Quang-Vũ từ võng bước xuống. Mặt y tái mét. Hai thái giám đỡ y đi vào.Mọi người quì mọp xuống đất. Y gượng cười, dơ tay vẫy, ra hiệu miễn lễ. Y ngồi xuống. Hàn thái-hậu rất quan tâm đến bệnh tình Quang-Vũ, bà sờtrán y rồi hỏi:
– Bệnh tình hoàng-nhi như thế nào?
Quang-Vũ đáp:
– Xin mẫu-hậu đừng lo ngại. Hoàng nhi không sao đâu.
Chu Tường-Qui nhìn Quang-Vũ lòng nàng lo sợ vô cùng. Nàng hít một hơichân khí, vận Lĩnh-Nam chỉ điểm vào huyệt Đại-trùy, Bách-hội của y véo,véo hai tiếng. Mặt y đỏ bừng lên. Y đã tỉnh táo hơn. Y nắm tayTường-Qui:
– Đa tạ ái khanh.
Chu Tường-Qui đưa mắt nhìn Trần Năng. Nàng biết Trần Năng căm hậnQuang-Vũ ác độc. Bao lần Lĩnh-Nam cứu y, làm lợi cho y, mà y không bỏ ýđịnh tiêu diệt người Việt. Bây giờ nàng muốn cầu cứu vị sư-thúc này, màkhông dám nói. Nhưng nếu Trần Năng không cứu, ắt Quang-Vũ chết. Đến nước đường cùng, nàng tới trước Trần Năng, quì mọp xuống thềm, rập đầu binh, binh mấy cái, nước mắt đầm đìa:
– Sư thúc! Đệ tử kính mong sư-thúc từ tâm, cứu hoàng-thượng.
Hàn thái-hậu cũng tiếp:
– Năng nhi! Nếu con không vì ta, cũng nên vì Lĩnh-nam công, Lĩnh-nam vương phi, ra tay tiên cứu hoàng-thượng một phen.
Trần Năng mỉm cười. Bà vung tay, một kình phong nhẹ nhàng đỡ Chu Tường-Qui dậy:
– Quí-phi không nên đa lễ. Y đạo Lĩnh-Nam dạy rằng phải cứu chữa cho cả kẻ cướp. Huống hồ hoàng-thượng chưa phải kẻ cướp.
Bà tiến đến bắt mạch Quang-Vũ, ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Mạch bệ-hạ Hoạt, mà khẩn. Hoạt chủ thấp. Khẩn chủ cấp chứng. Bệ hạ đãtrúng phải chất độc, làm cho tỳ vị bị lạnh, dương khí kiệt. Nếu để trễ, e đại tiện ra hết nước, tinh khí khô tuyệt, bản mệnh khó toàn. Bây giờtôi hãy tạm dùng Lĩnh-Nam chỉ cầm lại, không cho đại tiện nữa, rồi tìmxem bệ-hạ trúng độc do chất gì, sẽ giải sau.
Bà vận khí hướng ngón tay vào giữa ngực Quang-Vũ, điểm vào huyệtTrung-uyển, Thiên-xu, Đại-hoành. Mỗi lần điểm, chân khí phát ra kêu véo, véo. Một lát Quang-Vũ tỉnh táo hẳn. Y đứng dậy nói:
– Đa tạ Y-tiên. Trẫm hết đau bụng rồi.
Chu Tái-Kênh nhớ đến kế hoạch bàn với Chu Kim-Hựu. Bà nói:
– Mụ nhà quê Lĩnh-Nam muốn góp vài câu. Chẳng hay bệ-hạ có cho phép không?
Quang-Vũ gật đầu:
– Xin lão bà cứ nói.
Chu Tái-Kênh chỉ Quách-hậu:
– Quách-hậu là mẫu nghi thiên hạ. Người theo hầu bệ-hạ hơn mười bảy năm. Ngươì dâng cho bệ-hạ một thái-tử cùng mấy con. Trước là nghĩa vua tôi,sau là tình vợ chồng. Có đâu Quách-hậu hại bệ-hạ? Những việc xảy ra, ắtcó kẻ ghét Quách-hậu, hại bà. Tại sao người ta ghét Quách-hậu? Chỉ vìQuách-hậu được bệ-hạ sủng ái mà ra. Xét cho cùng, người chủ mưu khôngmuốn hại tính mệnh bệ-hạ, mà chỉ muốn làm cho bệ-hạ nổi giận mà thôi.Khi bệ-hạ nổi giận, xử giảo Quách-hậu, ai sẽ được thay thế? Cứ suy ra,chính người đó chủ mưu vậy?
Quang-Vũ biết Chu Tái-Kênh là bà cô của Chu Tường-Qui. Y không bao giờngờ bà lại đứng ra bênh cho Quách-hậu là kẻ thù của Tây-cung. Trong lòng y bừng lên một tia sáng: Chu Tái-Kênh xuất thân nghĩa hiệp, vì vậy bàlấy công đạo mà nói.Y có ngờ đâu, bà nói vậy để Quang-Vũ tin tưởngTường-Qui, hơn nữa gây ra không khí nghi kỵ trong hoàng cung, làm y mấtlinh mẫn đi.
Chu Tường-Qui tâu:
– Thần thiếp thấy việc này dường như có ai hại hoàng hậu với thái-tử Cương. Thần dám xin bệ-hạ điều tra manh mối.
Hàn thái-hậu cũng nói:
– Hoàng nhi! Ta ra lệnh hủy bỏ chiếu chỉ xử giảo Quách hoàng-hậu, thatất cả cung nữ, ngự trù, thái giám. Truyền giao chúng về Tây-cungquí-phi điều tra hư thực.
Quang-Vũ khấu đầu:
– Con xin kính cẩn tuân chỉ mẫu-hậu. Bây giờ con xin sang Tây-cung dưỡng bệnh. Vì ở đó, Tây-cung quí-phi có đủ khả năng phòng người ám toán thần nhi.
Chu Tường-Qui, Trần Năng cùng Quang-Vũ trở về Tây-cung bằng xe. TớiTây-cung, Chu Tường-Qui để Quang-Vũ nằm nghỉ. Nàng cùng Chu Tái-Kênh,Đinh Xuân-Hoa điều tra, thủ phạm.
Chu Tường-Qui thẩm cung từng thái giám, ngự trù, cung nữ. Chúng đều khóc lóc, chối không biết gì hơn. Riêng Trần Năng, bà chỉ nhìn số tang vật:Bốn con dán, ba con cóc, một con chuột. Bà đã tìm ra thủ phạm. Song bànín thinh không nói ra. Bà vẫy Đinh Xuân-Hoa xuống vườn ngự uyển ngắmcảnh. Đinh Xuân-Hoa biết ý, theo sau. Nhìn trước nhìn sau không có ai,Trần Năng hỏi:
– Thái sư mẫu! Chắc người biết thủ phạm rồi chứ.
Đinh Xuân-Hoa gật đầu, nói nhỏ vào tai Trần Năng:
– Cu Bò! Nhưng ai đứng sau lưng nó mới được chứ? Nó mới đến đây, không quen biết Quách-hậu. Tại sao nó hại bà ta?
Trần Năng lắc đầu:
– Khó hiểu. Đệ tử Tây-vu thường hành sự khác thường. Không ai biết đâumà lường. Chỉ nghe Quách-hậu thuật, đệ tử đã biết công trình tuyệt hảocủa đệ tử Tây-vu. Khi xem các tang vật: Bốn con dán, ba con cóc, hai con chuột, không phải người ta bắt, mà có vết mỏ chim mổ chết. Rõ ràngThần-ưng bắt. Ở đây chỉ có sư-thúc Cu Bò sai được Thần-ưng làm việc đó.Đệ tử thuộc vai dưới, không dám cật vấn sư-thúc. Vậy thái sư-mẫu cật vấn xem người trả lời ra sao?
Đinh Xuân-Hoa gật đầu. Chiều hôm đó đến giờ luyện võ. Bà dậy Cu Bò vậnkhí áp dụng vào khinh công. Hai người chạy đến phía lầu Thúy-hoa. Nhìntrước, nhìn sau không có ai. Bà bảo Cu Bò ngồi xuống, ôn tồn hỏi:
– Đệ tử Cửu-chân, khi được người trên hỏi, phải nói thực. Sư bá hỏi câunào, cháu phải trả lời cho đúng. Nếu sai lời, sư bá đánh què chân, đuổira khỏi sư môn.
Bà nhìn thẳng vào mặt Cu Bò :
– Tại sao cháu lại bỏ dán, bỏ cóc, bỏ chuột vào thức ăn, hại Quách-hậu?
Cu Bò ôm bụng cười, cười lăn, cười lộn. Một lúc sau nó mới nói:
– Tại sao sư bá biết là cháu?
Đinh Xuân-Hoa nghiêm nét mặt lại:
– Có gì khó đâu. Cứ nhìn mấy con dán, mấy con cóc và mấy con chuột thìbiết. Nếu do người thường bắt làm gì có vết nhọn của mỏ chim đâm vào ?Rõ ràng những con vật đó Thần-ưng bắt. Trong thành Lạc-dương này khôngcó người thứ nhì sai nổi Thần ưng, ngoài cháu ra. Ai bảo cháu làm nhưvậy? Cháu có biết rằng nếu việc này bại lộ, trên từ Chu sư bá, ta,Tường-Qui, Trần Năng và cháu đều mất đầu không?
Cu Bò sống ở rừng núi, tự do tự tại đã quen. Trong tâm nó, chỉ có Hồ Đềđáng cho nó kính nể. Sau này gặp Trưng Trắc, Trưng Nhị nó vừa kính, vừanể. Đối với nó Quang-Vũ, triều Hán, chỉ là bọn độc ác, dùng sức mạnh ứcchế dân chúng. Bây giờ nghe Đinh Xuân-Hoa hỏi, nó mới biết sợ. Nó đápgọn lỏn:
– Sư tỷ Vương Sa-Giang xúi cháu.
Đinh Xuân-Hoa thất kinh hồn vía hỏi:
– Vương Sa-Giang cùng với Sún Rỗ thống lĩnh quân đoàn một Tây-vu, yểmtrợ đạo binh Nhật-nam của Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa chỉ huy, đóng ở Nam-hải.Sa-Giang đâu có mặt ở đây? Được, cháu thuật hết từ đầu đến cuối mọitruyện cho sư bá nghe.
Cu Bò thuật:
– Cách đây hơn tuần, cháu khám phá ra trên bầu trời Lạc-dương, ngoài bacặp Thần-ưng của cháu, còn có hai cặp nữa. Cháu phất cờ gọi cặp Thần-ưng đó đến, nhìn chữ ở chân cháu biết Thần-ưng Nhật-nam. Cháu viết bức thư, bỏ vào ống đựng thư dưới chân Thần-ưng gửi ra hỏi xem ai tới Lạc-dương. Lát sau có thư đến. Thì ra người mới tới chính là sư huynh Sún Rỗ. SúnRỗ bắt cháu dấu không cho sư bá với bà Tái-Kênh biết. Đêm hai người độtnhập vào hoàng thành gặp cháu. Hai bên trao đổi tin tức. Sư huynh Sún Rỗ là bề trên, nói gì, cháu chỉ biết tuân theo. Sún Rỗ cho biết anh vớiSa-Giang đột nhập Lạc-dương mục đích làm Quang-Vũ tức điên người lên,cho nội cung nhà Hán rối loạn. Có như vậy Quang-Vũ mới không giúp đỡ Ngô Hán đánh chiếm Ích-châu. Lực lượng Ích-châu hiện do Vương-Nguyên vớihai con là Vương Lộc, Vương Thọ, cầm cự đang gặp nguy khốn trong sớmtối.
Suy nghĩ một lúc nó tiếp:
– Sư tỷ Vương Sa-Giang xúi cháu giết Quang-Vũ cho bõ ghét. Vì Quang-Vũlà chúa Trung-nguyên. Chính y ra lệnh đem quân đánh Lĩnh-Nam. Phải bỏthuốc độc giết quách cho rồi. Anh Sún Rỗ đưa cháu mấy viên thuốc chữatáo bón cho voi. Nếu cháu bỏ vào thức ăn, Quang-Vũ ắt tiêu chảy mà chết.
Đinh Xuân-Hoa ngắt lời:
– Thế nhưng tại sao cháu không bỏ thuốc giết Quang-Vũ, mà chỉ bỏ một ít vào, làm cho y buồn nôn, tiêu chảy nhẹ thôi?
Cu Bò đáp ngay:
– Hằng ngày chơi với hoàng tử Trang, công-chúa Đoan-Nhu. Chúng nó đốivới cháu rất tốt. Nhất là bà Âm quí-phi, sư tỷ Chu Tường-Qui. Nếu cháugiết Quang-Vũ tất những người ấy họ đau đớn lắm. Cháu nghĩ rằng võ đạonhà mình dạy chơi với bạn, tránh mọi thương tâm cho bạn, mới phải ngườinghĩa. Ở cùng người, chẳng nên làm cho thân thuộc người đau khổ, mớiphải người hiệp. Vì vậy cháu không giết Quang-Vũ khiến sư tỷ Tường-Qui,Âm quí-phi, hoàng tử Trang, công-chúa Đoan-Nhu phải thương tâm. Cháu mất mẹ từ nhỏ, biết mối buồn không mẹ như thế nào. Cháu đâu muốn bạn cháumất cha?
Đinh Xuân-Hoa hỏi:
– Cháu với Đoan-Nhu đã yêu thương nhau rồi à?
Cu Bò không hiểu ý sư bá. Nó ngớ ngẩn đáp:
– Không... không, cháu không biết nữa. Cháu với nó chơi cùng nhau, luyện võ với nhau. Khi xa nó, cháu nhớ, không chịu được. Nó bảo, nó cũng nhớcháu như vậy.
Đinh Xuân-Hoa đã tìm ra được đầu mối: Thì ra Cu Bò với công-chúa Đoan-Nhu yêu thương nhau. Bà hỏi tiếp:
– Còn việc bỏ dán, cóc, chuột vào đồ ăn Quang-Vũ do ý cháu hay do Sa-Giang sai bảo?
Cu Bò đáp:
– Hôm trước cháu với hoàng tử Trang, công-chúa Đoan-Nhu đang dạo chơi,bỗng gặp xe Quách-hậu. Con mụ này phách lối lắm. Chúng cháu đã xuốngngựa đứng ven đường, mà mụ còn mắng tại sao bọn cháu không quì. Thái tửCương cầm roi đánh cháu với Đoan-Nhu. Trở về Đoan-Nhu khóc lóc thảmthiết. Nó cho biết nếu mai này Quang-Vũ băng hà. Tất thái-tử Cương lênlàm vua. Quách hoàng-hậu sẽ giết nó, bắt Nam-cung quí-phi cắt chân tay,khoét mắt bỏ vào chuồng lợn như xưa kia Lã hậu đã làm Thích-Cơ.
Nó liếc nhìn Đinh Xuân-Hoa, thấy mặt bà dịu xuống, nó kể tiếp:
– Nam-cung quí-phi, hoàng tử Trang, cùng Đoan-Nhu hỏi rằng cháu có thểra tay giết Quách hoàng-hậu không? Cháu bảo để cháu nghĩ xem đã. Cháu ra ngoài thành vấn kế sư tỷ Sa-Giang cùng Sún Rỗ. Hai người xúi cháu bỏdán, cóc, chuột vào đồ ăn. Nhất định Quang-Vũ sẽ giận lắm, truất phếQuách hoàng-hậu với thái-tử Cương. Vì vậy cháu mới làm.
Đinh Xuân-Hoa tìm được đầu mối, bà hỏi:
– Làm thế nào cháu bỏ dán, cóc, chuột vào đồ ăn được?
Cu Bò cười:
– Có gì khó đâu. Cháu lẻn vào cung Tuyên-hòa, dùng trăn quấn lên xà nhà, rồi nằm ở đó. Bọn cung nữ thường núp ở sau rèm, nhìn trộm Quang-Vũ vớihoàng hậu ăn. Khi thấy hoàng hậu ra hiệu, chúng mới vào bưng thức ăn ra. Trong thời gian đó, cháu từ xà nhà, tay nắm con trăn như dây, đu mìnhxuống, bỏ dán, cóc vào đáy bát đựng thức ăn. Cháu nghĩ làm như vậy ắtQuang-Vũ giận uất người lên mà chết được.
Đinh Xuân-Hoa nắm được hết chi tiết trong vụ này: Cu Bò bị Sún Rỗ,Sa-Giang kiềm chế, xúi nó giết Quang-Vũ. Nó vì tình Đoan-Nhu công-chúanên chỉ bỏ ít thuốc cho y đau bụng mà thôi. Nó bỏ dán, cóc, chuột vàothức ăn, mục đích hại Quách hoàng-hậu, do Đoan-Nhu xui. Như vậy đầu dâymối nhợ việc hại Quách-hậu chính là Nam-cung quí-phi Âm Lệ-Hoa.
Bà bảo Cu Bò :
– Cháu dẫn ta đến chỗ trú ngụ của Sa-Giang, Sún Rỗ.
Cu Bò ngỡ ngàng:
– Cháu không biết anh chị ấy ở đâu. Thường, anh chị ấy vào cung gặpcháu. Muốn tìm anh chị ấy, phải nhờ Thần-ưng dẫn đường. Làm như vậy sợbị lộ tông tích nguy hiểm.
Vừa lúc đó có tiếng gọi:
– Lương Tùng! Ngươi đi đâu, để ta tìm ngươi mãi không thấy! Ngươi lại đây ta nói cho nghe truyện này vui lắm.
Công chúa Đoan-Nhu từ phía bờ hồ chạy lại. Nàng thấy Đinh Xuân-Hoa, vội vàng thi lễ:
– Đệ tử tham kiến thái sư-bá.
Đinh Xuân-Hoa vẫy tay gọi:
– Cháu lại đây! Có truyện gì vui, nói cho ta nghe được không?
Công chúa Đoan-Nhu lễ phép đáp:
– Thưa thái sư bá! Có chiếu chỉ ban ra, phong mẫu thân cháu làm chánhcung hoàng-hậu, phế Quách-hậu xuống làm quí-phi. Vì mẹ bị tội. Con cũngbị tội theo. Thái-tử Cương bị giáng xuống làm Trung-sơn vương. Nội ngàymai phải lên đường đi trấn nhậm. Anh cháu được lên ngôi thái-tử.
Đinh Xuân-Hoa bỏ mặc hai đứa trẻ nô đùa với nhau. Bà trở về Tây-cungtường thuật mọi truyện cho Chu Tái-Kênh với Trần Năng nghe. Trần Năngnói:
– Thái sư mẫu đừng trách Sa-Giang với Sún Rỗ. Chẳng qua họ vì thù nhà mà phải ra tay. Có điều chúng ta cần dấu Hàn thái-hậu với Chu Tường-Qui.Bằng không tính mệnh Sa-Giang, Sún Rỗ khó toàn. Đối với Hàn thái-hậu,Chu Tường-Qui hay với thái thượng hoàng Trần Tự-Sơn, Thục vẫn là giặc.Chỉ Lĩnh-Nam mới xứng đáng. Hàn thái-hậu, hay Chu Tường-Qui biết truyệnnày, ắt hai người điểm thị vệ bắt Sún Rỗ, Sa-Giang giết liền.
Trần Năng đã biết rõ Quang-Vũ không bị đánh thuốc độc, chẳng qua vì uống phải thuốc xổ quá nặng nên sinh bệnh. Bà dùng Lĩnh-nam chỉ, điều trịcho Quang-Vũ trong bảy ngày, bình phục như thường.
Quang-Vũ phán:
– Đa tạ Y-tiên cứu mạng trẫm. Có một điều trẫm phải nói thực trước.Y-tiên vì Y-đạo Lĩnh-Nam cứu trẫm. Trẫm luôn nhớ ơn. Còn thế giữaLĩnh-Nam với Trung-nguyên, trẫm không thay đổi được.
Trần Năng hỏi:
– Thần nghĩ, bệ-hạ là Trung-nguyên. Trung-nguyên là bệ-hạ, cái thế giữaTrung-nguyên với Lĩnh-Nam đều nằm trong tay bệ-hạ. Không lẽ sư phụ thần, chính hạ thần... cứu chữa cho bệ-hạ không đủ minh chứng rằng Lĩnh-Namkhông thù hận Trung-nguyên ư?
Chu Tường-Qui xen vào:
– Hán-trung vương Đào Kỳ chịu chết, cứu bệ-hạ. Thái sư-thúc cứu bệ-hạmột lần. Chu thái sư-mẫu đánh đuổi thích khách. Lương Tùng cứu thái-tử,công-chúa, đoạt Ngọc-tỷ từ tay kẻ gian... và bây giờ Trần sư-thúc cứubệ-hạ lần nữa... không lẽ bệ-hạ chẳng thay đổi ý định hay sao?
Sử Trung-quốc chép, Quang-Vũ là người có hùng tài, đại lược, chí lớnnuốt sao Ngưu sao Đẩu. Quang-Vũ sẵn sàng hy sinh tất cả, từ tình máu mủcủa mẹ, của các anh, của vợ, của con chỉ để bảo vệ đất Trung-nguyên, làm chúa thiên hạ. Không một hành động, một ý nghĩ nào của Quang-Vũ mà rờixã-tắc. Y xứng đáng đại anh hùng Trung-nguyên. Nghe Tường-Qui tâu, ynói:
– Ta sủng ái quí-phi. Nhờ quí-phi, ta được cứu thoát bao phen. Các vịhào kiệt Lĩnh-Nam cứu ta là cứu Lưu Tú. Sau này Lưu Tú có chết đi, người kế nghiệp Lưu Tú vẫn phải giữ kỷ cương xã-tắc. Mà dù nhà Đại-hán có mất đi, triều đại khác lên thay, các nước trong thiên hạ vẫn phải phụctùng.
Y nói với Chu Tái-Kênh:
– Ta biết lão bà võ công bậc nhất thiên hạ. Ta đã nói thực hết cả. Nếulão bà không đồng ý, cứ phóng chưởng giết ta đi. Ta chết, mà thành đạianh hùng Trung-nguyên. Người thay thế ta, cũng sẽ bắt Lĩnh-Nam thần phục như thường. Lĩnh-Nam không thần phục, Trung-nguyên đem quân chinh phạt.
Y nói với Đinh Xuân-Hoa:
– Đào vương phi là người trông rộng, nhìn xa. Nếu vương phi ở vào địa vị ta, chắc vương phi cũng làm như ta. Vương-phi thử nghĩ xem. Đất khônghai mặt trời. Nước chẳng hai vua. Tổ tiên ta gây dựng lên nhà Đại-hán đã mấy trăm năm. Nay nhờ anh hùng thiên hạ, mà trung hưng nghiệp lớn. Tanhờ nghĩa đệ Nghiêm Sơn đem đại quân diệt Thục. Giữa lúc Thục sắp mất,anh hùng Lĩnh-Nam giúp Thục, làm mất một nửa giang sơn của ta: Lĩnh-Nam, Kinh-châu, Hán-trung, Ích-châu, Trường-an. Trận Trường-an trẫm mất bamươi vạn hùng binh, mấy ngàn dũng tướng. Ta suýt bị Nguyễn Phương-Dunggiết chết. Thục trở thành hùng mạnh, hướng về Trung-nguyên tranh hùngvới ta.
Y thở dài:
– Lĩnh-Nam với Thục còn liên kết, chia ba thiên hạ. Ta phải diệt Thục,diệt Lĩnh-Nam mới tự tồn. Ta không đánh Thục. Thục cũng đánh ta.
Quang-Vũ sai lấy một lá cờ đỏ của triều Hán. Y cầm bút viết lên hàng chữ lớn:
Kiến-Vũ Hoàng Đế nhà Đại-hán.
Sắc phong Hùng phu nhân làm Y-Tiên.
Bất kỳ bách quan, từ tam công, tể tướng trở xuống, đều phải tôn trọng. Thấy cờ này, như thấy thiên tử. Khâm thử.
Y tiếp:
– Y-tiên cứu trẫm. Trẫm tặng Y-tiên lá cờ này. Biết đâu sau này Y-tiên chẳng dùng tới. Không biết bao giờ Y-tiên về Lĩnh-Nam?
Trần Năng đáp:
– Thần sẽ rời Lạc-dương sau đây ba ngày.
Quang-Vũ nói với Tường-Qui:
– Xin quí-phi thay trẫm, thù tiếp Y-tiên dùm.
Mấy hôm sau, Đinh Xuân-Hoa bắt Cu Bò dẫn tới chỗ trú ngụ của Sa-Giang,Sún Rỗ. Cu Bò vâng lệnh. Nó hiện lĩnh chức Vũ-vệ hiệu úy, được tự doxuất thành. Buổi chiều, nó nói dối Chu Tường-Qui rằng, cần đánh xe đưaChu Tái-Kênh, Đinh Xuân-Hoa, Trần Năng dạo chơi Lạc-dương. Nó ruổi xeđến cửa tây, xe đi vào một ngõ hẻm. Trời chập choạng tối. Xe ngừng lạitrong một thửa vườn.
Sún Rỗ, Sa-Giang từ trong nhà chạy ra reo lên:
– Cu Bò, sao em tới sớm thế? Ta được Thần-ưng mang thư bảo em sẽ tới đây vào đêm nay. Có một mình, mà em đem cả chiếc xe lớn như thế này đi sao?
Đinh Xuân-Hoa từ trong xe, mở màn, nhảy xuống nói:
– Còn ta, còn nhiều người nữa, chứ không phải mình nó đâu.
Sa-Giang, Sún Rỗ thấy sư mẫu, thì kinh hãi, vội quì xuống hành lễ. Đinh Xuân-Hoa lạnh lùng hỏi:
– Các con thực lớn mật. Tới đây mà dấu cả ta. Xui sư đệ hành sự liều lĩnh, suýt nữa hỏng cả đại cuộc.
Sa-Giang ứa nước nắt:
– Sư mẫu xá tội! Mọi truyện do đệ tử chủ trương cả. Đào nhị ca chỉ thuận theo ý đệ tử mà thôi. Sư mẫu ơi! Ích-châu lâm nguy như ngọn đèn trướcgió. Phụ thân đệ tử cùng hai anh Lộc, Thọ không biết sẽ chết về tay NgôHán lúc nào. Bọn đệ tử đến đây, hy vọng làm cái gì cứu Ích-châu.
Chu Tái-Kênh lòng đầy hùng khí. Bà nghe Sa-Giang nói, vội đỡ nàng dậy, an ủi:
– Ta hiểu cháu. Được! Ta hứa sẽ làm bất cứ điều gì, khả dĩ cứu được Ích-châu ta cũng làm.
Sa-Giang tươi nét mặt. Nàng nói:
– Được lời hứa của lão bà, cháu muôn vàn cảm tạ.
Bỗng Thần-ưng đậu phía sau Sa-Giang ré lên một tiếng, vọt lên cao, nhàoxuống bụi cây gần đó trong tư thế tấn công. Trần Năng nhấp nhô một cái,bà đã đứng trước bụi cây, phóng chưởng tấn công. Một người từ bụi cây,vọt lên cao tránh thế chưởng ác liệt. Trần Năng đổi chiêu, hướng chưởnglên trời, xuất chiêu Thanh ngưu nhập điền. Người kia vội đánh từ trêncao xuống một chưởng. Hai chưởng gặp nhau, binh một tiếng lớn. Người kia vọt lên cao. Trần Năng cảm thấy ngực nặng nề, khí huyết đảo lộn. Bà vội vận khí theo kinh mạch, xử dụng Thiền-công, áp dụng Vô ngã giả tướng,phát chiêu Ngưu tẩu như phi. Người kia lộn trên không ba vòng, tà tàđánh xuống một chiêu dũng mãnh. Trần Năng nhận ra chiêu đó chính làchiêu Loa thành nguyệt hạ của phái Cửu-chân. Binh một tiếng nữa. Ngườikia kêu lên tiếng Ái chà lớn, người bật ra xa hơn hai trượng, rồi đápxuống. Trần Năng không nhân nhượng, bà chuyển động thân mình, ra chiêuTứ ngưu phân thi. Người kia chuyển động chân khí, ra chiêu Hải triềulãng lãng. Binh một tiếng lớn. Trần Năng bật lui lại hai bước. Còn người kia đứng im, chưởng lực của y mất tích. Y ngẩn người ra.
Trần Năng nhận ra người kia. Bà la lớn:
– Thì ra Bô-lỗ đại tướng quân. Người đường đường làm đại tướng, tước tới hầu. Tại sao lại theo dõi, ẩn núp nghe truyện của chúng ta?
Mã Vũ (Chu Kim-Hựu) trước đây đã từng theo đạo Kinh-Châu của Đặng Vũõđánh Thục. Ông rất thân với Trưng Nhị, Trần Năng, nhưng vẫn dấu võ côngcủa mình. Từ hôm Chu Tái-Kênh, Đinh Xuân-Hoa khám phá ra Mã Vũ chính làChu Kim-Hựu. Hai bà chưa nói cho Trần Năng biết. Vì vậy Trần Năng ngạcnhiên.
Chu Tái-Kênh hỏi Chu Kim-Hựu:
– Anh Cả! Anh thấy chưa? Chỉ mới bốn mươi năm xa cách, mà võ công Lĩnh-Nam đã tiến đến bậc đó. Người thấy thế nào?
Đinh Xuân-Hoa bảo Trần Năng:
– Vị này xuất thân phái Cửu-chân. Người là đại sư huynh của chúng ta. Vì truyện phục hồi Lĩnh-Nam, nên phải ẩn thân làm quan với triều Hán. Conmau ra mắt thái sư bá đi.
Chu Kim-Hựu vẫy tay:
– Miễn lễ. Miễn lễ! Hùng phu nhân. Võ công người tiến đến trình độ, màta không ngờ tới. Tăng-Giả Nan-Đà quả thực là một vị Phật! Thiền công vô địch thiên hạ.
Bỗng ông hạ giọng:
– Thôi chúng ta vào nhà nói truyện. Có nhiều biến chuyển mới rồi đây.
Sa-Giang pha trà mời khách. Cu Bò cho Thần-ưng gác phía ngoài cẩn thận.
Chu Kim-Hựu buồn rầu nói:
– Quang-Vũ mới cho nghị sự với tam công đại thần. Y cương quyết trướcdiệt Thục, sau đánh Lĩnh-Nam. Y cho xuất phát năm đạo binh. Tổng số hơntrăm vạn. Trong khi Lĩnh-Nam chỉ có ba mươi vạn. Mối nguy khó cứu vãn.
Chu Tái-Kênh gật đầu:
– Y đã nói với Trần Năng rằng: Y chịu ơn Lĩnh-Nam. Song vì xã-tắc y phải đánh Lĩnh-Nam với Thục. Em nghĩ y sẽ cho Ngô Hán đánh Ích-châu thựcgấp, rồi đổ quân đánh xuống Lĩnh-Nam qua ngã Độ-khẩu, đó là đạo thứnhất. Ngô Hán có ba mươi vạn quân. Trong khi công-chúa Nguyệt-đức PhùngVĩnh-Hoa chỉ có bảy vạn. Về tài dùng binh, Ngô hơn Vĩnh-Hoa. Về mưu kế,Vĩnh-Hoa hơn Ngô. Ta khó giữ nổi Tượng-quận.
Trần Năng xen vào:
– Đạo thứ nhì chắc hẳn do Mã Viện đem quân từ Kinh-châu, vượtTrường-giang đánh xuống hồ Động-đình. Mã không phải địch thủ củacông-chúa Phật-Nguyệt. Quân Mã khoảng ba mươi vạn. Tuy Phật-Nguyệt mớithắng trận, song nguyên khí tổn hại quá nhiều. Nếu đánh nữa, e không còn quân bổ xung. Trường-sa nguy mất.
Bà hỏi Sa-Giang:
– Không biết tình hình Nam-Hải thế nào?
Sa-Giang đáp:
– Tại Nam-hải có đạo binh Nhật-nam, Nam-hải. Lực lượng thủy quân củaĐô-đốc Trần Quốc. Tổng cộng khoảng mười lăm vạn, cộng với năm vạn quânđịa phương Nam-hải. Trong khi Đoàn Chí có mười lăm vạn thủy quân. LưuLong có ba mươi vạn quân kị, bộ. Nếu xảy ra chiến tranh, Đoàn Chí khôngphải địch thủ của Trần Quốc. Lưu Long không phải địch thủ của công-chúaThánh-Thiên. Mặt này yên tâm.
Chu Kim-Hựu gật đầu:
– Ta cũng nghĩ thế. Ta lo nhất là đạo quân thứ tư. Đó là đạo của LêĐạo-Sinh và đám đệ tử của y. Chúng đang len lỏi trong đám dân chúng,chiêu mộ, đe dọa, hứa hẹn các Lạc hầu theo chúng, làm nội ứng, khi quânHán kéo sang. Đạo thứ năm còn đáng sợ hơn. Đất Tượng-quận, mười ngườiHán mới có một người Việt. Quân tướng, hầu hết là người Hán. Quang-Vũcho người len lỏi đến phong chức tước cho bọn tướng sĩ, bọn Lạc hầu nổilên làm nội ứng.
Ông hỏi Trần Năng:
– Lĩnh-Nam còn quân trừ bị không?
Trần Năng lắc đầu:
– Chỉ còn đạo Cửu-chân, phải đề phòng Nhật-nam, Cửu-chân, Giao-chỉ. Theo sư-thúc Đào Kỳ, vạn nhất xảy ra chiến tranh, chúng ta chỉ thủ, hoặc nếu cần, rút lui, nhử địch vào sâu, rồi một mặt dùng du kích đánh phía saunhư hồi An-Dương vương đánh Tần. Đợi chúng mệt mỏi ta mới phản công.
Chu Kim-Hựu gật đầu:
– Đành như thế thôi. Lĩnh-Nam đất rộng, người thưa, lại mới phục hồi.Hán đông gấp trăm mình. Đánh một trận, hai trận mình thắng. Chứ đánhmười trận, trăm trận thì mình bại. Đánh một tháng, hai tháng, thì mìnhchịu được. Chứ đánh một năm, hai năm thì mình thua.
Ông ngưng lại đặt câu hỏi với Chu Tái-Kênh:
– Hiền muội có biết tại sao Quang-Vũ phải dốc toàn lực quân nghiêng nước đánh Lĩnh-Nam không?
Chu Tái-Kênh suy nghĩ một lúc rồi lắc đầu. Trần Năng nói:
– Quang-Vũ đã nói với cháu. Y phải đánh Lĩnh-Nam, mới mong bảo vệ sựnghiệp tổ tiên. Sư thúc Lương Tùng thân với thái-tử Trang, được thái-tửcho biết Quang-Vũ thường làm việc khuya. Trong khi làm việc, y bắtthái-tử Trang đứng cạnh, giảng giải cho nghe, hầu quen việc. Y nói: Từkhi Lĩnh-Nam phục hồi, anh hùng suy cử Trưng Trắc làm hoàng-đế. Lĩnh-Nam dùng đức cai trị dân. Trên dưới một lòng. Từ vua đến quần thần, đối xửnhư cha con, anh em. Các đại thần triều Hán rục rịch nhìn về Lĩnh-Nam,muốn Quang-Vũ cải tổ nền nội trị. Một vài nơi, anh hùng nổi dậy, kéo cờThế thiên hành đạo. Đánh đến đâu, cho dân chúng suy cử hào kiệt như bênLĩnh-Nam. Vì vậy y phải diệt Lĩnh-Nam bằng mọi giá, hầu bảo vệ sự nghiệp triều Hán.
Chu Kim-Hựu gật đầu:
– Đúng như thế. Thuế Lĩnh-Nam nhẹ, dân ra sức trồng cấy. Nếu cứ đà này, trong năm năm nữa, Hán không đương nổi Lĩnh-Nam.
Cu Bò móc trong túi ra một bức thư. Nó trình cho Chu Tái-Kênh coi. Nó nói:
– Sư bá! Hồi chiều Thần-ưng từ Giao-Chỉ mang sang bức thư. Đệ tử không dám coi. Trình sư bá định liệu.
Chu Tái-Kênh nói lớn:
– Bọn thần kính cẩn tiếp chiếu chỉ.
Bà cầm chiếu đọc nói:
– Hoàng-thượng đã biết vụ Quang-Vũ quyết chí diệt Lĩnh-Nam. Ngài họp tam công, triều thần nghị sự. Đào Kỳ ước tính rằng: Đoàn Chí, Lưu Long,cũng như Mã Viện đánh xuống Lĩnh-Nam, hai mặt Trường-sa, và Nam-hải đủsức chống cự. Duy mặt Tượng-quận quá yếu, thiếu đại tướng võ công cao.Hoàng-thượng ban sắc chỉ cho Đào vương phi làm:
Tĩnh-trai công-chúa.
Đinh Xuân-Hoa hướng về phía nam lễ tạ. Chu Tái-Kênh tiếp:
– Ngài muốn ta, cùng với Tĩnh-trai công-chúa, dẫn Yên-Lãng công-chúaTrần Năng đến Tượng-quận, trợ công-chúa Nguyệt-đức Phùng Vĩnh-Hoa. Mọiviệc ở đây, trao cho đại ca với Lương Tùng lo liệu.
Chu Kim-Hựu quì xuống, hướng về phía Nam lễ bốn lễ:
– Thần xin kính cẩn tuân chỉ dụ của hoàng-thượng.
Ông bảo Chu Tái-Kênh:
– Ngày mai, em đến yết kiến Mã thái-hậu, từ biệt bà, nói rằng vềLĩnh-Nam chờ đợi. Khi quân Đoàn Chí đánh xuống Thường-sơn, Đông-sơn, hai em sẽ làm nội ứng. Rồi dùng thẻ bài của mụ vào Thục, đánh lừa Ngô Hán,dò tin tức, hầu giúp công-chúa Nguyệt-đức. Không chừng Mã hậu còn ralệnh đến Ngô Hán giao cho em một đạo quân. Vì chúng tưởng hai em cũnggiống như thầy trò Lê Đạo-Sinh. Bấy giờ hai em dùng quân Hán, đánh Hánmới vui.
Trần Năng nói với công-chúa Tĩnh-trai Đinh Xuân-Hoa:
– Thái sư-mẫu. Đệ tử có cảm tưởng như Quang-Vũ biết hết việc làm củachúng ta, của Tường-Qui và của Mã thái-hậu. Vì vậy y mới có quyết địnhđi ngược với chủ trương chúng ta. Chúng ta vừa hạ được phe Quách-hậu chủ trương diệt Lĩnh-Nam. Lập tức y truyền chỉ kéo quân nghiêng nước đánhLĩnh-Nam. Hoàng-thượng cho chúng ta sang Trung-nguyên, khích Mã thái-hậu dùng áp lực đánh xuống Nam-hải. Quang-Vũ dùng năm đạo quân đánhLĩnh-Nam, và chọn mặt trận Thục làm chính.
Tĩnh-trai công-chúa suy nghĩ một lúc, đáp:
– Có thể như thế. Không chừng chúng ta hành sự sơ hở để Quang-Vũ càingười vào, hoặc để y biết được kế sách. Mà dù y không biết kế sách củata. Y cũng hành động như thế. Từ trước đến giờ, khi một người lên làmvua Trung-nguyên, lập tức họ muốn đánh chiếm các nước xung quanh. Anhhùng, hiệp nghĩa như Thiên-sơn thất hùng, mới làm chúa Ích-châu, lochống đỡ lấy bản thân mình không xong. Thế mà khi Lê Đạo-Sinh đến xingiúp đỡ. Đã vội vã hứa khi chiếm được thiên hạ, phong cho Lê làm vuaLĩnh-Nam. Trưng hoàng-đế đã phán: Dù ai làm chúa Trung-nguyên, dù ở thời nào cũng thế. Chúng ta phải làm cho nước giàu, dân mạnh, trên dưới mộtlòng, mới hy vọng làm mất dã tâm xâm chiếm đất nước mình. Cứ coi cáigương Tần Thủy-Hoàng mạnh biết dường nào. An-Dương vương diệt Đồ Thư vànăm mươi vạn quân. Thủy-Hoàng không dám đánh Lĩnh-Nam nữa.
Chu Tái-Kênh thở dài:
– Ta thực xấu hổ. Hoàng-thượng cử em với ta sang Trung-nguyên giúp ChuTường-Qui, liên kết đại thần, nội cung triều Hán, hầu làm cho Quang-Vũbỏ ý định diệt Lĩnh-Nam, hoặc giả kéo dài được ít năm. Giúp Tường-Quithì chúng ta thành công. Liên kết với hậu cung, đại thần, chúng ta đãlàm được. Đánh phá phe chủ trương chiếm Lĩnh-Nam, chúng ta đã làm xong.Không ngờ, chúng ta không diệt được cái ông con trời trong tâm Quang-Vũ. Y nghĩ mình là con trời, nhất định diệt hết lân bang để ngồi trùm thiên hạ. Đất không hai mặt trời. Nước không hai vua. Bây giờ chỉ còn mộtđường. Dùng võ lực.
Yên-lãng công-chúa Trần Năng nổi giận:
– Sư mẫu! Nếu phải dùng võ lực, chúng ta chọn đường lối nào ít tốn xương máu nhất mà thi hành. Ngay đêm nay, chúng ta bất thần giết chếtQuang-Vũ, tam công, tể tướng. Nếu có chết, chỉ chết ba chúng ta với CuBò là cùng. Làm như vậy, khiến cho triều đình nhà Hán rối loạn. Cáchoàng tử tranh nhau ngôi vua. Họ không còn nghĩ đến đánh Lĩnh-Nam nữa.
Tĩnh-trai công-chúa Đinh Xuân-Hoa suy nghĩ một lúc, rồi bà đưa mắt hỏi ý kiến Vương Sa-Giang. Vì bà biết cô nàng dâu này kiến thức không thua gì Trưng Nhị, mưu mẹo chẳng nhường Phùng Vĩnh-Hoa, nàng lại hiểu nhiều vềTrung-nguyên. Sa-Giang biết ý sư mẫu. Nàng kính cẩn thưa:
– Thưa sư mẫu, cần tính toán cho cẩn thận. Khi đã ra tay, phải thànhcông. Ở đây chúng ta có bảy người. Giết Quang-Vũ dễ nhất, ta để cho CuBò thi hành. Cu Bò vào cung Tuyên-hòa, thông thuộc đường lối, chạy chơivới Đoan-Nhu, không ai để ý. Bất thần y bỏ thuốc độc giết Quang-Vũ. Còntể tướng, tư không, tư đồ không biết võ công. Chúng ta ba người có thẻbài của Mã thái-hậu, đường đường chính chính đến dinh của họ, xin vàoyết kiến, roi bất thần phóng chưởng giết chết. Còn đại tư mã Đặng Vũõ là bạn của Lĩnh-Nam. Chúng ta xuất thân nghĩa hiệp, không thể giết bạn.
Chu Tái-Kênh tính xa hơn:
– Việc này rất quan trọng. Chúng ta cần tấu chương về xin chỉ dụ của hoàng-thượng, rồi hãy làm.
Chu Kim-Hựu bàn:
– Chúng ta giết Quang-Vũ, tam công, tể tướng nhất định là thành côngrồi. Ta đề nghị thế này: Chỉ còn mấy ngày nữa. Quang-Vũ cùng đại thầnđến tế nhà Thái-miếu. Trước lễ tế Thái miếu mấy ngày, ngự trù dâng rượungon. Rượu này quan Thái-y, ngự trù phải nếm trước xem có thuốc độc haykhông. Sau đó rượu được đưa vào cung Tuyên-hòa, giao cho hoàng hậu cấtgiữ. Sáng hôm tế, hoàng hậu mới đem ra trao cho thái giám mang đi. Saukhi tế Quang-Vũ uống một ly. Sau đó ban cho quần thần. Vậy chúng ta giao thuốc độc, với liều nhẹ trao cho Cu Bò. Cu Bò lén bỏ thuốc vào.Quang-Vũ, quần thần uống xong tất sinh bệnh. Y mời Yên-Lãng công-chúatới chữa trị. Công chúa chỉ việc dùng Lĩnh-Nam chỉ, phóng vào ngực y,giết chết tại chỗ. Trong khi đó, Tái-Kênh, Xuân-Hoa với ta cùng ra taygiết tam công, tể tướng. Hoàn tất kế hoạch chúng ta bỏ chạy lên phíabắc, rồi đến Nam-xương. Sư đệ Trần Kim-Hồ cấp thuyền cho chúng ta vềLĩnh-Nam.
Cu Bò ngơ ngác hỏi:
– Thưa sư bá sao không chạy về phía Nam?
Chu Tái-Kênh đáp:
– Lĩnh-Nam ở phương Nam. Chúng ta giết Quang-Vũ, tất chúng cho thiết kịđuổi về phương Nam. Trong khi đó, chúng ta chạy lên phía Bắc.
Chu Kim-Hựu biểu đồng tình:
– Chúng ta chia làm hai toán. Hiền muội Trần Năng, với ta giết Quang-Vũ, quần thần. Còn Xuân-Hoa, với Cu Bò, Đào Nhị-Gia và Sa-Giang chia nhauẩn núp trong hoàng cung. Khi Trần Năng, giết Quang-Vũ rồi, ra hiệu choThần-ưng bay vọt lên cao. Các vị ở ngoài biết đã thành công, cùng ra tay đốt cung điện. Xuân-Hoa đốt lầu Thúy-hoa. Cu Bò Lương Tùng đốt cungTuyên-hòa. Sún Rỗ Đào N hị-Gia đốt điện Gia-đức. Cháu Sa-Giang đốt điệnÔn-minh. Hoàng cung náo loạn lên, chúng ta có dịp chạy trốn.
Bỗng có tiếng vọng lại:
– A Di Đà Phật! Tại sao bỗng nhiên sát nghiệp lại nổi lên thế này. Giết kẻ bạo tàn, mình cũng thành kẻ bạo tàn. Có khác gì đâu?
Trần Năng nói nhỏ với mọi người:
– Bồ-tát Tăng-giả Nan-đà đấy.
Bà kêu lớn lên:
– Sư phụ! Sư phụ ở đâu? Xin xuất hiện cho đệ tử được tương kiến?
Không có tiếng đáp lại.
Cu Bò hỏi Đào-nhị-Gia:
– Anh Sún Rỗ! Tại sao có người đến, mà Thần-ưng không báo cho mình?
Đào-nhị-Gia lắc đầu:
– Em phải nhớ rằng: Thần-ưng không khôn như người. Chúng chỉ phân biệtđược kẻ địch với chúng ta. Kẻ địch chúng báo động. Còn giữa chúng ta,chúng để nguyên. Với chúng, Tăng-giả Nan-đà là thánh nhân, ngài đã từngthân thiện với chúng ta. Chúng tưởng là bạn.
Chàng huýt sáo. Một Thần-ưng bay tới, chàng chỉ, trỏ ra lệnh. Nó bay vút lên cao, tới ngôi vườn trống đâm bổ xuống, kêu lên mấy tiếng. Cu Bòreo:
– Có nhiều người nhà ở vườn bên kia.
Chu Tái-Kênh vẫy mọi người cùng chạy sang.
Trên một mỏm đá, Tăng-giả Nan-đà đang ngồi nhập định. Cạnh ngài còn hai người nữa: Nguyễn Phan, Trần Tự-Sơn.
Trần Năng đến trước Tăng-giả Nan-đà quỳ xuống hành lễ:
– A Di Đà Phật! Đệ tử có phúc duyên, lại được tham kiến sư phụ ở đây. Sư phụ giá lâm đã lâu chưa?
Trong khi đó Chu Kim-Hựu đến trước Trần Tự-Sơn cung kính hành lễ:
– Thần, Mã Vũ kính cẩn ra mắt vương gia.
Trần Tự-Sơn vẫy tay:
– Bô-lỗ đại tướng quân. Việc làm của ngươi ta biết từ lâu rồi. Lần đầutiên gặp ngươi ở Trường-an, ta đã biết ngươi thuộc giòng dõi trung lương đất Lĩnh-Nam nhà mình. Song ngươi cũng như ta, cùng mưu đồ phục quốc.Việc làm phải giữ bí mật. Lộ ra, không những mất mạng, mà việc phục quốc càng thêm khó khăn. Trong trận đánh nhau với Sầm Bành ở Côn-dương.Ngươi bị Sầm Bành đánh bại. Sầm đuổi theo ngươi đến phía Nam. Người quay lại, đánh lui Sầm bằng võ công Cửu-chân. Ta lược trận phía sau nên biết rõ hết.
Chu Kim-Hựu nghe nói, mồ hôi ướt đầy áo. Nguyên hồi đó, võ công Cửu-chân của ông thừa sức thắng Sầm Bành, mà không dám xử dụng. Ông trá bại, đến phía nam, tưởng không có ai. Ông xử dụng võ công Cửu-chân chỉ đánh hơnnăm mươi chiêu, đã thắng y. Việc đó, ông tưởng chỉ mình ông với Sầmbiết. Không ngờ Trần Tự-Sơn biết từ lâu. Nếu Tự-Sơn không cùng một chíhướng với ông, việc ông ẩn thân trong quân Hán đã bị lộ. Ông bị chặt đầu từ lâu.
Tăng-giả Nan-đà chắp tay nói:
– Các vị bàn việc ám sát Quang-Vũ, với các đại thần thực không ổn. GiữaLĩnh-Nam với Trung-nguyên, nên tìm cách hóa giải. Hơn là cứ chém giếtnhau mãi. Quang-Vũ ác độc thực. Nay các vị giết Quang-Vũ, tức lấy bạotàn thay bạo tàn, còn đâu là đức của người nghĩa hiệp?
Chu Tái-Kênh chưa biết Tăng-giả Nan-đà. Bà không phục:
– Như lời đại sư nói, chúng tôi đành đưa cổ cho Quang-Vũ giết sao?
Trần Tự-Sơn thở dài, nói với Chu Tái-Kênh:
– Trần phu nhân. Tôi không dám tự hào mình có đại công với Lĩnh-Nam. Tôi với Khất đại phu có tình chú cháu. Phu nhân là thím của tôi. Tôi khôngdám dùng chức tước Thái thượng-hoàng mà hoàng-đế Lĩnh-Nam tặng cho tôi.Tôi chỉ xin tất cả các vị hãy vì tôi, mà hứa: Không bao giờ giết nghĩahuynh Quang-Vũ.
Đinh Xuân-Hoa, Chu Kim-Hựu, Trần Năng, Sún Rỗ, Sa-Giang tuân phục TrầnTự-Sơn đã quen. Tất cả đều gật đầu. Riêng Cu Bò, nó mới được cử làmtướng chỉ huy sư Thần-ưng gần đây. Nó nghe nói về Trần Tự-Sơn, mà chưabiết mặt. Bây giờ thấy ngài như hạ lệnh cho sư bá, sư huynh. Nó thấy sưbá Chu Kim-Hựu gọi ngài bằng vương gia, nay nghe ngài kể rằng Quang-Vũlà nghĩa huynh. Nó cho rằng ngài là đại thần nhà Hán. Nó bực mình:
– Chúng tôi, là con dân Lĩnh-Nam, chỉ biết tuân chỉ chị hoàng-đếá thôi.Ông muốn bảo chúng tôi đừng giết Quang-Vũ, e còn khó hơn bắc thang lêntrời. Ông không tự biết mình tí nào hết. Bộ ông không muốn sống nữa sao?
Trời cho Trần Tự-Sơn có con mắt tinh đời. Ông từng lãnh đạo hàng triệutướng sĩ Hán, Lĩnh-Nam. Cho nên chỉ liếc qua một cái, ông phân biệt được kẻ trung người nịnh. Chính ông đã nhìn ra chân tài Trưng Nhị, NguyễnPhương-Dung, Đào Kỳ, Phùng Vĩnh-Hoa, khi cha mẹ, sư phụ của họ chưa biết được họ. Nghe Cu Bò nói, ông vẫy tay ra hiệu cho Chu Kim-Hựu, ĐinhXuân-Hoa đừng ngăn cản Cu Bò.
Ông mỉm cười hỏi:
– Chú em, chú tên gì? Sư phụ tên gì?
Cu Bò thấy Trần Tự-Sơn không giận dữ. Nó bớt nóng nảy hơn:
– Tôi sinh ra, không biết tên cha mẹ. Sư tỷ Hồ Đề bảo cha tôi tênLạc-Long-Quân, mẹ tôi tên Âu-Cơ. Sư phụ tôi họ Đào tên Thế-Hùng người là đại anh hùng, đại hào kiệt Lĩnh-Nam, người đã tuẫn quốc.
Trần Tự-Sơn mỉm cười sung sướng:
– Thì ra thế. Chú em xuất thân danh gia có khác. Hèn chi khí phách hơnđời. Ta hỏi chú nhé: Nếu chú có người anh kết nghĩa, bị người ta bàn kếgiết chết. Chú có ngăn cản không?
Cu Bò vỗ tay vào nhau:
– Thông thường tôi ngăn cản. Ngược lại nghĩa huynh làm hại Lĩnh-Nam.Không những tôi ngăn cản, mà đích thân tôi giết nghĩa huynh nữa. Giếtmột nghĩa huynh, mà yên trăm họ Lĩnh-Nam tại sao không?
Trần Tự-Sơn liếc nhìn Chu Kim-Hựu, Đinh Xuân-Hoa mỉm cười. Ông sống bêncạnh Hoàng Thiều-Hoa, Đào Kỳ đã lâu. Ông không lạ gì đường lối võ đạoCửu-chân: Đặt đất nước trên hết. Cu Bò được Đào Quí-Minh thay cha nhậnlàm sư đệ. Võ công, võ đạo của nó hoàn toàn do Đào Quí-Minh dạy. Từ ngày đến Lạc-dương, do Đinh Xuân-Hoa dạy. Ông cười:
– Chú chỉ biết một mà không biết hai. Nếu bây giờ Lĩnh-Nam giếtQuang-Vũ, đương nhiên thành công. Ngặt một điều, trong triều hiện cónhiều phe phái thân Lĩnh-Nam. Nhiều phe phái muốn diệt Lĩnh-Nam. Khi các vị giết Quang-Vũ, tam công, đại thần, Trung-nguyên sẽ có hoàng-đế mới.Toàn Trung-nguyên, triều Hán đều trở thành thù hận Lĩnh-Nam. Bấy giờ họkéo đại binh sang đánh, lấy lý do trả thù, triệu người như một. Lĩnh-Nam làm sao chống nổi?
Ông ngừng lại nhìn Trần Năng tiếp:
– Ta dựng lên triều đình Đông Hán, ta hiểu các đại thần hơn hết. Khôngphải ai cũng ác độc. Ai cũng muốn diệt Lĩnh-Nam. Ngươi thấy đó, triềuthần Đông-Hán có người như Hoài-nam vương, như Đặng Vũ, như Ngô Hán, vàcũng có loại người như ta, như Mã Vũ. Hiện nay phe thân Lĩnh-Nam cónhững người xung quanh Hàn thái-hậu, Âm hoàng-hậu, Chu quí-phi. Đại thần có Đặng Vũ, Mã Vũ, Chu Hựu, Trần Kim-Hồ... và nhiều nữa. Phe chủ trương diệt Lĩnh-Nam có phe đảng của Mã thái-hậu, Quách hoàng-hậu, Chu-Long.Hai phe gờm nhau từng bước, từng bước. Quang-Vũ lo sợ ngai vàng lunglay, y ngả theo phe chủ chiến. Trong năm mặt trận. Đáng sợ nhất là mặttrận của thầy trò Lê Đạo-Sinh với đám người Hán ở Lĩnh-Nam. Còn ba đạoNgô Hán, Mã Viện và Lưu Long, Đoàn Chí không đáng lo. Tại sao? Cả bangười đều dùng dằng không muốn tiến binh. Họ sợ tiến binh trước, sẽ anhhùng Lĩnh-Nam phản công. Đạo nào cũng chờ cho hai đạo kia tiến binhtrước. Dù thắng, dù bại, Lĩnh-Nam hao tổn nguyên khí. Bấy giờ họ mớitiến binh. Vậy ta chỉ cần phái ba người, miệng lưỡi cho giỏi, tới thuyết Ngô, Mã, Lưu. Khiến ba nơi đều chần chờ. Ta bất thần tập họp binh mã,đánh một trận, dẹp tan một trong ba đạo. Hai đạo kia kinh hồn táng đởm.Trong khi đó phe chủ hòa ở triều sẽ bàn truyện bãi binh.
Chu Tái-Kênh liếc nhìn Đinh Xuân-Hoa, Sa-Giang, Sún Rỗ gật đầu. Bà nói:
– Bọn chúng tôi không nghĩ sâu xa. Suýt nữa hồ đồ, làm hại đại cuộc. Mong thái thượng hoàng đại xá cho.
Trần Tự-Sơn cười:
– So vai vế, người là thím của tôi. Thím đừng dạy quá lời. Huống hồ naytôi đã theo Bồ Tát, pháp danh của tôi là Tử-Lăng. Nghiêm Sơn thành TrầnTự-Sơn. Trần Tự-Sơn chết rồi. Từ nay chỉ còn Tử-Lăng mà thôi. Xin cácngười nhớ cho. Các người muốn gọi tôi bằng danh từ Trần Tử-Lăng, NghiêmTử-Lăng tùy ý.
Sún Rỗ hỏi:
– Đại ca Tử-Lăng! Thế còn sư tỷ Thiều-Hoa đâu?
Tử-Lăng chỉ về phía hoàng thành:
– Nàng nhập hoàng thành vấn an Hàn thái-hậu.
Tăng-giả Nan-đà lên tiếng:
– Chúng ta đi thôi.
Thấp thoáng một cái. Ba người đã biến vào đêm tối mất dạng.
Chu Kim-Hựu bàn:
– Vậy hiền muội, sư muội Trần Năng trở về Lĩnh-Nam tường trình mọi sựlên hoàng-đếá. Sa-Giang, Sún Rỗ về Nam-hải. Ta với Cu Bò ở lại đây.
Hôm sau ba người vào cung cáo từ Hàn thái-hậu, Quang-Vũ, Chu Tường-Quilên đường về Lĩnh-Nam. Trong con mắt của Quang-Vũ, Chu Tường-Qui, bangười là anh hùng Lĩnh-Nam không thể nào chiêu dụ được. Còn Mã thái-hậu, vì cái kho tàng lớn lao, làm mụ mê muội. Mụ tưởng ba người cùng một thứ như Lê Đạo-Sinh, mụ có thể dùng công danh sai bảo. Mụ ban chỉ dụ cho ba người phải làm nội ứng khi quân Hán đánh xuống. Nếu có điều gì cần, cứđưa thẻ bài ra. Dù Ngô Hán, Mã Viện, Lưu Long cũng phải giúp đỡ.
Ba người lấy ngựa, hướng Hán-trung tiến phát. Hơn một ngày mới tớiTrường-an. Trần Năng chỉ cho Chu Tái-Kênh, Đinh Xuân-Hoa biết nơi đãdiễn ra trận chiến kinh hồn táng đởm giữa quân Việt-Thục với Hán, khiếnQuang-Vũ phải bỏ Trường-an rút về Đồng-quan. Chu Tái-Kênh than thở:
– Nếu không xảy ra vụ Công-tôn Thi. Có lẽ giờ này Hán vẫn còn sợ Thục,Lĩnh-Nam. Chứ có đâu Lĩnh-Nam phải ưu tư như thế này. Không biết tênCông-tôn Thi hiện giờ ở đâu? Chúng ta phải tìm y, băm vằm ra cho bỏghét.
Bỗng Trần Năng nói sẽ:
– Có sáu người đang phi ngựa từ phía sau sắp tới.
Quả nhiên, lát sau, sáu người phi ngựa tới. Một người trang phục theolối đại quan, và năm người theo lối đại tướng quân. Họ thấy ba phụ nữđeo kiếm, gò ngựa đứng bên đường, thì liếc mắt nhìn, rồi phi tiếp.
Trần Năng rất kinh nghiệm về quan chế nhà Hán. Bà nói:
– Người quyền quí ít ra cũng tước hầu, bá. Còn năm người võ tướng, võcông rất cao, e họ không thua gì bọn Phong-châu song-quái. Có lẽ họ từLạc-dương vào Thục gặp Ngô Hán đây. Không chừng họ là sứ giả củaQuang-Vũ cũng nên.
Hôm sau, ba người đi vào địa phận Dương-bình-quan. Trần Năng nhìn lạithành xưa. Trước đây anh hùng Lĩnh-Nam đánh Thục giúp Hán, rồi phản Hántrợ Thục. Bây giờ, thành lại thuộc Hán. Cuộc đời như lớp sóng. Lớp nàylên, lớp kia xuống, khó biết sau này sẽ ra sao. Rời Dương-bình-quan, bangười đi về phía Kiếm-các. Bỗng Trần Năng chỉ về phía trước. ChuTái-Kênh nhìn theo: Vẫn người quyền quí, và năm võ tướng hôm trước, đang thả ngựa ăn cỏ. Họ cùng ngồi dưới gốc cây nghỉ ngơi. Chu Tái-Kênh nháyhai người, rồi cùng gò ngựa, cột vào gốc cây gần đó lấy lương khô ra ăn.
Một võ tướng nói với người quyền quí:
– Vương đại ca. Đại ca thử đoán xem, ba người đàn bà kia võ công đếntrình độ nào ? Kiếm của họ dài và nhỏ. Tiểu đệ chưa hề thấy qua.
Người quyền quí họ Vương đáp:
– Đúng đấy! Kiếm của họ là kiếm Lĩnh-Nam. Có lẽ ba người này từ Lĩnh-Nam tới. Đàn bà Lĩnh-Nam võ công rất cao cường. Trước đây họ theo Lĩnh-Namvương đánh Thục, rồi phản Hán trợ Thục. Các đại tướng vô địch như SầmBành, Cảnh Yểm, Phùng Dị đều mất mạng về tay họ đấy. Phạm lục đệ khôngnên gây hấn với họ.
Nội công Chu Tái-Kênh rất cao. Bà nghe rõ hết. Bà sẽ thuật cho Trần Năng với Đinh Xuân-Hoa nghe.
Phía bên kia, gã họ Phạm lại nói:
– Đệ không tin. Để tiểu đệ thử xem.
Miệng nói, gã họ Phạm đứng lên tiến về phía ba người. Chu Tái-Kênh bảo Trần Năng:
– Năng nhi! Con đừng quay lại, con nhắm đầu gối tên họ Phạm, điểm một chỉ. Cốt đánh ngã y, chứ đừng giết y.
Trần Năng nghe sư mẫu nói. Bà chĩa ngón tay trở về sau, nhắm đầu gối gãhọ Phạm điểm một cái. Gã họ Phạm tiến tới cách ba người hơn trượng. Tựnhiên thấy đầu gối như bị cái dùi đâm vào, khiến gã không tự chủ được,kêu lên một tiếng, ôm gối ngã lăn ra.
Người họ Vương kêu lên:
– Cái gì vậy?
Cả năm người chạy lại, đỡ gã họ Phạm lên. Đầu gối bị sưng lớn, máu bầmtím. Trong khi đó bọn Chu Tái-Kênh vẫn không quay trở lại. Người họVương tiến tới phía sau, mà bọn Chu Tái-Kênh vẫn lờ đi như không biết. Y lên tiếng hỏi:
– Các vị là ai? Vào Ích-châu có việc gì? Tại sao lại đánh lục đệ của ta bị thương?
Chu Tái-Kênh, vốn tính ngỗ nghịch. Đến Trưng-đế bà còn không sợ. Bà trả lời bằng giọng ngang tàng:
– Chúng ta là công-chúa, con Ngọc-hoàng-thượng đế. Chúng ta có việc vàoÍch-châu cũng như các ngươi vậy. Còn gã họ Phạm kia, chắc đi ăn trộm, bị người ta đánh cho bị thương. Thế mà ngươi bảo chúng ta đánh y, thực vôlý. Chúng ta đánh bằng gì? Chiêu thức nào? Các ngươi có tới mười hai con mắt, các ngươi có mù đâu mà không thấy?
Một người to lớn, mặt đen như nhọ chảo nổi giận quát lên:
– Ta là Lê Hựu, một đời dọc ngang. Há để cho bọn đàn bà các ngươi nhục mạ sao?
Miệng nói y phóng chưởng tấn công Chu Tái-Kênh. Chưởng lực của y hùnghậu vô cùng. Chưởng phong ào ào chụp tới. Trần Năng ngồi gần y nhất. Bàvọt người lên cao. Còn lơ lửng trên không, bà đã phất chiêu Loa thànhnguyệt ảnh đánh xuống đỉnh đầu gã Lê Hựu. Lê Hựu thấy chưởng lực của bàhung dữ, khắc chế với chưởng của y. Y vội nhảy lui lại, đổi chiêu, hướng chưởng lên cao đỡ. Binh một tiếng. Người y bật lui lại ba bước. Trongkhi Trần Năng đáp xuống đất, ung dung nhìn y.
Lê Hựu hít một hơi, vận chưởng đánh tiếp, miệng hô lớn:
– Thì ra ngươi là một cao thủ. Hãy tiếp chưởng nữa của ta.
Trần Năng ra chiêu Ngưu tẩu như phi. Bà vẫn chưa vận Thiền-công. Chưởngphong ào ào tuôn ra. Binh một tiếng. Lê Hựu lui lại ba bước. Còn bà vẫnđứng ung dung. Thắng bại đã phân. Người họ Vương nói:
– Ngô nhị đệ! Ngươi giúp Lê ngũ đệ một tay.
Gã họ Ngô dạ một tiếng. Y vung chưởng tấn công Trần Năng, trong khi LêHựu cũng đánh tới. Trần Năng phát chiêu Lưỡng ngưu tranh phong. Bà mượnsức của hai người, đẩy chưởng lực họ vào nhau. Binh một tiếng lớn.Chưởng gã họ Lê, họ Ngô đụng nhau. Cả hai mặt đỏ gay, đều lui lại.
Hai gã quát lên, đồng nhảy vào tấn công. Trần Năng bình tĩnh chống trả.Bà dùng thân pháp Thiền-tông. Khi phải, khi trái, lúc có lúc vọt lênkhông ; cũng có khi bà dùng Phục-ngưu thần chưởng, hay chưởng phápCửu-chân. Bà vận Thiền-công. Chưởng pháp trở thành nhẹ nhàng, phiêu hốt, nhàn tản. Mặc hai người ra chiêu, hiểm độc thế nào, bà cũng tránh được.
Người họ Vương hô lên:
– Ngừng tay!
Ba người cùng nhảy lui trở lại. Người họ Vương tiến lên cung kính hỏi Trần Năng:
– Chẳng hay cô nương với Lục trúc tiên sinh là chỗ như thế nào?
Nghe đến bốn chữ Lục trúc tiên sinh, Trần Năng biết người họ Vương thuộc loại thân thiết với Lê Đạo-Sinh. Bà định nói dối, không nhận ngườisư-thúc hại dân, hại nước, thân danh tàn tệ đó. Hình ảnh ngày xử tội TôĐịnh, chính Lê Đạo-Sinh giết Đào Thế-Hùng, Hồng-Thanh, anh hùng thiên hạ đều nghiến răng căm hận. Thế nhưng Khất đại phu vẫn nhận y là sư đệ. Võ đạo phái Tản-Viên như thế đó. Bà đành miễn cưỡng trả lời:
– Tiểu nữ gọi người bằng sư-thúc. Chẳng hay các vị là ai? Tại sao biết sư-thúc tiểu nữ?
Cả bọn sáu người cùng kêu lớn lên một tiếng ái chà. Người họ Vương càng tỏ vẻ khách sáo:
– Thì ra người nhà cả. Chúng tôi đã có dịp đàm luận võ công với người. Vì vậy khi cô nương ra chiêu. Chúng tôi mới nhận được.
Y tự giới thiệu cả bọn:
– Chúng tôi là sáu anh em kết nghĩa. Tôi họ Vương tên Bá.
Trần Năng đã nghe Trần Tự-Sơn nói nhiều về các nhân vật triều Hán. Bà kêu lớn lên:
– Thảo nào! Thì ra ngài là Hoài-dương hầu. Hiện lĩnh chức thái thú Thượng-dung thì phải. Thực đắc tội.
Tuy miệng nói vậy, mà trong lòng nghĩ:
– Hỏng bét. Người này thân với sư-thúc. Ta cứ ậm ờ, để do la tin tức sư-thúc xem sao.
Người họ Vương tên thực là Vương Bá. Cách đây gần hai mươi năm, y cắpgươm theo Nghiêm Sơn, Quang-Vũ. Y là người tài kiêm văn võ, vào sinh ratử biết bao phen, mới được Quang-Vũ phong cho tước Hoài-dương hầu, lĩnhchức thái thú Thượng-dung. Vương tự thị võ công, văn học, công trạng đều lớn hơn bọn Ngô Hán, Đặng Vũõ, Mã Viện, mà không được cầm quyền đạitướng quân. Sau y mới tìm ra rằng. Sở dĩ ba người kia văn không hơn, võkhông bằng mà được cầm đại quân. Vì họ biết thu dùng nhân tài, có nhiềucao thủ dưới quyền. Khi trấn Thượng-dung, y thu dùng năm cao thủ, rồikết huynh đệ. Y lớn tuổi nhất đứng đầu. Thứ đến Ngô Bình, Vũ Đạt, HàChi, Lê Hựu, Phạm An. Y cho các nghĩa đệ cầm quyền tướng quân. Tiếng tăm Thượng-dung lục hữu vang danh Trung-nguyên.
Cách đây mấy hôm, Vương Bá nhận được chiếu chỉ của triều đình, cử y lĩnh chức Thứ-sử Thành-đô, kiêm tổng trấn Ích-châu thay Ngô Hán, để Ngô đemquân vượt Độ-khẩu đánh Lĩnh-Nam. Y vội vàng trao chức thái thú cho tânnhậm, cùng năm nghĩa đệ lên đường vào Thành-đô. Giữa đường y gặp bọn Chu Tái-Kênh. Y thấy hai nghĩa đệ của mình, võ công nức tiếng Thượng-Dung,mà đấu không lại một thiếu phụ trẻ. Thoáng một cái, y đã nhận ra võ công thiếu phụ rất cao siêu. Đối phương chỉ muốn đùa cợt. Chứ thực sự đốiphương ra tay, hai nghĩa đệ của y đã mất mạng trong chốc lát. Y thấyngoài Trần Năng ra còn hai người đàn bà cao niên, dường như sư trưởngcủa Trần Năng. Nếu đụng độ bên y sẽ bị đánh bại. Là người khôn ngoan, ymuốn kết thân với hào kiệt, để gây thanh thế như Mã Viện, Đặng Vũõ. Vìvậy y mới có lời lẽ khách khí.
Trần Năng chỉ Chu Tái-Kênh:
– Đây là sư mẫu của tôi. Người là sư tỷ của Lục-trúc tiên sinh.
Vương Bá đã có dịp tiếp xúc với Lê Đạo-Sinh. Vương thấy võ công Lê ngang với bọn Sầm Bành, Phùng-Dị. Sầm, Phùng chỉ có cái dũng. Còn Lê tỏa ramột bác học, đại tôn sư võ học. Y sinh lòng kính trọng. Lê hiện theogiúp trong quân Ngô Hán, được Quang-Vũ phong tước Lĩnh-nam công, lĩnhchức đại tướng quân. Bọn Đức-Hiệp, Vũ Hỷ, Hoàng Thái-Tuế, Ngô Tiến-Hyđều được lĩnh chức thái thú, tước phong hầu. Hôm nay y thấy võ công Trần Năng cao hơn bọn Vũ-Hỷ nhiều. Bà còn giới thiệu Chu Tái-Kênh là sư tỷLê Đạo-Sinh. Khiến Vương Bá càng thêm kính trọng.
Y kính cẩn hành lễ:
– Tiểu tướng được nghe danh Lĩnh-nam tiên ông từ lâu. Hôm nay mới được diện kiến với phu nhân. Thực là tam sinh hữu hạnh.
Trần Năng lại giới thiệu Đinh Xuân-Hoa:
– Vị này là thái sư mẫu của chồng tôi.
Vương Bá không biết võ công của Đinh Xuân-Hoa ra sao. Trong đầu y nghĩ:Chỉ cần võ công bà ngang với Trần Năng cũng đủ. Y cung kính nói:
– Tiểu tướng mới được sắc phong làm Thứ sử Thành-đô, kiêm tổng trấnÍch-châu. Trên đường đi nhậm chức, gặp các vị. Có đôi chút hiểu lầm.Mong các vị thứ lỗi.
Chu Tái-Kênh đã nghĩ được một kế. Bà móc túi ra ba cái thẻ bài khắc con phụng của Mã thái-hậu:
– Thì ra quân hầu mới được tân thăng. Mừng cho ngài. Chúng tôi tuân chỉ dụ Thái-hậu, vào Thành-đô, rồi đi Lĩnh-Nam có việc khẩn.
Vương Bá cầm thẻ bài xem xét kỹ. Y trả lại Chu Tái-Kênh nói:
– Các vị là khâm sai của Mã thái-hậu. Hèn gì võ công cao thâm. Tiểutướng cả gan, dám xin các vị đi cùng cho vui. Không biết các vị có chấpthuận không?
Chu Tái-Kênh đáp:
– Như vậy chúng tôi mạo phạm quá. Nào chúng ta cùng lên đường.
Trần Năng móc trong túi ra bình thuốc nhỏ đến trước mặt Phạm An. Bà lấyviên thuốc để lên tay búng đến véo một cái. Viên thuốc quay tròn với tốc độ thật mau. Khi sắp chạm vào đầu gối Phạm An thì vỡ tan thành bụi. Bụi thuốc phủ lên đầu gối Phạm An. Đầu gối y hết sưng liền.
Phạm An cung kính:
– Đa tạ Y-tiên.
Trên đường đi, Chu Tái-Kênh dò la Vương Bá:
– Chúng tôi tối tăm lắm. Dám hỏi hiện giữa Xa-kị đại tướng quân Ngô Hán với Vương Thứ-sử, ai ở trên?
Vương Bá đáp:
– Chúng tôi đều được phong hầu cả. Không ai ở trên ai. Ngô tướng quâncầm quân đánh sang Lĩnh-Nam. Còn tôi thì trấn thủ thay cho người.
Trần Năng đã kinh nghiệm qua vụ Trần Tự-Sơn, với những khúc mắc trongquan trường. Bà nhận ra chủ ý của Quang-Vũ: Y trao đại quân cho Ngô Hánmà trong lòng nghi ngờ. Ngô vừa đánh chiếm được Trường-an, triều đình đã vội cử người thay thế. Khi Ngô chiếm xong Hán-trung, triều đình lại cửngười trấn thủ. Bây giờ Ngô chiếm được Ích-châu. Quang-Vũ muốn cho yđánh xuống Lĩnh-Nam, vì sợ Ngô nắm Ích-châu, Lĩnh-Nam, lỡ y trở mặt thìnguy. Vì vậy y mới nghĩ đến cử người đi trấn Ích-châu. Y biết xưa naygiữa Vương Bá với Ngô Hán có chỗ ganh nhau vì tiếng tăm. Y mới cử Vươngvào chức tổng trấn Ích-châu hầu đề phòng Ngô Hán.
Trần Năng cười:
– Vương thứ-sử! Người thử nghĩ xem hoàng-thượng tin Ngô Hán hay tin Thứ-sử?
Vương Bá biết Ngô Hán được tin cẩn hơn. Song y vẫn nói lảng:
– Tôi cũng không biết nữa.
Trần Năng cười lớn:
– Ngu như tôi mà cũng biết Vương thứ-sử được ân sủng hơn Ngô Hán, có lẽ Thứ-sử nhún nhường đấy thôi.
Vương Bá hỏi:
– Tôi không nhận ra.
Trần Năng vỗ hai tay vào nhau:
– Này nhé! Nếu triều đình ân sủng Ngô Hán, tất đã phong cho Ngô trấn thủ Ích-châu. Ích-châu thế đất hiểm, dân giàu, tiến ra có thể tranh dànhTrung-nguyên. Rút về cố thủ thành một nước. Xưa đức Cao tổ, sau nàyCông-tôn Thuật đều giữ Ích-châu, hùng cứ một phương. Triều đình khôngtin Ngô Hán, mà tin Thứ-sử, vì vậy mới cử Thứ-sử làm tổng trấn Ích-châu.
Vương Bá như người mù được mở mắt. Y kính cẩn:
– Đa tạ Y-tiên chỉ dẫn.
Chu Tái-Kênh thêm vào:
– Bây giờ vào Thành-đô. Trước hết Thứ-sử cử năm vị nghĩa đệ nắm lấy binh quyền. Trước Thứ-sử thao luyện sĩ tốt, tích trữ lương thảo. Sau đó thudùng hiền tài, tổ chức nội trị thực vững. Lĩnh-Nam anh tài nhiều, NgôHán đánh xuống khó mà thành công. Đợi khi Ngô thất bại. Thứ-sử sẽ đượccử thay thế. Bấy giờ cái tước công, tước vương không xa là mấy.
Vương Bá rất thông minh. Y nghĩ trong đầu:
– Khi Ngô Hán đánh Lĩnh-Nam, quân sĩ lương thảo hao hụt. Ta cứ chần chờbổ xung, đợi y bại, ta sẽ thay y nắm quyền, đánh Lĩnh-Nam. Công ấy không nhỏ.
Y hỏi Chu Tái-Kênh:
– Không biết các vị đi Thành-đô có việc gì?
Chu Tái-Kênh đáp:
– Mã thái-hậu muốn chúng tôi trợ giúp Ngô Hán đánh Lĩnh-Nam. Song Ngôthân với sư đệ Lê Đạo-Sinh. Vì vậy chúng tôi không muốn giúp Ngô tý nàocả. Có lẽ chúng tôi nằm chơi ở Thành-đô mà thôi.
Vương Bá như bắt được của quí:
– Thế thì các vị hãy giúp tôi. Đợi khi Ngô Hán thất bại, tôi cầm quânđánh Lĩnh-Nam. Bấy giờ triều đình sẽ cắt Lĩnh-Nam phong cho các vị.
Chu Tái-Kênh gật đầu:
– Được! Tôi xin theo lời Vương Thứ-sử