Chuông điện thoại vẫn cứ ngân vang mà con bé Mi chẳng thấy tăm hơiđâu cả. Những ý nghĩ về việc nghe điện thoại vẫn cứ lởn vởn trong đầutôi chẳng thể nào dứt ra được. Số của nàng vẫn cứ hiện khiêu khích trênmàn hình. Liệu khi bắt máy rồi tôi sẽ nói gì đây, hỏi thăm sức khỏe cửanàng ư? Nhưng quan trọng nhất là nàng có trả lời lại khi biết tôi đangnghe điện thoại không? Cả tâm trí tôi giờ này chỉ tập trung duy nhất vào chiếc điện thoại đang run bần bật trên tay.
Nhưng rồi tôi cũng đi đến quyết định cuối cùng, ngó xuống cầu thang một lần nữa, tôi run rẩy bắt điện thoại:
-Alô, Mi đó hả, sáng giờ bận quá không chúc mừng năm mới em được, hôm nay sao rồi, mọi việc vẫn bình thường chứ?
-…
Tự nhiên lúc đó tôi khựng miệng chẳng nói được lời nào mặc cho NgọcLan cứ nói luyên thuyên như chưa hề biết danh tính của người ở đầu dâybên kia.
-Sao thế, em gặp chuyện gì à? Sao không trả lời chị?
-…À!
-Qui êtes-vous? Maman? (là ai vậy, mẹ à?)
Thấy không thể tiếp tục kéo dài, tôi bèn lấp bấp mở lời:
-À, là Phong đây, mình…
Chưa kịp nói hết câu, nàng đã nhanh chóng cúp máy chỉ để lại những tiếng tút tút làm tôi thấy bần thần cả người.
Làm sao chứ, nàng không muốn nói chuyện với tôi hay sao, tại sao khivừa nghe tiếng tôi nàng lại tắt máy thay vì vui vẻ tiếp chuyện như trước kia, tôi đã làm gì sai chăng? Nhưng chưa kịp suy nghĩ gì thêm, tôi phải cuống cuồng trả điện thoại về vị trí cũ khi nghe tiếng con bé bước lênlầu:
-Anh làm gì mà hớt hải thế, mới làm chuyện xấu à?
-À không có gì, chỉ ngắm cảnh thôi mà?
-Có thật là thế không?
-Thật hề hề!
Tôi vuốt ngực thở phào vì khi con bé vừa lên đèn màn hình đã kịp tắttrực tiếp cứu cho tôi một phen hú vía thấy rõ. Nó đưa cho tôi ly nướcchanh rồi vươn vai tựa vào ban công hít một hơi thật sâu. Lúc đầu tôicũng chẳng để ý lắm, chỉ chú tâm nhắm nháp ly nước chanh mát lạnh đangcằm trên tay thôi, nhưng mãi đến lúc sau, thấy con bé cứ đứng đó tôi mới tò mò hỏi chuyện:
-Nè, làm gì đứng đó hoài vậy, không sợ lạnh hả?
-Anh cứ uống đi, hỏi nhiều làm gì?
Tức thì, tôi bỏ ly nước xuống bàn rề rà đi đến chỗ của con bé. Nó giờ này tựa hẳn người vào ban công như chẳng còn chút sức sống nào, mặt cứnhìn xa xăm đâu đó, phải gọi đến lần thứ 2 nó mới đáp lại:
-Sao không uống đi, ra đây đứng làm gì?
-Bạn gái anh buồn thế này không ra sao được!
-Đừng có đùa, không vui đâu!
-Gì thế, bộ gặp chuyện gì à?
-Anh có thật là thích chị em không?
Nó bất chợt hỏi, mắt vẫn nhìn về phía trước.
-À thì thích mà, sao em lại hỏi thế!
-Thích nhau có vui không, sao ai cũng thích nhau hết thế?
-Hở, em đang nói cái gì vậy?
-Từ nhỏ đến giờ ít tiếp xúc với con trai nên cũng chẳng biết cái cảm giác thích nhau, cảm giác vui vẻ như thế nào nữa!
-Từ đó đến giờ em không có đi đâu chơi hết à?
-Không, lúc nhỏ em chẳng có thời gian để đi chơi nhiều như chị haiđâu! Có đôi lúc em ganh tỵ với chị hai lắm. Nhưng giờ quen rồi, không gò bó cũng thấy khó chịu!
Con bé khẽ cười, nhưng tôi có thể nhận ra được nó không thực sự cười, khóe mắt nó đỏ lên và có thứ gì đó long lanh đang ứa ra, chắc là nóđang cố kiềm nén cảm xúc trước mặt tôi. Nghĩ lại cũng đúng, tôi từngnghe nói nội con bé rất nghiêm khắc, có lẽ con bé đã bị ép theo khuônkhổ từ nhỏ nên đáng lẽ ra ở cái lứa tuổi này con bé ắc hẳn phải hồnnhiên, vô tư lắm chứ không phải thông minh, sắc xảo đến đáng sợ như thếnày. Nhìn đi nhìn lại, chắc chỉ có tôi mới giúp con bé được vào lúc nàythôi, thế cho nên hít một hơi thật sâu, tôi khều vai con bé:
-Nè, mấy ngày tết có đi đâu chơi không?
-Tết âm lịch thì cũng ở nhà như mọi ngày thôi!
-Hay đi chơi giao thừa ngắm pháo bông với anh nhen!
-Đi…với anh?
-Gì? Đừng nói là không biết tết là thế nào nhé!
-Không ý em nói là anh rũ em đi chơi đấy à?
-Sao? Lạ lắm hả?
-Không…không có gì, đi thì đi vậy!
Phớt lờ đi những biểu hiện kì lạ của Ngọc Mi, tôi vẫn vui thầm trongbụng vì tin rằng mình đã làm được một việc tốt giúp con bé. Còn về cúđiện thoại đó của Ngọc Lan tôi cũng chẳng biết vì sao nàng lại làm thế,chắc là do ngại, nhưng cũng có thể là một lí do nào đó, âu thì cứ đợinàng về sẽ rõ vậy…
Trở lại với những diễn biến ở trường.
Có thể nói thời gian tiền nghỉ tết là khoảng thời gian dài thê lê vôsố kể, bởi lẻ tâm trạng đứa nào đứa này bây giờ chỉ có một chữ tết màthôi chẳng còn hứng thú học hành gì nữa, ấy thế mà các giáo viên chẳngchịu hiểu cho học sinh, cứ mỗi khi học xong lại giao cả sấp bài tập vềnhà cao như núi, còn không thì phải trả bài muốn mệt xỉu với những bàilịch sử, địa lí dài 2-3 trang giấy.
Hôm nay cũng vậy, mới vừa bước vào lớp thôi đã thấy cảnh tượng cả đám học sinh tụm 5 tụm 7 nháo nhào chép bài làm tôi thấy hơi nhồn nhột liền chạy vào chỗ hỏi thăm tình hình ngay:
-Ê Toàn, chép cái giống gì thế mày?
-Chép bài lịch sử!
-Bữa trước mày không ghi bài à?
-Bữa hổm bố ghi rồi, đây là cái bài bà cô lịch sử hồi nãy mới gửi bảo là có thanh tra đến dự giờ đột xuất nên đưa cho lớp ứng phó trước, màytranh thủ chép vào đi, làm phật lòng bà cô thì đừng có hòng mà sống yên!
Toàn phởn nói chẳng sai tý nào cả, trong lớp tôi ai cũng sợ cái uycủa bà cô dạy lịch sử đó, chẳng những khó mà còn rất nghiêm, một khi đãphạt đứa nào thì đừng có hòng mà chống chế, xin xỏ. Còn nhớ hồi đầu nămcó thằng chỉ lỡ miệng ngáp trong giờ học thôi đã bị bà cô cho lên sổ đầu bài không thương tiếc, từ đó trong giờ lịch sử cả lớp ai cũng trên tinh thần cảnh giao cao độ chả đứa nào dám hó hé lời nào cả, tưởng chừng như chỉ cần nhút nhít một tý thôi đã bị bà cô cho lên sổ ngồi chơi vậy. Nay có thanh tra dự giờ thì chắc sẽ còn căng thẳng hơn nhiều thế cho nên cả lớp tôi giờ đây ai cũng chép ro ro như máy, cơ mà cũng có một vàitrường hợp ngoại lệ:
-Ê Phong, mày làm bài tập tiếng anh chưa, bày tao với!
Đó là thằng Khang đinh trong lớp tôi, biệt danh đó xuất phát từ máiđầu không bao giờ dài của nó. Lúc đầu thì nó cũng để tóc ngắn như baothằng con trai khác đấy nhưng nó cứ để dài ra chẳng bao giờ chịu hớt nên khá nhìu lần bị đội trưởng đội cờ đỏ Lam Ngọc nhắc nhở, thế là nó chơiluôn nguyên quả đầu đinh lên trường làm ai cũng nhìn nó với cặp mắt sững sốt. Mà cũng phải công nhận rằng thằng này chơi khá được, nó nói là nólàm, chả bị ai tác động gì cả, chỉ ngặc một nỗi nó hơi lầm lì, học khákém, có khi còn thua cả Khanh khờ nữa, vì thế cứ mỗi lần có bài tập lànó lại tìm đến tụi tôi, nhất là môn tiếng anh, cũng nhờ thế mà nó thânvới tụi tôi luôn.
-Đâu, mày không hiểu phần nào?
-Thì mấy cái bài tập đó, hôm nay ông thầy anh văn bắt nộp bài tập mà!
-Làm tới đâu rồi đưa bố xem!
-Hề, chưa làm!
-Đệt, thôi cái đó để sau đi, tao chép bài lịch sử đã!
-Thì mày cứ làm hộ tao, để tao chép bài lịch sử cho mày cho!
-Úi cái thằng đấy mà vẽ vời gì, chữ nó xấu thế bố thằng nào đọc được, đâu có đẹp như chữ bố!
Xin phép được giới thiệu với mọi người, đây là một trong số 3 thằngbạn mới bọn tôi đã quen được từ hồi đầu năm lớp 11 tới giờ, tên của nólà Phú nổ . Cái biệt danh Phú nổ xuất phát từ cái tính hay nổ của nó, về khoản nói phét, chém gió thì thằng này là trùm, ở đâu có nó ở đó nhưcái đại nhạc hội, chẳng bao giờ yên lặng được, nhưng cũng nhờ nó mà cảlớp như sinh động hơn hẳn, tiết nào tiết nấy vui nhộn hẳn ra.
-Chữ mày đẹp thì mày chép dùm cho thằng Phong đi!
-Bậy, bố đang ngâm cứu lịch sử, để sau đi!
-Chém gió, chữ mày có hơn gì chữ tao đâu!
-Hề hề, cơ mà hông làm bài tập hả mày, bỏ tật làm biếng đi nhé, phải học tập tao này!
-Học mày cái gì?
-À, Phong ơi!
Bỗng nhiên nó quay sang tôi.
-Kêu tao gì đấy!
-Chút chỉ tao bài tập anh văn luôn nhé!
-Tổ bà mày, đùa bố à!
Thằng Khang tức tối kí vào vai thằng Phú một cú nhá lửa làm nó ôm vai la bài hãi:
-Ahh, tao bị đứt hết gân mạch rồi!
-Mấy người trật tự lại dùm cái đi!
Lam Ngọc nhíu mày gắt nhỏ làm cả bọn câm như hến chẳng thằng nào dám hó hé, duy chỉ có một thằng:
-À Phong ơi
-Gì đấy?
-Làm bài tập tiếng anh rồi đó hả?
-Ờ, chi thế!
-Lát chỉ tao tin học nha!
-Á sặc, mày lảng nữa!
-lảng gì, thì tao hỏi mày làm bài xong chưa, chỉ tao môn khác!
-Chắc tao chém mày chết, để tao chép bài sử xong rồi muốn làm gì làm!
Đó là thằng cuối cùng trong số 3 thằng bọn tôi quen được, cả lớp tôiai cũng gọi nó là Kiên lảng, bởi lẽ thỉnh thoảng nó hay có một số phátngôn lảng xẹt khiến người khác sôi máu, chính tôi cũng bị nó làm cho sôi máu mấy lần bởi cái tật ăn nói ngô nghê của nó. Đó là những thằng màbọn tôi quen được trong số mười mấy thằng con trai mới chuyển tới lớptôi năm 11 này, nhờ tụi nó mà cả quãng đường cấp 3 còn lại của tôi sinhđộng hơn hẵn, không tin ư, về sau sẽ thấy thôi.
Trở lại với việc thanh tra dự giờ đột xuất môn lịch sử.
Như mọi người đã biết bà cô Lam đã cho bọn tôi biết trước được bàimới để ứng biến khi thanh tra đến dự, thế nhưng rắc rối chẳng vì thế màthuyên giảm, trái lại nó còn gây ra không ít chuyện bi hài sắp tới đây.
Vào cuối giờ ra chơi, trong khi cả lớp còn đang mải mê lo coi lại bài lịch sử thì thằng Khanh khờ ngồi bàn trên cứ ngồi tum húm một chỗ, mồhôi mồ kê đổ ra ướt cả lưng áo. Thấy thế tôi mới tò mò khều vai nó:
-Ê mày, bị bệnh à, làm gì ghê thế!
-Không có chuyện gì đâu, tại tao nực á!
-Nực gì mày, trời đang mát mẻ, kể bố nghe nào!
-Mày kề sát tai lại đây!
-Sao nói tao nghe xem!
-Tao đau bụng quá!
-Gì, đau bụng mà mặt mày nhìn như trăn trối vậy!
-Ai biết đâu, sáng mới ăn mấy trái ổi, hồi nãy uống thêm có chai pepsi mà đau bụng quá!
-Chết cha mày hôn, mày uống kiểu đó dễ bị ngộ độc ổi lắm, không chữa trị thì chết ngay đó!
Phú nổ vừa nghe đã chêm ngay một câu vào làm thằng Khanh sợ xanh mặt rung lẩy bẩy.
-Đừng có hù nó mạy, coi có sao không để tao nói với lớp trưởng!
-Thôi mày lảng quá, nói với lớp trưởng làm gì? Giờ có đau bụng thì đi vào nhà vệ sinh giải quyết đi, không lát thanh tra vào là khỏi đi luônbây giờ!
Nghe lời bọn tôi, nó líu ríu ngồi dậy định đi tới nhà vệ sinh thìđoàn thanh tra đã thoắt hiện trước của lớp cùng với bà cô lịch sử, thếlà nó xui xị đành ngồi xuống trở lại, nom nét mặt đần ra thấy rõ:
-Làm sao giờ tụi bây?
-Thì cứ ngồi im đó chịu cho hết giờ đi, có sao đâu mà – rồi Toàn phởn quay sang bọn tôi – tụi bây nghe đây, từ đây đến cuối tiết không thằngnào được đụng vào thằng Khanh, nó bây giờ như trái bom nổ chậm, đụng vào là nổ ngày, rõ chưa?
-Déc sơ!
Cả đám bọn tôi vừa nhịn cười vừa liếc nhìn thằng Khanh giờ này trông thảm đến phát tội, giá mà có cái lỗ cho nó chui xuống được!
Tiết dự giờ rồi cũng bắt đầu trong không khí cực kì căng thẳng, cô sử cứ luyên thuyên giảng trong khi bọn tôi cứ ngồi xếp re dò theo những gì được ghi trong tập. Những lúc như thế này tôi lại liếc nhìn sang LamNgọc, nàng vẫn chăm chỉ nghe giảng bài như mọi ngày, chỉ có điều hơilạnh lùng một tý, hơi hững hờ một tý và hơi buồn đượm một tý. Ừ thì lỗido tôi mà, cho đến nay, tôi vẫn tự hỏi mình quyết định như thế là đúnghay sai, tôi có quá vô cảm khi quyết định nghe theo thằng Toàn không, dù gì thằng Toàn cũng là người ngoài nó không hề biết Lam Ngọc đã trải qua những gì và chịu đựng những gì, những quyết định của nó chỉ mang tínhkhách quan bề ngoài mà thôi.
Liệu tôi:
-À, Ngọc ơi…
-Em Phong…
Đang định quay sang Lam Ngọc, tôi bỗng giật mình khi nghe tiếng cô sử gọi đích danh tên mình đứng dậy:
-Dạ…cô kêu em…!
-Em cho cô biết nội dung của hội nghị mu-ních là gì?
Tự tin với bài giảng đã được chép trước đó, tôi ung dung lật ra ngayphần cần trả lời để chấm dứt câu hỏi nhưng hỡi ơi lật mãi chả thấy đâu,tôi vỗn dĩ chẳng thích màu mè nên tựa bài hay tiêu đề chẳng bao giờ lấyviết đỏ ghi cả, giờ đây trong cơn rối rắm tôi chẳng thể nào tìm được cái hội nghị mu-ních gì đó ở đâu cả, tất cả bây giờ trươc mắt tôi chỉ làmột đống chữ xanh lè được chép gấp rút.
Thấy tôi cứ ậm ừ, cô lại hỏi với vể khẩn trương:
-Sao, em trả lời được không Phong?
-Dạ được mà cô!
-Nội dung của hội nghị Mu-ních là…à…thành lập…Bayern…
-Hả, em trả lời sao, nói rõ cho mọi người nghe!
-Dạ à…
-Đây nè, đọc 8 điều đi, nhanh lên…
Đang trong cơn bỉ cực, Lam Ngọc đã chìa cuốn vở trước mặt tôi ngaychốc phần trả lời câu hỏi trực tiếp cứu nguy cho tôi một mạng trôngthấy, vì thế tôi có thể trả lời câu hỏi và ngồi xuống một cách hiệnngang mà tim vẫn còn đập thình thịch như trống.
-Sao Phong chép bài cẩu thả vậy, chẳng làm dấu tiêu đề gì hết, thấy hậu quả chưa?
Nàng nhíu mày nhắc nhở khi tôi chỉ mới vừa ngồi xuống.
-Hề, thì có viết đỏ đâu mà viết!
-Không có thì lấy viết của Ngọc này, Ngọc lúc nào cũng sẵn lòng với Phong mà!
-Hả…
-À, ý Ngọc là lúc cũng sẵn lòng cho Phong mượn mà!
Nàng vội gượng gạo chữa lời mà nét mặt không tránh khỏi những vệt đỏửng nhưng chỉ trong thoáng chóc nàng đảnh sang chuyện khác rất nhanh:
-Mà hồi nãy Phong tính nói với Ngọc chuyện gì thế?
-À chuyện…chậc…không có gì, tính hỏi tý bài ấy mà, giờ hết rồi!
-Ừm, vậy thôi tập trung nghe giảng đi, cô lại gọi nữa đấy!
Thế là tôi lại bỏ mất một cơ hội đáng giá nữa, nhưng nếu thật sự tôimuốn nói với Lam Ngọc, tôi sẽ nói chuyện gì đây? Nói rằng tôi không phải đang cặp với Ngọc Mi mà chỉ là một bản giao kèo để chờ Ngọc Lan thôisao, như thế chỉ làm mọi chuyện trở nên phức tạp hơn, chưa kể Lam Ngọcsẽ không bao giờ tin chuyện chỉ có ở trong phim này đâu. Cho nên, sự imlặng đôi khi cũng giải quyết được rất nhiều chuyện…khi ta bế tắc.
Buổi dự giờ vẫn được tiếp tục sau câu hỏi của cô, thằng Khanh giờ này coi bộ đã đến giới hạn chịu đựng, mặt nó xanh lè, mồ hôi vả ra như tắmướt hết cả người. Theo như thằng Toàn nói, trái bom Khanh Khờ đã sắpphát nổ đến nơi. Người lo lắng nhát lúc này không ai khác ngoài tôi, bởi lẽ tôi ngồi ngay sau nó, có mệnh hệ gì người chịu đầu tiên là tôi chứkhông ai khác, bởi thế tôi lúc nào cũng nơm nớp lo âu khi nhìn thấy mỗicú rung người của nó, cảm giác sợ hãi còn hơn là ngồi cạnh trái bomthiệt nữa.
Ấy thế mà:
-Khanh, em có nhận xét gì về tình hình chiến sự trong giai đoạn chiến tranh này?
Trời xui đất khiến thế nào mà cô sử kêu ngay thằng Khanh làm nó giậtmình, mặt trông tội đến phát thương. Nó rung lẩy bẩy đứng lên, cầm cuốnvở đọc từng chữ cứ y như đọc tuyên thệ vậy. Cả lớp giờ này chỉ có bọntôi là biết nó đang bị gì, những đứa khác bây giờ chắc có lẽ chỉ tưởngnó đang run vì bị kêu lên mà thôi.
-Ê, coi bộ thằng này sắp nổ tung rồi mày ơi!
Phú nổ nhăn mặt ra dấu cho bọn tôi vì nó cũng ngồi ở dãy bàn kề sát tay trái thằng Khanh.
-Ê, thằng Khanh đọc tới đâu rồi!
-Thôi mày lảng quá, hơi đâu dò theo nó!
-Èo, tụi bây im lặng đi, thằng Khanh nó nghe bị áp lực hơn giờ, để…
Chưa kịp nói hết câu, một cơn gió lùa từ cửa sổ vào làm tập vở phấpvới tứ tung. Nhưng cái mà bọn tôi lo nhát là giờ này Khanh khờ đang códấu hiệu hiếp mắt, miệng mở rộng, lỗ mũi phình to, đó chính xác là hắcxì. Xét tình thế giờ này, nó đang đứng trước mặt tôi, chính xác hơn làbàn tọa của nó, nếu nó hắc xì chắc chắn tôi sẽ lãnh đạn 100 phần cônglực, chưa kể là Lam Ngọc ngồi kế bên có thể sẽ bị vạ lây, và rồi…
-Hắc xì…
Ngay cái khoảnh khắc đó, tôi chẳng còn suy nghĩ được gì nhiều, đànhngã người lao về hướng của Lam Ngọc thuận tay xô nàng nằm rạp xuống đấtnhắm mắt hứng chịu sự bùng nổ của thằng Khanh.
-Bủm…
Tuy nhiên, trái ngược với suy đoán, nó chỉ xì rắm một cái rõ to chứchẳng còn chuyện gì xảy ra nữa. Cả lớp giờ này im lặng đến phát sợ, mọisự chú ý thoạt đầu đều dành cho tôi với Lam Ngọc hiện đang nằm dưới sànnhưng nhanh chóng sau đó tất cả đều đổ dồn vào thằng Khanh khờ giờ nàyđang tỏa mùi chẳng khác nào bãi rác lâu năm.
-Nổ hố xí rồi, sơ tán đi!
Phú nổ la bài hải làm cả lớp ai náy cũng đều hốt hoảng di chuyển khỏi chỗ ngồi, riêng chỉ có Khanh khờ giờ này cứ ngẩn tò te ra đó chả biếtlàm gì ngoài ngó láo lia như từ trên trời rơi xuống. Cảnh tượng giờ nàyhết sức là hùng vĩ khi cả lớp tràn hết ra ngoài ban công tị nạn khỏi cái mùi địa ngục đó, đến nỗi bác bảo vệ phải chạy lên xem xét tình hình anninh trật tự. Còn cô sử thì cứ đứng xin lỗi rối rít mấy người thanh tratrong khi mắt cứ lườm về phía lớp tôi với sát khí đằng đằng như bừnglửa. Buổi dự giờ vì thế cũng bị hủy bỏ, cả lớp tôi uể oải bước vào lớpkhi ám khí đã bị xua tan đi hết, người tiếp chuyện với Khanh khờ đầutiên là thằng Toàn, nó đi tới vỗ vai:
-Ê mày, người ta đi hết rồi, có đau bụng thì vào nhà vệ sinh đi!
-Hết đau bụng rồi, xì ra phát hết nhẵn, biết thế lúc đầu giờ tao xì phát cho xong!
-Cái thằng…ăn nói nghe nổi cả da gà!
-Thánh ới, ngồi ngay ngắn nhận của em một lạy…từ nay chức thánh nổ chắc phải trao lại cho thánh rồi!
Phú nổ chạy đến quỳ một chân trước mặt thằng Khanh làm nó tức tối gắt gỏng:
-Dẹp bọn mày đi, tao bị thế còn chưa vừa lòng hả!
-Khanh ơi, mày có đi vệ sinh không, tao cho mượn giấy nè!
-Đệt, tụi bây đừng có chọc bố điên!
Thấy nó khổ sở thế, bọn tôi cũng chẳng đành lòng chọc nên đi về chỗngồi chuẩn bị bài cho môn tiếp theo, nhưng chắc chắn rằng việc mà thằngKhanh gây ra hôm nay sẽ không gói gọn trong lớp đâu, bởi lẽ mấy đứa congái lớp tôi đứa nào cũng là cái loa phát thanh di động cả, 1 truyền 10,10 truyền 100, sớm muộn gì cả trường đều biết, tới lúc đó mới thực sự là thảm họa cho chú Khanh nhà mình. Cơ mà bỏ qua chuyện đó một bên đã vìcó một chuyện khác còn quan trọng hơn, ngay lúc bọn tôi đang chuẩn bịbài thì ông thầy chủ nhiệm đã chiểm chệ đi vào lớp với bộ mặt cau cókhông chê vào đâu được:
-Các em có coi nói này là trường học không?
-Dạ thưa thầy!
-Biết hôm nay thanh tra tới dự giờ mà còn dám gây ra chuyện lớn như thế này nữa hả!
-Dạ, nổ hố xí là chuyện ngoài dự kiến mà thầy!
-Phú, em đừng có giỡn nữa, đây không phải chuyện thường đâu!
-Dạ thầy ơi!
-Sao Kiên, em có ý kiến gì?
-Tiết sau học môn gì thầy?
-Lớp em đang giỡn mặt với thầy đó à, lớp em đã gây ra chuyện lớn rồi, chắc chắn sẽ không yên với nhà trường đâu, thầy cũng không biết làm sao để giải quyết đây!
-Nhưng thưa thầy, chuyện này cũng ngoài ý muốn, chắc các thanh tra sẽ hiểu ạ!
-Đúng đó, hay là thầy đi với em cùng với lớp trưởng lên văn phòng xin lỗi đoàn thanh tra ạ!
-Ừm, để xem sao đã!
Kết quả bữa hôm đó cũng khả quan lắm, tuy đã xin được đoàn thanh trabỏ qua chuyện kỉ luật trường rồi đấy nhưng tội chết có thể tha tội sốngkhó bỏ, sau bao nhiêu tranh cãi, cuối cung lớp tôi cũng phải chịu mộthình phát để có cái gọi là răn đe nhưng lớp khác, hình phạt cũng chả cógì nặng, chỉ là làm lao động trường 1 ngày thôi, nhưng lại ngay vào ngày 29 tháng chạp mới ức, nó gián tiếp liên quan đến bao nhiêu là chuyện,thiệt khổ gì đâu!