Bồi Hồi

Chương 47



Đi qua con đường dốc thoải thật dài, rẽ vào một con đường hẹp quanh co khúc khuỷu, cây cỏ rậm rạp, vô số ngã rẽ.

Đến cuối đường, đột nhiên trước mắt trải rộng ra, chỉ thấy những dòng suối róc ráy chảy ra từ trong khe, tụ lại thành một dòng chảy, hai bờ sông um tùm, lại đều là loại cây cối cao to thẳng tắp.

Tư thái thanh nhã sừng sững hiên ngang, cái mà họ đều gọi là có mộc kỳ hoa.

“Tử vi ư?” Trần Thập Thất cuối cùng tỉnh táo lại từ trạng thái mê man suy tư, không khỏi kinh hô, “Không phải đã bị Cung Túc Trịnh thái hậu dời đến kinh đô phụ rồi sao?”

“Lúc ấy kinh đô phụ là Hoa Châu.” Trần Tế Nguyệt mặt không biểu tình nói, “Tử vi không thể sống sót qua mùa đông ở nơi đó… Kỳ thực không có mấy cây đến được Hoa Châu, toàn bộ bị diệt rồi. Bị Trịnh hậu được Uy hoàng đế đích thân phong, diệt sạch.”

(*Trịnh hậu: Trịnh hoàng hậu/ Uy hoàng đế: Thái tổ hoàng đế: hoàng đế khai quốc, cha của tiên hoàng)

Hắn nhìn Trần Thập Thất có hơi thở dốc, khuôn mặt trắng bệch, đột nhiên rất muốn cho nàng hiểu rõ mình hơn một chút, để nàng hiểu rõ, hắn là hạng người nào, Hiệp Mặc là một Mặc môn như thế nào.

Rất muốn nói cho nàng.

“Chỉ còn lại một gốc cây non, thoát khỏi độc thủ của Trịnh Hậu. Bắc Trần Hiệp Mặc đem gốc cây kia dời đến nơi này, thiết kế mê đồ (mê cung), cả tộc mới ẩn trốn được.” thanh âm Trần Tế Nguyệt chầm chậm nói một cách bi thương, thấp trầm.

Trần Thập Thất giật mình. Nàng có biết truyền thuyết này, từng nghe tộc lão đề cập qua. Dù sao chuyện phát sinh ở thời cao tổ phụ, lão nhân trong tộc còn nhớ chút chút, thậm chí có vài người khi bé từng đích thân đi theo cha anh chứng kiến.

Mộ Dung Xung vào tranh giành Hoa Châu, cuối cùng hấp dẫn ánh mắt Nam Bắc Trần, lại là Hoàng Vương bên cạnh hắn.

“…Ta nghe nói.” Trần Thập Thất có chút ngơ ngẩn nói, “Lúc ta mới lên kinh, còn vòi phụ huynh dẫn ta đi tìm… cây Tử vi mà Hoàng Vương đích thân trồng.”

Chính ý đồ nam đánh Đông Tấn, tiện đường định đô làm kinh. Hoàng Vương tự mình dẫn quân vào kinh, tại ngoại thành dẫn theo văn võ bá quan đích thân trồng cây tử vi. Phát ra câu nói hùng hồn, “Năm sau dẫn các khanh ung dung du thưởng anh đào mùa hạ ở kinh thành, hưởng niềm vui thiên hạ thái bình.”

Nhưng Hoàng Vương, người đích thân đánh bại Đông Tấn, lại không thể thưởng thức tử vi ra hoa, hoàn thành lời hứa hẹn “ngắm hoa anh đào kinh thành” năm ấy.

Lúc nàng bỏ kinh mà đi, trời rét đậm.

Cuối xuân gió hơi ấm, cây tử vi lay động xôn xao, tia nắng len lỏi qua kẽ lá, rọi xuống bãi cỏ loang lổ bóng.

Bọn họ sánh vai đứng chung một chỗ, nhìn tử vi còn chưa nở hoa. Bắc Trần lang quân và Nam Trần nương tử. Nhắm mắt lại tựa hồ còn có thể đem câu chuyện xưa nghe được từ trong miệng tộc lão trở lại thời ban đầu:

Hoàng Vương khí thế hăng hái, dẫn quan văn Nam Trần và võ tướng Bắc Trần. Vây quanh kia người không chịu thừa nhận mình là con cháu Mặc môn, lại lòng mang nhiệt tình và đồng tình như nhau, kia người duy nhất có thể hiểu rõ hoài bão và khát khao của con cháu Mặc môn, kia, vị vua của phượng hoàng, nguyện theo nàng cùng nhau trồng tử vi.

(* Hoàng Vương: hoàng: chim phượng mái)

Kia Hoàng Vương từng ngâm lên bài vịnh, “Nào hay lá mảnh ai đem cắt? Ngọn gió cuối xuân tựa kéo dao.”*

* Trích bài thơ “Vịnh liễu”:

Bích ngọc trang thành nhất thụ cao,

Vạn điều thuỳ hạ lục ty thao.

Bất tri tế diệp thuỳ tài xuất,

Nhị nguyệt xuân phong tự tiễn đao.

Bản dịch của Điệp Luyến Hoa:

Ngọc biếc điểm cây một ngọn cao,

Vạn tơ rủ ánh lục rờn treo.

Nào hay lá mảnh ai đem cắt?

Ngọn gió cuối xuân tựa kéo dao.

Quan văn Nam Trần thì thầm to nhỏ, võ tướng Bắc Trần cười sang sảng. Tất cả đều tràn ngập hy vọng. Bị đàn áp giày xéo bởi cả Lưỡng Hán (Tây Hán và Đông Hán), bị lật úp trong chiến loạn dồn dập của Ngụy Tấn Nam Bắc triều, Nam Bắc Trần phân liệt, dưới ngọn cờ giương cao của Hoàng Vương – người có thể thấu hiểu Mặc gia, họ bắt tay giảng hòa, cùng hướng về kia một tương lai gần như có thể chạm tay vào, một tương lai “thiên hạ thái bình”.

Mặc gia tuy không thể trở thành học thuyết nổi tiếng, cũng có thể “lẽ thẳng khí hùng” mà đi khắp thiên hạ, một tương lai mới tươi đẹp.

Thảng như có thể nhìn thấy, con cháu Nam Bắc Trần vây quanh Hoàng Vương, cùng nhau du thưởng anh đào mùa hạ ở kinh thành, ngắm nhìn bách tính an vui.

Chỉ còn kém chút nữa là có thể nhìn thấy.

“Nam Trần thế nào, ta không biết.” Trần Tế Nguyệt buồn bã nói, “Trịnh Hậu thế lực lớn, ngay cả cây tử vi ngài tự tay trồng cũng không thể dung, làm sao có thể dung những thế lực hoặc học thuyết khác mà Hoàng Vương muốn bồi dưỡng? Nhưng không phải vì điều này, mà là… Bắc Trần Hiệp Mặc gần như không thể chấp nhận thất vọng và phẫn nộ mất đi Hoàng Vương.”

Vết nứt vất vả lắm với hàn gắn được, khi phá hủy lại dễ dàng đến thế. Bắc Trần Hiệp Mặc phẫn nộ, phẫn nộ một cách thất vọng. Không còn Hoàng Vương chẳng khác nào không còn gì cả, cũng không bao giờ có thể thực hiện tất cả hoài bão nữa. Thế nhưng Uy hoàng đế ủng hộ Trịnh Hậu, nhóm quan văn Nam Trần kia cũng không ngăn cản, thậm chí còn giấu giếm thay, làm thuyết khách cho Uy hoàng đế.

Những tưởng loạn thế cuối cùng có thể ngưng hẳn. Những tưởng Mặc giả không cần phải trốn tránh như những con chuột cống không được thấy mặt trời nữa. Lúc niềm hy vọng trường cửu sụp đổ, Bắc Trần thực sự rất khó tỉnh táo lại.

Bọn họ đem tức giận trút lên Nam Trần, lại lần nữa dễ dàng phân liệt. Trong cơn giận dữ, Bắc Trần vứt bỏ nền móng bất ổn, lúc hoàng thất Đại Yến sơ lập, vứt bỏ quan võ trong triều, cả tộc dời đến Hoa Châu.

“Tổ tông Nam Trần chúng ta… cũng rất hối hận.” Trần Thập Thất thì thào. Chính là khắc sâu hối hận, cho nên mới bỏ lại sau lưng bất kể vinh nhục đến phù trợ Đại Yến lúc bấy giờ vừa mới sinh ra, cẩn thận từng li từng tí. Đây là ơn trạch còn sót lại sau cùng của Hoàng Vương, người từng thấu hiểu Mặc môn nhất, đã cho bọn họ ơn tri ngộ.

“Bị Hoàng Vương vứt bỏ, nhưng không cách nào hận nàng. Chỉ là biến mất ánh sáng hy vọng, luôn làm người phi thường phiền muộn.” Trần Thập Thất ngữ khí mềm yếu kể ra.

Bóng cây um tùm rậm rạp, Tế Nguyệt ánh mắt ôn hòa nhìn Trần Thập Thất. “Tổ tông Bắc Trần tính tình bạo liệt… Nhưng vì sao chỉ dời tộc mà không chính tay đâm Uy hoàng đế, cô có biết vì sao không?”

Khi đó hẳn là có rất nhiều cơ hội mới đúng. Trần Thập Thất nhìn Trần Tế Nguyệt.

“Lúc đó, tổ tông Bắc Trần từng là một trong ba nhóm binh mã trực thuộc Hoàng Vương.” Trần Tế Nguyệt nhàn nhạt nói, “Nàng thấu hiểu con cháu Mặc gia… quả thật là phi thường phi thường thấu hiểu. Trước khi rời kinh nàng đưa thư tới, còn cung phụng trước từ đường Bắc Trần gia. Nàng cầu xin chúng ta… Nhớ đến bách tính trong thiên hạ, chớ vọng khởi việc binh đao, ‘khắc ghi sâu kiêm ái, phi công… tiết táng (tiết kiệm trong đám tang), đừng đánh mất phong cốt của Mặc gia’.”

Hắn lưng đeo một đoạn ngắn “Hoàng Vương di thư”. “Cho nên tổ tông Bắc Trần mới dừng tay. Nhưng chân chính làm cho tổ tông chịu nén nhịn… là bởi vì tiên hoàng không phải là do Trịnh hậu của Uy hoàng đế sinh ra. Mà do tộc muội của Hoàng Vương – Phó tần sinh ra.” Trần Tế Nguyệt có chút châm chọc cười, “Chỉ là Phó tần chết sau khi sinh, Trịnh hậu chỉ có hai đứa con gái không có con trai, cho nên giả làm là con trai chính mình sinh, Uy hoàng đế cũng ngầm chấp nhận.”

…Nguyên lai là thế! Nàng luôn lấy làm lạ, vì sao tiên hoàng Cao tổ hoàng đế có thể gánh chịu áp lực của triều thần, kiên trì đem “Phó thị” bồi tế (cùng thờ cúng) theo Thái tổ hoàng đế, ngược lại Cung Túc Trịnh hoàng thái hậu được cúng tế một mình trong một điện.

Một khi đã như vậy, vì sao còn làm cho Hoàng Vương biến mất trong chính sử.

Phó thị, vừa là Hoàng Vương, cũng là Phó tần. Hai nữ nhi Phó gia “vùi thân”* trong hậu cung Đại Yến. Một khai quốc, một thừa tự.

* nguyên văn: “chiết kích”: mũi kích bị gãy, được lấy từ trong bài thơ “Xích Bích hoài cổ – Đỗ Mục”

Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu,

Tự tương ma tẩy nhận tiền triều.

Đông phong bất dữ Chu Lang tiện,

Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều.

Dịch nghĩa:

Mũi kích gãy nằm trong cát sắt chưa tan

Tự mình chùi sạch nhận ra dấu triều đại trước

Gió đông nếu chẳng giúp Chu Lang thuận tiện

Thì cảnh xuân đài Đồng Tước khoá sâu hai Kiều

Dịch thơ:

Cát vùi lưỡi kích còn trơ

Rũa mài nhận thấy dấu xưa rõ ràng

Gió đông ví phụ Chu lang

Một nền Đồng Tước khoá xuân hai Kiều

(Tương Như dịch)

Bài thơ này Đỗ Mục viết theo cảm hứng vịnh sử. Ngòi bút của ông bàn về thời Tam Quốc mà lấy số phận hai cô Kiều xứ Đông Ngô để làm chuẩn, làm điểm tựa. (vì tào tháo rất thích cướp vợ của các tướng bại trận của mình, cũng như Điêu Thuyền của Lã Bố. “nhị Kiều” là 2 chị em đánh đàn rất giỏi. 1 người lấy Chu Du và một người lấy Tôn Sách)

***

“Hậu tộc Trịnh quốc công gia, hai đời khai quốc và kế nhiệm, đều tay nắm đại quyền, mãi tới tận thế hệ này mới thật sự suy thoái. Chuyện hai đời Trịnh quốc công tiền nhiệm đều cường lực chèn ép Hoàng Vương và Phó tần bị tiết lộ ra ngoài. Uy hoàng đế và Cao tổ…”

Trần Tế Nguyệt cười lạnh, “Đều là hạng người ba phải (giảng hòa vô nguyên tắc). Có thể hàm hồ cho qua, cũng không bị giới hạn bởi những tiểu tiết kia. Lúc ấy còn có Bộ khúc Bắc Trần làm nữ quan trong cung, sau khi Phó tần chết, nội ngoại truyền đến tin tức, ngầm bảo vệ Cao tổ… Nhưng thực sự không thể chịu đựng những thứ kia, nhìn hắn đăng cơ liền rời cung.” (MTY xin lan man một chút: người làm vua, vì củng cố cân bằng quyền lực, phải nhẫn nhịn giảng hòa, lấy đại cục làm trọng, Bắc Trần vốn trượng nghĩa khí, nhìn không được.)

Im lặng trong chốc lát, “Đương nhiệm hoàng đế ngược lại rất không khách khí, biết được thân thế của mình, trực tiếp truy tìm nơi Bắc Trần gia tụ cư. Cha ta và một đám Bộ khúc huynh đệ còn niên thiếu, cùng Dương đế thực sự là không hòa thuận. Vốn không muốn để ý đến hắn, thế nhưng… tộc muội của Hoàng Vương, Phó tần nương nương, vẫn là sinh ra từ chung một nguồn gốc.

“Không nhẫn tâm cắt đứt tâm huyết của Hoàng Vương… Không có Hoàng Vương tuyệt đối sẽ không có Đại Yến. Lúc đó thực sự là bấp bênh, loạn trong giặc ngoài. Cha ta tuổi còn trẻ đã là Cự Tử tân nhiệm, thương nghị cùng chư Bộ khúc, cuối cùng mới quyết định xuất sơn lược trợ… Ai ngờ lại bị hoàng gia Mộ Dung lừa một vố. Làm cha ta tức giận đến bây giờ hễ nhắc đến là mắng chửi hoàng đế…”

Trần Tế Nguyệt nở một nụ cười bất đắc dĩ, “Đây là, bí mật mà chúng ta chưa bao giờ hé môi với Nam Trần. Cảm thấy, thật bẽ mặt.”

Trần Thập Thất ánh mắt mềm mại ngẩng đầu nhìn hắn, ô đã sớm thu lại, “Rất bội phục, không hề bẽ mặt. Ta tuyệt đối sẽ không nói cho bất cứ người nào. Có nói mớ cũng sẽ không thổ lộ.”

Ánh mắt màu hổ phách đậm, cũng nhìn rất đẹp. Lúc rời đi, Trần Tế Nguyệt chìa cánh tay cho Trần Thập Thất, nàng chần chừ một lúc, mới khoác lên mượn lực. Đường xa như thế, nàng quả thực mệt mỏi.

Nhất định là bởi vì mệt, cho nên một đường cũng không muốn nói chuyện. Trần Thập Thất yên lặng nghĩ.

Kỳ thực nàng còn nghĩ rất nhiều, rất nhiều. Chỉ là vô số ý niệm theo dòng suy nghĩ mà ra, vụt qua trong một thoáng, trật tự đều rất rõ ràng, chỉ là không tổ chức được.

Trở lại biệt viện, nàng nói, “Mệt rồi.” Trần Tế Nguyệt liền dừng bước lại, nhìn theo nàng đi vào.

Nhưng nàng đi được dăm ba bước, đột nhiên dừng lại, quay đầu nhìn Trần Tế Nguyệt, không đầu không đuôi nói, “Phá quân. Quả nhiên đúng vậy, đích thực là, phá quân.”

… Hả?

Nhưng Trần Thập Thất không giải thích, chỉ là khẽ khom người hành lễ, liền vịn tay Thiết Hoàn tiến vào.

Trần Tế Nguyệt ngơ ngác đứng ở cửa, bừng tỉnh gọi Ngô Ưng lại, “Ta nhớ trong nhóm các ngươi, ngươi là rành thiên văn nhất.”

Ngô Ưng trong lòng thầm kêu khổ, vẫn một mực cung kính đem tất cả hàm ý của sao Phá quân tinh nói một lèo, vỏn vẹn đủ nửa canh giờ.

“Như vậy, ra là thế.” Trần Tế Nguyệt có chút trì trệ gật gật đầu, mắt phượng không uy tự nghiêm lườm Ngô Ưng, “Lời không nên nói, thì nuốt vào bụng, rõ chưa?”

Ngô Ưng toàn thân lông măng đều dựng đứng. Sao ngài biết?! Sao ngài biết thuộc hạ đang định đưa tin cho Cự Tử?

“Muốn xuống Nam Dương thăm thú một chút không?” Trần Tế Nguyệt cười nhẹ, uy nghi càng tăng hơn, “Toàn bộ mười sáu người.”

Ngô Ưng cùng một đám Bộ khúc liên can đều gần khóc đến nơi. Bọn họ đều là người phương bắc, ai nấy đều say tàu đến ngắc ngoẻo a.

Việc này so với diệt khẩu không kém là bao a thiếu chủ!

Hai mắt đẫm lệ dõi theo thiếu chủ đại nhân thong thả giục ngựa mà đi, chúng Bộ khúc chỉ muốn ôm nhau mà gào khóc.

“Chậm đã.” Ngô Ưng đột nhiên kịp phản ứng, “Thiếu chủ và Thập Thất nương tử đây coi là… có nói chuyện hay là không?”

Đúng vậy, đây là thổ lộ đúng không? Nói có á, đề tài lại đi vòng qua thiên sơn vạn lý, dọc đường nói nhiều nhất là Hoàng Vương nương nương. Nói không có, bầu không khí vừa rồi thực sự rất, rất làm cho người ta thẹn thùng a.

Chúng Bộ khúc càng rối rắm. Không rõ phán quyết, không rõ phạt hình, ngay cả muốn cáo trạng… cũng không biết hạ bút thế nào.

Có cần thiết phải khó chịu như vậy không a thiếu chủ! Thảo nào Bộ khúc kinh thành đều bị bức đến điên điên khùng khùng rồi.

Tự dưng thật muốn về nhà… về lại quê nhà Thanh Châu. Mẹ ơi con muốn về nhà! Kinh thành thật không phải là đất lành a…

Ngô Ưng ngẩng đầu nhìn trăng thở dài, những Bộ khúc khác cũng hùa theo thở vắn than dài. Mỗi người đều hoảng sợ không thể qua nổi đêm nay.

Các tư tưởng cử Mặc Tử (Mặc Địch): Kiêm ái (yêu tất cả mọi người), Thượng hiền (coi trọng người hiền), Phi công (phản đối chiến tranh), Phi nhạc (phản đối âm nhạc thái quá), Tiết dụng (tiết kiệm trong tiêu dùng), Tiết táng (tiết kiệm trong lễ tang), Thiện chí (bàn về chí của trời), Minh quỷ (làm rõ lễ thờ quỷ thần)… chỉ rõ tính cách của giai cấp tiểu tư sản vì vậy mà Mặc Địch trở thành nhà đại biểu tư tưởng và phát ngôn viên cho giai cấp này.

***

MTY: ai từng đọc Thâm Nguyệt Viện – Hồ Điệp Seba chắc cũng thấy quen quen chứ. Phó thị này được nhắc rất nhiều trong các tác phẩm của Seba (Thâm Nguyệt Viện, Lâm Giang Tiên…) đọc chương này mới biết thêm được tí, không biết khi nào mới có một bộ nói về vị Hoàng Vương nương nương trong truyền thuyết này nhỉ, cam đoan là người XK chắc lun :X

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv