Mạc lão gia của Mạc gia xuất thân nông thôn, phụ thân mất sớm, một mình mẫu thân gian nan nuôi lớn lên. Không đọc qua sách, hơn mười tuổi tham gia Hồng quân, nam chinh bắc chiến, tham gia chiến tranh kháng Nhật xong lại tham gia chiến tranh giải phóng, tham gia chiến tranh giải phóng xong lại chạy tới Tứ Xuyên, sau đó lại tham gia chiến tranh Triều Tiên, cơ bản các cuộc chiến tranh lớn trong lịch sử đều có hình bóng của Mạc lão gia. Cho nên, chức Nguyên soái – vinh dự cao nhất của quân nhân Z quốc, Mạc lão gia hoàn toàn xứng đáng.
Nhưng có một câu nói thật không sai: "Gia quốc lưỡng nan toàn".
Mạc lão gia cả đời đối với quốc gia đó là không thẹn với tâm, trên người thật nhiều vết sẹo lớn nhỏ đủ để chứng minh công tích của ông, nhưng là đối với gia đình, ông ngoài cảm thấy áy náy thì không còn lời nào để nói.
Thê tử của ông, nữ sĩ Trần Ái Hoa cũng từng là xuất thân danh môn. Nữ sĩ Trần Ái Hoa là thiên kim tiểu thư, được sủng ái từ nhỏ đến lớn ở Trần gia, lại không có một chút tự cao của đại tiểu thư, ngược lại có khí chất dịu dàng. Được đi học đường, du học Tây dương, tinh thông ba ngôn ngữ Đức, Anh, Nhật. Đó là chân chính tiểu thư khuê các tài hoa xuất chúng. Còn ông, chỉ là cái chữ to cũng không biết một bát lộ quân mà thôi.
Lúc ấy, là một tiểu thư của gia tộc lớn, tính tình dịu dàng khả nhân lại vì cùng ông ở bên nhau mà tham gia cách mạng, kiên quyết dứt khoát cùng ông bỏ trốn. Thế cho nên cha mẹ của bà đã tuyên bố công khai đoạn tuyệt quan hệ, trục xuất ra khỏi dòng họ. Sau này Trần gia di cư sang nước ngoài, hoàn toàn cắt đứt liên hệ.
Vào niên đại ấy, thiếu ăn thiếu mặc, một đại tiểu thư chưa từng xuống phòng bếp lại lần đầu tiên ngồi trước lò đất nhóm lửa, không để ý ngọn lửa đột nhiên lao tới đốt cháy tóc bà, lông mi bị xém đi một nửa. Nhưng bà lại không cùng ông kể khổ, bà học làm việc nhà nông, học hầu hạ mẫu thân ông. Ông theo Hồng quân xuất chinh bị thương thật nhiều lần, đều dựa vào nỗi tưởng niệm bà mới sống lại, nhưng mặc dù tưởng niệm bà nhiều như thế nào, mỗi lần ông về nhà đều là vội vàng mà về, vội vàng mà đi.
Mỗi lần ông về nhà đều cảm thấy áy náy. Mẫu thân ông nhiều năm ốm đau trên giường đều được bà chiếu cố rất tốt. Thậm chí trước khi mẫu thân ông mất, dùng sức nắm lấy tay ông rưng rung nước mắt nói:
- Niên nhi.. Niên nhi.. con thật có lỗi với A Hoa.. con thật có lỗi với con bé, đáp ứng ta, con đời này phải đối xử với con bé thật tốt, bằng không mẫu thân chết không nhắm mắt..
Đúng vậy, ông thật xin lỗi thê tử của ông Trần Ái Hoa!
Nhưng thê tử của ông không bao giờ trách ông.
Bà lặng lẽ thu dọn đồ đạc, khóa kỹ cửa, đi theo ông đến bộ đội Nam chinh Bắc chiến.
Thê tử của ông từng mang thai hai lần, thời điểm lần đầu tiên ấy bộ đội tiến hành chiến lược dời đi, suốt đêm phải hành quân gấp. Mà lúc ấy lờ mờ biết mình mang thai thê tử lại nửa câu chưa nói, thu thập ba lô đi theo ông, hơn nữa lúc ấy là phu nhân của đội trưởng nên bà không muốn được ưu tiên, đem cáng để cho bệnh nhân bị thương, chính mình lại mang ba lô đi theo bộ đội.
Kết quả là bị lưu thai trong dự kiến, nhưng trái lại bà lại đem trách nhiệm ôm vào bản thân, làm cho ông áy náy không dám cùng bà nói chuyện.
Lần thứ hai mang thai là năm thê tử ba mươi tuổi, ông vốn lớn hơn thê tử ba tuổi, từ vài năm trước bị lưu thai thê tử vẫn chưa có tin vui, điều này cũng là tâm bệnh của hai người. Lần này thê tử mang thai nên hai người rất vui mừng. Ông lúc ấy đã là Tư lệnh của quân dã chiến nên có thể nghỉ ngơi. Nhưng chiến tranh giải phóng nổ ra, vốn định ở bên cạnh chăm sóc thê tử thật tốt ông không thể không mang binh tham chiến, mà bà chuyện gì cũng không nói, chỉ dặn ông muốn bảo trọng thân thể thật tốt, chú ý an toàn.
Nhưng lúc thê tử mang thai tám tháng ấy, Quốc dân Đảng tuyên bố tin tức trên báo rằng ông tử trận, lúc ấy thê tử ông liền hôn mê bất tỉnh. Kế tiếp là đau bụng sinh, dẫn đến sinh non, nhưng sau đó lại sinh ra tử thai. Khi thê tử ông biết tin tức này lại không nói một lời, chỉ dặn cận vệ an táng thật tốt, nghỉ ngơi nửa tháng rồi không nghe mọi người ngăn cản, chạy đến tiền tuyến tìm ông, nói: "Sống phải thấy người, chết phải thấy xác", nếu ông thật sự đã chết, bà cũng muốn mang ông hồi hương, lá rụng về cội, xuống mồ vì an.
Sau đó ông gặp lại thê tử trên tiền tuyến, từng là Trần gia đại tiểu thư mặt mày cong cong, dung nhan thanh lệ hơn người, nay lại tiều tụy như nữ quỷ, nhưng ông lại cảm thấy bà xinh đẹp vô cùng, xinh đẹp làm cho ông đau lòng, làm cho ông nhịn không được xúc động muốn rơi lệ.
Quên đi.. không có con thì không có con, ông thầm nghĩ bên bà cả đời.
Rốt cuộc ông trời chiếu cố, lúc bà ba mươi tám tuổi, ông bốn mươi mốt tuổi, thê tử lại mang thai. Khi bà té xỉu, bác sĩ gia đình mà ông vội vã gọi tới nói cho ông biết tin này, ông bất ngờ đứng sững người, mà thê tử của ông lại nói câu đầu tiên là: "Em cuối cùng cũng không làm mẫu thân thất vọng"
Nguyên lai bà vẫn nhớ rõ lời của mẫu thân ông từng nói với ông: "Bất hiếu có tam, vô hậu vì đại.."
Lần này hai người bọn họ không cầu đứa bé có thông minh hay không, có xinh đẹp hay không, chỉ cầu có thể khỏe mạnh. Trước khi sinh, thê tử ông liên tục mất ngủ cả đêm, vô số lần đang ngủ say bị bừng tỉnh, sau đó vuốt bụng khóc kêu: "Bảo Bảo sao lại không cử động? Bảo Bảo sao lại không phản ứng? Bảo Bảo.." Nguyên lai, chung quy thê tử vẫn sợ..
Sau đó thật vất vả liều mạng sinh hạ đứa bé, dù mệt đến hư thoát cũng không chịu nghỉ ngơi, cho đến khi bác sĩ nói: "Con của phu nhân thật khỏe mạnh." Thế này mới buông xuống tâm, nhắm mắt lại nặng nề ngủ.
Nhưng rốt cuộc là bị tổn thương thân thể.
Năm tháng thê tử đi theo ông cơ bản không trải qua ngày lành, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, lúc ở nhà chăm sóc mẫu thân, bản thân lại gầy như da bọc xương, sau đó lại theo ông đi bộ đội, làm gì có cái ăn. Trải qua hai lần mang thai, điều dưỡng thân thể không đầy đủ, mà lần này lại là sản phụ cao tuổi, mạo hiểm sinh mệnh sinh sản nên thân thể hoàn toàn suy yếu. Người khác sinh xong chỉ cần ở bệnh viện vài ngày là có thể xuất viện, còn bà phải ở lại bệnh viện an dưỡng hơn nửa năm.
Sau đó bà ở nhà chăm con, trìu mến con nhưng cũng nghiêm khắc giáo dục con, sức khỏe ngày càng suy giảm. Còn ông lại bận rộn chuyện quốc gia đại sự, đem hết mọi chuyện nhà để cho bà lo toan.
Chờ ông trở về nhà mới biết được bà đã dầu hết đèn tắt, mà ông chuyện gì cũng không hay biết, mỗi lần gọi điện thoại hỏi thăm bà đều nói tất cả đều tốt, đều không có việc gì, bà sợ ông lo lắng nên mới không nói cho ông biết.
Phải biết rằng, khi đó bà chỉ mới bốn mươi tám tuổi.
Bà cố gắng chống một hơi cuối, chỉ là muốn nhìn ông trở về bình an mà thôi.
Cho nên.. ông thực có lỗi với bà!
Từ khi thê tử của Mạc lão gia - nữ sĩ Trần Ái Hoa qua đời, ông liền lui về nhị tuyến, trừ bỏ chức vụ trên danh nghĩa việc gì ông cũng không chịu làm. Kỳ thật ngay cả việc này ông cũng không muốn làm, nhưng dù sao ông cũng là Nguyên soái, ông muốn cho con trai của hai người có cuộc sống thoải mái, muốn làm chỗ dựa cho con trai, muốn bù đắp, muốn thay thế thê tử chăm sóc con trai thật tốt.
Nhưng phần tâm tư này là hoàn toàn dư thừa, Mạc Thắng Quốc - con trai của bọn họ được bà dạy dỗ rất tốt, không hề ỷ vào gia thế, từ nhỏ đã học giỏi nhiều môn, mười bốn tuổi học Đại học, mười sáu tuổi đã tòng quân, sau đó lại thăng chức, mới hai mươi lăm tuổi đã trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trẻ tuổi nhất trong nước. Không hề làm ông bận tâm, mà làm ông tràn đầy kiêu ngạo.
Năm con trai hai mươi tám tuổi tổ chức lễ thành hôn, mọi người mới biết Mạc Thắng Quốc là con của ông Mạc Đại Niên. Con dâu ông xuất thân ở cô nhi viện, không có thân nhân nên đối xử với ông rất tốt, chân chính xem ông là phụ thân ruột.
Sau đó cháu gái được sinh ra, ông không đồng ý con trai đặt tên cháu gái là Mạc Tích Niên, tự ông viết tên Mạc Bảo Bảo rồi đưa cho cận vệ mang đi đăng ký. Ông không cầu Mạc Bảo Bảo có đa tài đa nghệ hay không, ông chỉ muốn sủng ái cháu mình, thầm nghĩ làm cho cháu gái thành bảo bối trong lòng ông.
Vì thế Mạc lão gia cuối cùng có việc làm, mỗi ngày dẫn theo Mạc Bảo Bảo thật vui vẻ. Khi đó con trai làm Bộ trưởng Ngoại giao trẻ nhất cùng con dâu cũng làm cán bộ ngoại giao luôn đi theo lãnh đạo công tác khắp thế giới. Ông thì hàng ngày chăm sóc cháu gái, con bé càng lớn càng giống thê tử Trần Ái Hoa của ông, trong lòng cảm thấy được an ủi. Nếu cuộc sống cứ trôi qua như thế cũng coi như là an hưởng tuổi già.
Nhưng vì sao thiên ý trêu người?
Khi ông nhận được điện thoại báo tin con trai và con dâu ông sau khi kết thúc công tác đã về nước sớm để kịp tổ chức sinh nhật cho ông, mà bất hạnh gặp tai nạn máy bay cùng nhau tử nạn, máy bay rơi xuống Thái Bình Dương, ngay cả thi thể cũng tìm không thấy.
Cuộc đời này.. ông đã mất đi ý nghĩa sống!
Chưa kịp buông điện thoại, Mạc lão gia liền hôn mê bất tỉnh. Ở trong hoang mang mơ hồ, ông chỉ nghe thấy xung quanh ồn ào hỗn loạn, không cảm thụ được sự lo lắng của cận vệ, không cảm thụ được sự vội vàng của bác sĩ, thậm chí không cảm thụ được thân thể như thế nào. Ông nghĩ.. liền nhắm mắt luôn như vậy đi. Con trai và con dâu đều mất, ông làm sao có mặt mũi xuống dưới gặp thê tử đây. Ông đã đáp ứng bà sẽ chăm sóc con trai thật tốt, thế mà bây giờ con trai và con dâu đều mất.. ông làm gì còn mặt mũi gặp bà!
Nghĩ đến điều này, ông liền không dám chết, ông sợ nhìn thấy thê tử. Bởi vì mặc dù ông có là Nguyên soái đi chăng nữa, mà thi thể con trai và con dâu đều tìm không thấy, làm cho chúng nó không có chỗ an nghỉ, chỉ có thể làm cô hồn dã quỷ mà thôi!
Vì thế ông cứ nửa hôn mê ở bệnh viện vẫn không chịu tỉnh, bệnh viện gửi thư thông báo bệnh tình nguy kịch, lại không biết tìm ai ký tên. Mạc gia thế hệ trước đều chết hết, bên phía nhà mẹ đẻ của thê tử ông lại di dân nước ngoài, mấy chục năm trước đã cắt đứt liên hệ, con dâu ông lại xuất thân từ cô nhi viện, hiện giờ hậu đại chỉ có duy nhất Mạc Bảo Bảo mới có một tuổi, nếu bây giờ ông chết ngay cả một người thân nhân để đưa ma đều tìm không có.