa.

-Dạ, chắc cũng được 2 tháng rồi chị!

-Chị thật là tò mò làm sao hai người quen nhau đó, kể chị nghe đi!

-Hông có gì đâu chị, tại anh Phong cứ lẽo đẽo theo em hoài, lâu cũng thấy tội!

Có một chút bực bội khi nghe con bé nói thế. Nhưng tôi chỉ biết cắnrăng cười méo xệch khi nhỏ Nhung nhìn tôi chọc quê. Đã đóng vai ngườithừa thì đóng cho tròn vậy.

Do đồ ít nên nhỏ Nhung không ở lại lâu, ngồi nói chuyện với con bé Mi một lúc là nhỏ lại lật đật xách đồ về. Bé Mi do còn ngại khi mặc bộ đồđá banh nên chỉ tiễn đến cửa nhà. Ra đến trước cổng, nhỏ Nhung khựnglại:

-Này, nghe tôi nói đây ông Phong!

-Gì, cần tôi chở đồ về chỗ trọ à?

-Không phải, về Noemi ấy, Con bé rất tốt ông cố mà giữ lấy!

Không để tôi kịp trả lời. Nhỏ quay đầu xe, nhắc thêm:

-Ông biết địa chỉ phòng trọ tôi mà, có rảnh dắt nó sang chơi nhé!

Tôi nhìn theo làn tóc bay bay của nhỏ Nhung mà không khỏi có một chút chạnh lòng. Vậy là từ nay tôi lại ở nhà một mình nữa rồi, mặc dù tôi đã ở như thế nhiều năm về trước. Chỉ nghĩ đến việc phải tự nấu đồ ăn mỗingày là tôi lại rùng mình, chắc lại ăn mì gói thay cơm.

Tôi trở vào nhà với tâm trạng khá hoang mang. Vừa nãy nếu không cónhỏ Nhung bước vào mọi chuyện có lẽ đã phức tạp thêm. Tôi đứng ngoàicửa, nghía đầu vào dò xét chứ không dám vào thẳng, tôi như mất tự nhiêntrong chính căn nhà của mình.

Con bé vẫn ngồi trên ghế sô pha và tất nhiên vẫn mặc chiếc áo đấu đó. Gương mặt thon nhỏ khẽ cười theo tiểu phẩm hài trên TV chẳng có nét gìlà ngượng ngùng cả. Tôi thắc mắc liệu con bé có như tôi lúc này, tim đạp thình thịch và chân run rẩy?

-Anh Phong, sao còn đứng ngoài đó, không sợ nắng sao?

Đôi mắt nai đã tìm thấy tôi còn thập thò ngoài cửa.

Nắng dần xuất hiện liếm nhẹ trên gót chân làm tôi phải dịch về trướcmột đoạn, chẳng những vậy nó còn leo lên vai tôi tinh nghịch như muônđẩy tôi vào nhà theo cách truyền thống mà một thằng bạn thân hay làmtrước người bạn nhút nhát của mình.

Tôi bước vào nhà, rụt rè như ngay đầu cô dâu ra mắt. Thoáng nhìn đôimắt nai sáng lên theo màu nắng, tôi bước có phần rụt rè hơn, cảm giácnhững lằn xi măng tôi đang bước lên giữa hai miếng gạch lót chính là sợi dây treo tòn ten trên không trung.

-Anh bị sao đó có cần em giúp gì không?

Con bé lại chu miệng uống nước, nó cầm ly nước bằng hai bàn tay béxíu, từng ngón tay bấu chặt vào thành ly như thể một cô bé hạt tiêu vàchiếc ly nước khổng lồ.

-Hề không sao, em sao rồi!

Tôi ngồi vào ghế, tự trách mình hỏi một câu không đâu ra đâu.

-Em có sao đâu, câu này nên hỏi anh mới đúng!

-Thì…anh cũng có sao đâu!

Thêm một lần nữa tôi lại tự trách mình với câu trả lời không đâu ra đâu.

Khoảng lặng tĩnh mịt lại bao trùm lấy tôi và Ngọc Mi, cả hai đều ngồi bất động nếu có một cử động nào, chắc chỉ là do con bé Mi vơ lấy lynước trên bàn để uống. Nhưng tôi là người không thích sự yên lặng, vớitôi nó còn khó chịu hơn việc phải đối mặt với con bé.

-Gần tới giờ cơm rồi. – Cuối cùng tôi cũng nói, quay đầu sang phía con bé, tôi biết đã đến buổi trưa. – Em về chưa Mi?

-Quần áo chưa khô, em không về được đâu! – Ngọc Mi nói bằng giọng ấpúng, nó nói như thể đi dép trong bụng tôi – Anh đừng lo, em gọi về nhàrồi!

-Gọi về nhà à?

-Ừa, hôm nay chắc em ăn cơm ở nhà anh đó!

Câu nói của con bé như một mũi tên bắn thẳng vào tim tôi. Có chút rạo rực, tôi nói:

-Mà…anh chưa nấu cơm, cũng chưa có đồ ăn!

-Thế thì tụi mình đi chợ!

Nó tròn mắt như thế đó chỉ là vẫn đề nhỏ nhặt mà tại sao tôi lại hỏi với khuôn mặt còn hơn đi viếng mộ.

-Vậy là giờ tụi mình đi chợ?

-Còn sao nữa, à mà… – Con bé đột nhiên ngập ngừng – Anh có áo khoác không, dày tý càng tốt.

-Ủa sao thế, em cũng có áo khoác mà!

-Anh hông cần biết, em kếu lấy thì lấy đi!

Con bé cố đẩy lưng tôi đi, hai má nó đỏ lựng.

Chẳng còn cách nào khác, tôi phải chạy lên lầu lấy chiếc áo khoácxuống cho có bé mà mãi đến khi ra khỏi nhà tôi mới biết được nó dùngđể…che.

Chợ buổi trưa cũng không còn gì nhiều, đa phần ra rau củ quả các loại và tôi cũng không phải là người chọn lựa. Tôi đi sau con bé Mi phụtrách xách đồ cho nó, điều đó cũng không cản được những cặp mắt tò mòcủa mấy bà trong chợ. Vì quá quen mấy bà này mỗi lần đi chợ nên đi đếnđâu tôi liền bị hỏi đến đấy, nhưng câu hỏi chỉ có một:

-Bạn gái của con đó à, sao mà dễ thương quá vậy!

Mấy bà đó thắc mắc là điều dĩ nhiên thôi, vì trước đây tôi thường đivới nhỏ Nhung, mà nhỏ thì chắc chắn không thể so bì với Noemi được,Hoàng Mai thì đã lâu nên chắc cũng không ai còn nhớ, mặc nhiên mọi sựchú ý đều đổ dồn vào cô bé mắt nai xinh xắn này.

Bọn tôi ra xe về nhà với bọc rau thịt đầy vun mà mỗi lẫn đi chợ tôichỉ mua bằng một phần ba như thế. Vừa quay một vòng pê đan lấy đà, tiếng thằng Huy đã cất lên:

-Ê Phong, chờ đã!

Tiếng nó cất lên từ sau lưng, nó phóng cực nhanh đến sát cạnh bọn tôi:

-Gặp mày ở đây hay quá!

-Sao thế, tìm tao có chuyện gì?

-Chiều rảnh không lên sân cát đá banh với tụi bên đường 17!

-À, chuyện này…

Tôi lưỡng lự nhìn sang phía bé Mi và một lần nữa nó đi dép trong bụng tôi:

-Không sao, em sẽ đi cùng anh!

-Thế nhé, tao đi mua đồ đây!

Chỉ cần bấy nhiêu đó, thằng Huy nhìn tôi cười nửa giễu nữa thật rồi quay đầu xe đạp về khu chợ và mất hút trong đó.

Tôi đưa con bé về nhà để nấu bữa trưa cho hai đứa. Đây là lần đầutiên tôi được nhìn thấy bé Mi trổ tài nấu ăn của mình. Đúng thật là được dạy dỗ theo nề nếp từ nhỏ có khác, bàn tay bé tý của con bé cứ thoănthoắt qua lại hệt như một đầu bếp thực thụ.

Trong một khoảnh khắc nào đó tôi chợt nhớ đến dáng hình của Hoàng Mai nhưng lại vụt đi nhanh cũng như đến:

-Nè anh đứng đó làm gì, phụ em rửa rau đi chứ!

-À rồi, xong ngay đây!

Sau buổi trưa linh đình cùng Ngọc Mi, tôi chở con bé đến bãi cáthoang gần đường Nguyễn Hữu Thọ để tụ tập đá banh cùng tụi đường 17.

Con bé Mi lúc này đã thay bộ áo đấu ra, dĩ nhiên quần áo của nó đãkhô từ lâu rồi. Tôi chỉ mặc lại được cái áo đấu bayern thôi, còn chiếcquần thì bất đắc dĩ phải lấy một chiếc quần sà lỏn cùng màu thay vào,công nhận cái áo thơm cực.

Chở con bé qua những con đường mà thường ngày nó ít lui tới, tôi cốtìm mọi chuyện để nói với nó nhầm tránh khoảng lặng khó chịu. Tôi tìm đủ thứ từ những của hàng bánh kẹo mà hai đứa đi ngang cho đến những ngôitòa cao ốc đang xây còn ngổn ngang, có nhưng lúc bí chủ đề tôi còn nghĩ đến cả chuyện học.

Đoạn đường đến sân cát không xa, nhưng chủ đề thì lúc nào cũng thiếu. Chỉ nói chuyện qua loa được một lúc, tôi lại nín thinh như tờ, mắt cứláo lia khắp nơi để tìm những thứ hay ho đến nỗi suýt lao vào cả cộtđiện. Lần này đến lượt con bé lên tiếng:

-Phong này, có thật là anh đã ở chung với chị Nhung từ đầu năm lớp 11 tới giờ không?

Tôi đứng hình vài giây trước khi cười xuề xòa:

-Ừ, thì chị Nhung chỉ ở nhờ để tìm nhà trọ thôi!

-Thật chứ? – Nó tròn mắt nai.

-Thật mà, anh với chị đó cãi nhau còn không hết, khoảng thời gian đó anh ít khi ở nhà lắm!

-Hì…!

Con bé không hỏi gì, chỉ mỉm cười. Nụ cười của con bé như một cơn gió hạ thoảng qua tim tôi, tuy có một chút bức rức nhưng lại ấm nóng vàvương vấn một chút hơi xuân. Thật đặc biệt.

Bọn tôi đến sân cát khi tiết trời con nắng chang chang vàng. Bọnđường 17 chắc là đang ở giữa sân vờn banh với nhau, xa xa ở góc sân làtụi thằng Huy cùng một vài thằng trong xóm tôi đang tụm ba tụm bảy tròchuyện, tôi nhận ra được nhờ tấm lưng to bản của thằng Huy.

Không cần phải gọi bọn nó, khi tôi nhả pê đan để chạy đà đến gần sân, cả bọn đã dán mắt ngay vào Ngọc Mi chỉ trong cái nhìn đầu tiên. Sự việc này không nằm ngoài dự kiến. Việc dẫn con gái vào sân đá banh là mộtviệc cấm kị và khi nhỏ con gái đó càng đẹp càng có nguy cơ đổ máu. Tôiđã lường trước được sự việc nên chẳng tỏ ra hãnh diện gì chỉ âm thầm dẫn con bé đến chỗ tụi thằng Huy, dù vậy những đôi mắt thềm thuồng đó vẫncố bám theo.

-Sao rồi tụi mày, đang bàn tán gì đó!

Tôi ngồi xuống vỗ vai thằng Huy, để bé Mi ngồi cách mình một khoảng.

-Đang bàn chiến thuật đây, tụi nó to con quá, tao sợ tụi bây không càn lại thôi!

-Sợ gì, to con thì chuyền nhanh, tao thấy tụi nó ụt ịt! – Tôi nhún vai gỏn lọn.

-Trước khi mày đến là vậy nhưng sau khi mày đến…– Nó nhíu mày nhìn con bé Mi tỏ vẻ ái ngại – tao cũng không chắc đâu!

Quả thật là nhìn ánh mắt ganh tức của tụi nó tôi đã đoán được vàiphần. Con bé Mi như hiểu chuyện, nó nhìn tôi bằng ánh mắt hoang mang.Tôi biết đây không phải là lỗi của nó, đó hoàn toàn là do máu ganh tỵ củabọn kia, thế nên tôi cười xòa:

-Không phải tại em đâu mà lo, xem bọn anh đá nhé!

Dù vậy nhưng thực sự là tôi rất lo, chẳng thà không chở con bé theotôi có lẽ đã thoải mái hơn, nhưng đã chở đến đây rồi tôi không để nóphải thấy bọn tôi thua te tát được. Tôi quay sang thằng Huy

-Sao mà hẹn kèo với tụi nó chi vậy?

-Ai mà biết đâu, hồi sáng cái thằng cắp kèo với tao nhìn như con chuột, tới đây thằng nào thằng nấy như con voi!

Nó nói, nhìn một lượt cái tụi to con đang đá ngoài sân, lắc đầu ngao ngán. Tôi thút tay nó:

-Ê mày, hay giờ gọi thêm thằng Toàn lên!

-Ờ, tao cũng tính vậy, nếu không hổ mặt đám Tân Quy tụi mình hết!

-Ừ, vậy để tao!

Thế nhưng khi gọi cho thằng Toàn:

-Alô tao đây, mày trả lời được 3 câu hỏi rồi à?

-Không phải, giờ rảnh không lên sân cát đá giúp bọn tao trận đi!

-Đù, có gấp không tao đang ở nhà với bé Phương!

-Cái gì???

-Tao đang ở nhà bé Phương, bọn mày cứ đá đi có thể tao lên trễ tý!

-Thế nữa cơ à?

-Vậy nhé, cứ đá giữ chân với bọn nó đi!

Nó cúp ngang như đang có chuyện gấp.

Nhiệm vụ của chúng tôi bây giờ là phải đá hoãn binh chờ tụi thằngToàn đến. Thoáng nghe qua rất dễ, nhưng việc đó lại khó vô cùng. Ngườita thường nói công dễ thủ khó, phòng thủ trong bóng đá là cả một nghệthuật.

Không phải chúng tôi sợ thể hình bọn nó cao to nên không dám tấncông. Khi trận đấu bắt đầu bọn tôi đã bàn với nhau rằng sẽ đánh đòn phủđầu ngay từ đâu trận đấu để đánh vào tâm lí đối phương.

Pha bóng xuất phát từ cánh trái do thằng Bình cướp được bóng từ tiềnđạo đối phương, nó nhanh chóng chuyền bổng lên qua đầu thằng tiền vệ đến thẳng chỗ của thằng Huy. Nó tiếp bóng rồi ngoặc sang biên qua được mộtngười. Nó dốc bóng rất nhanh trái ngược hoàn toàn với thể hình to concủa nó.

Một thằng hậu vệ lao lên Huy đô quyết định ngoặc vào trung lộ với ýđồ sọc thẳng bóng cho tôi. Tuy nhiên thằng hậu về đó không nhắm vàobanh, nó thu chỏ lao vào Huy đô như đoàn xe lửa.

Lường trước được sự việc, Huy đô bẻ hông hết cở chuyền ngang qua chothằng tiền vệ đội tôi đang lao lên trước khi bị hất tung khỏi đườngbiên.

Nhận được banh, thằng tiền vệ chẳng còn đường nào khác ngoài chuyềnngay lên cho tôi. Nhưng đối phương có lẽ đã biết trước sự việc. Khi banh còn chưa tới chân, tôi đã bị thằng hậu vệ đối phương lấn sang một bênhòng ngăn tôi nhận được.

Tôi thu người tận dụng thể hình nhỏ con hơn dịch ra trước làm nó hơibất ngờ nhưng cũng nhanh chóng sau nó lại lấn lên. Lần này cộng với cúthúc chỏ của mình, nó đã đẩy bật tôi ra khỏi đường banh không quên tặngkèm cú nhếch môi:

-Nhãi nhép!

Kể từ lần đó, đội tôi không dám dâng cao tấn công, mỗi lần có banhphải chuyền nhanh ngay nếu không muốn bị tụi nó tông cho té nhào. Khổ là vậy, chỉ có chuyền nhanh thì chỉ ở mức phòng thủ, muốn chuyền nhanh tấn công thì phải có thành phần chủ chốt là thằng Toàn ở tuyến giữa phốihợp cùng với Huy đô mới có thể mang lại sức mạnh tối đa. Còn bây giờ bọn tôi cứ phải phòng thủ.

Có những khi bọn nó sút cầu may, banh cứ hụt lia lịa, nhưng một khiđã sút chính xác, thủ môn bọn tôi phải đỡ banh mà mặt méo xệch đi, tiếng đỡ banh nghe chát chúa.

Điều không may đã đến, thằng Bình đón bóng không tốt làm trái banhvăng ra xa ngay trên đường thằng tiền đạo chạy lên. Nó hốt hoảng lao tới cứu banh nhưng không kịp, thằng tiền đạo đã tận dụng đường banh đó tung một cú vô lê như sấm chớp về phía khung thành.

Thằng thủ môn bên tôi giật mình dùng cả hai tay đỡ khiến bóng bật trở lại vòng cấm. Đang ngon trớn thằng tiền đạo lao lên định tung thêm mộtcú sút bồi ghi bàn. Trong khoảnh khắc đó, thằng Tú đá nhanh nhẹn xoạcbóng khỏi tấm sút của nó, nhưng thằng tiền đạo vẫn không ngừng, sẵn trớn đó nó sút luôn vào bắp đùi thắng Tui khiến nó la oái lên ôm chân.

-Khốn nạn, tụi bây chơi thế à?

Thằng Huy điên tiết quát thẳng vào mặt thằng tiền đạo.

-Chơi thế là chơi sao, bọn tao đá đàng hoàng nhá!

-Đá đàng hoàng mà thế à – Nó chỉ vào thằng Tú đang nằm ôm chân – đá cái mế!

-Giờ tụi bây có đá không?

-Tụi mày…

Thằng Huy xăn tay áo lên định động thủ, tôi vội chạy đến:

-Thôi đá đi, đánh đấm cái gì?

-Mịa nó, bực quá!

Nó thở hắc một hơi rồi trở lại vị trí.

Bọn tôi đã phải chịu sự tra tấn của bọn nó trong suốt gần nửa tiếngđồng hồ, đã có không ít sự va chạm sau đó nhưng bọn tôi vẫn cố chịu đựng và đá tròn vị trí của mình chờ đợi đến khi viện binh đến.

Khi tất cả gần như đã bầm dập Toàn phởn mới đạp xe cời cời đến từ xa. Nhìn cái tướng đạp xe thư thái của nó mà bọn tôi đã tức điên lên. Nódựng xe vào bãi, thoáng nhìn thấy bé Mi nó cười chào rồi quay sang bọntôi:

-Sao rồi chúng mày, ăn mấy trái rồi?

-Mấy trái cái mế, vào nhanh không chết cả lũ!

Toàn phởn cởi chiếc áo khoác rồi vào thay cho thằng tiền vệ đội tôigiờ này đã lật lừ hết sức chiến đấu. Bọn đường 17 cũng chẳng có ý kiếngì về việc thay người, họa chăng là có thêm một người mới cho nó hành hạ mà thôi.

Có Toàn phởn, lối chơi của dội tôi mạch lạc hơn, không thường xuyên mất bóng ở giữa sân do lối chơi thô bạo nữa.

Khi Toàn phởn có bóng, mấy khi đối phương có thể lấy được. Với thểlực còn sung sức do mới vào sân, nó nhanh chóng khuấy đảo đội hình đốiphương bằng vô số những động tác kĩ thuật điêu luyện ngay khi mới vàosân.

Trong một tình huống, Toàn phởn nhận được banh của thằng Tú ở đầu sân nó nhanh chóng dẫn sát ra biên lao vút đi theo sở trường. Một thằng hậu về lao nhanh ra với miếng đánh ép cùi chỏ sát vào người. Toàn phởn phán đoán rất nhanh nhạy, nó dốc bóng sang ngang 180 độ né nhanh cú lao làmthằng hậu vệ đó mất đà lao hẳn ra ngoài biên.

Dẫn đến sát góc trái nó bẻ vào chuyền ngược lại cho thằng Huy ở tuyến hai nhưng nó không sút, chỉ làm một động tác giả gây bất ngờ cho đốiphương rồi dẫn nhanh qua biên phải thu hút hậu vệ đối phương.

Chỉ chờ lúc đó, nó đảo chân, bật ngược lại cho tôi lúc này đang lao xuống từ vạch giữa sân:

-Bốp…

Tuy có hơi mất đà vì đường chuyện mạnh của thằng Huy, tôi vẫn bungsức hết cỡ, tung một cú trái phá về phía khung thành đối phương.

Thủ môn bên nó hốt hoảng quơ quàng tay chân nhưng may mắn làm sao banh trúng ngay người nó văng ngược ra ngoài.

Huy đô đón được đường banh đó chuyền ngược lại cho tôi. Ngay tức khắc cả đám hậu vệ bên nó lao nhanh đến vì tưởng tôi sẽ lại tung một cú trái phá. Nhưng không.

Thoáng thấy khoảng trống bên phía của Toàn phởn, tôi nhanh chân chuyền sang nó trước khi bị đám hậu vệ tông cho bật ngửa ra sau.

Bóng vẫn đến được chỗ của Toàn phởn. Nó xoay hông tung luôn một cú đá nối vào góc xa khung thành. Trái banh đi rất xoáy, nó đập vào cột dọcrồi xoáy từ từ vào khung thành làm cả bọn đường 17 ai nấy đều ngệch mặtngỡ ngàng.

-Đệt cụ, vào….!

Toàn phởn chạy đến giữa sân nhảy cẩn lên ăn mừng.

-Hay lắm con chó!

Huy đô cũng chạy đến vò đầu thằng này ăn mừng.

Bị dẫn trước 1 trái, sắc mặt của tụi đường 17 đã thay đổi, gân guốt,xám sịt. Sau bàn thắng này, chắc chắn bọn nó sẽ dân lên chơi lăn xả hòng kiếm bàn hỡ hòa. Đội tôi đã biết trước được điều đó và tổ chức chơiphòng ngự phản công rất chắc. Và có lẽ đã gia tăng cách biệt nếu thằngHuy không dứt điểm bóng đập vào cột dọc ra ngoài trong một tình huốngphản công.

Bị dẫn bàn và bế tắc trong tấn công, bọn đường 17 bắt đầu ức chế vàliên tục có những tình huống vào bóng ác ý. Cũng chẳng sao thời gian của trận đấu sắp kết thúc, bọn nó chỉ là vùng vẩy trong tuyệt vọng mà thôi.

Viễn tưởng nạn nhân của những pha vào bóng ác ý chỉ có ở trong sân,nhưng không. Trong một pha cản bóng của thằng Bình, bóng văng gần ra mép biên. Chỉ cần để bóng chạy ra ngoài tụi nó đã có thể hưởng được một quả đá biên vào. Tuy nhiên thằng tiền đạo đó không muốn như thế, nó laohùng hụt đến trái banh, co giò sút hết lực ra ngoài.

Trái banh đi thẳng, trúng ngay vào người của bé Mi đang ngồi xem ở ngoài làm con bé la thất thanh, ngã xuống nền cát.

-Thằng chó chơi bẩn!

Tôi vội vã chạy đến chỗ Ngọc Mi không quên xả thẳng vào mặt thằng tiền đạo một câu.

Con bé bị bầm ở cánh tay, ở chỗ bị banh va trúng hiện rõ cả hình gânbóng. Tôi hốt một nắm nước đá từ chiếc xô chà lên cánh tay, để thật lâucho đến khi con bé cắn môi rít lên:

-Đau…hức!

-Biết đau là tốt rồi! Anh xin lỗi!

-Sao anh phải xin lỗi?

Con bé ngước lên nói với giọng đầy hơi nước.

-Thì đã dẫn em tới đây, bị tụi nó đã trúng!

-Không sao đâu, tại em làm bọn nó ghét tụi anh mà!

-Sao rồi em gái, có bị thương chỗ nào không?

Thằng tiền đạo lù lù đến chỗ tôi, giọng mỉa mai. Tôi đứng dậy rít lớn:

-Ê, mày đá trúng người ta xong mà còn nói vậy à!

-Ờ thì xin lỗi!

Nó kênh mặt lên hầm hố.

Ngọc Mi cầm chắc tay tôi với vẻ mặt hoang mang. Nó biết nếu không giữ tay tôi lúc này có lẽ thằng nó đã bị tôi tọng cho một cú vào mặt, hoặctệ hơn là không lết về nhà được. Nhưng dẫu sao con bé đã ngăn một cuộcẩu đã xảy ra trông thấy.

Cuối cùng bọn tôi cũng thắng nhưng cả đội chẳng ai lành lặn ngoài cuToàn vào sau chỉ bị hất ngã một lần. cả bọn ra về vè chẳng hẹn một lầnnào tái đấu với bọn đường 17 mặc dù khi thu xếp ra về bọn nó đã có hẹnvài lần.

Chiều ngã nắng trên con đường bạc màu.

Những tia nắng yếu ớt cố bám víu lấy những mái nhà, một vài tia nắngđu mình trên những cành cây. Chúng ngoan cố không muốn rời đi

Trời bây giờ bóng tối vẫn còn là xa vời.

Suốt chặng đường về nhà con bé tôi luôn miệng hỏi thăm về vết bằmtrên tay nó mà không khỏi lo lắng. Một phần cũng vì nếu bị ba mẹ nó thấy được, chắc chắn tôi là người bị lôi ra đầu tiên. Mọi chuyện sẽ trở nênrắc rối hơn nếu thật là như thế.

-Không cần lo đâu, ở nhà em sẽ mặc áo tay dài để che mà!

Lại một lần nữa nó chứng minh khả năng đi dép trong bụng của mình. Nó hồ hởi:

-Mà cũng nhờ anh em mới biết ở đây còn nhiều chỗ thú vị như vậy đó!

-Ừ, mai mốt anh dẫn chỗ vui hơn!

Tôi đáp và cũng cười theo, nhận thấy vừa trả lời hơi vạ miệng nhưng tôi lại không nghĩ ra câu nào phù hợp hơn.

-Mà anh Phong này…

-Sao thế?

Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy con bé đột nhiên ngập ngừng.

-Từ sáng đến giờ anh không thắc mắc em đến nhà anh vì lí do gì sao?

-À, nhắc mới nhớ, hề hề!

-Anh đúng thật là… – Con bé thở một hơi dài đánh nhẹ vào lưng tôi – Em đến nhà anh để nói với anh một việc thôi!

-Việc gì thế?

Vừa lúc đến nhà con bé, tôi thắng nhẹ dừng trước cổng.

-Ngày 15 tháng 2 là sinh nhật em, anh nhớ dự nhé!

Con bé nhìn tôi cười thật tươi rồi đi nhanh vào nhà. Nó đâu biết rằng cái thằng con trai đang đứng ngoài cổng đã hóa đá từ lúc nào.

“15/2 là sinh nhật Ngọc Mi”

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv