Bát Chỉ Kính nhìn những mảnh gỗ vụn thỉnh thoảng bong ra, yết hầu khô cứng, dường như thấy được Mục Dung rơi xuống cầu còn bản thân thì lại biến thành một khối đá.
Tiếu Nguyệt muốn xông tới kéo Mục Dung lại, Bát Chỉ Kính ngăn lại: "Sói con, không được."
"Ngươi điên à?"
"Ta thấy ngươi tốt nhất nên tự lo thân mình đi! Ta và Mục Dung tính mệnh tương liên tuyệt không hại nàng ấy, chẳng lẽ ngươi không cảm nhận được sao?"
"Làm sao?" Tiếu Nguyệt theo bản năng hỏi, tâm lại lạnh.
Trên đường đi, lòng dạ của cô đều đặt lên người Mục Dung nên không cảm nhận được: Theo bước chân, khoảng cách của cả bọn càng lúc càng gần chính điện địa cung thì pháp lực của cô lại càng lúc càng bị áp chế, chèo chống lắm chỉ giữ lại được nửa điểm pháp lực.
Nếu vừa nãy cô mạo muội lao tới Mục Dung thì rất có thể không cứu được người mà còn làm cả hai người cùng rơi xuống vực, cũng may có Bát Chỉ Kính cản lại.!
Mắt thấy ba người họ sắp đi lên cầu, Tiếu Nguyệt khẩn trương: "Làm sao bây giờ?"
"Chúng ta đã ở rất gần hạch tâm, Mục Dung lại hai lần vào trận, bây giờ muốn thoát ra còn khó hơn lên trời, chỉ còn cách đi vào trận nhãn mới có thể bình an đi ra."
"Vậy chúng ta cứ đứng nhìn à?"
"Đúng, cứ đứng nhìn thôi."
Âm thanh 'ken két' chói tai vang lên, ba người lần lượt đi lên cầu gỗ, thân cầu phát ra âm thanh không chịu nổi sức nặng, gỗ vụn bong ra rất nhiều.
A Miêu rút vào lòng La Như Yên không dám nhìn tiếp, Tiếu Nguyệt và Bát Chỉ Kính khẩn trương vô cùng.
...
Hác Tuấn đi qua cầu gỗ, đưa mắt dò xét xung quanh, vẻ mặt sợ hãi thán phục nói: "Bên trong địa cung vậy mà có ban công thủy tạ. Cuộc trưởng ngài nhìn kìa, bên đó dùng viên dạ minh châu lớn như vậy làm nguồn sáng! Ngài nói xem địa cung này có phải là lăng tẩm của vị đế vương nào đó không? Sau khi chúng ta ra ngoài có cần báo cáo lên trung ương để họ cử đội khảo cổ đến đây không?"
Tang Đồng không trả lời, bây giờ cô hoàn toàn tin tưởng lời Mục Dung nói: bọn cô đang bị huyễn thuật.
Lúc cả bọn đi qua cầu nổi, có thể thấy đủ loại kỳ sơn dị bảo, ban công thủy tạ, cầu nổi dưới chân hoa sen nở đầy, ao nước thanh tịnh cá chép bơi thành đàn.
Đi qua cầu nổi là đến hàng lang, trong hơi thở quanh quẩn hương hoa dịu dàng.
"Đẹp thật!" Hác Tuần cảm thán nói.
Mục Dung và Tang Đồng lại càng thêm nặng nề, không biết cuối đường là thứ gì đang chờ đợi.
Cuối ngự hoa viên là một toà nhà mang phong cách cung điện, màn che màu xanh tím phiêu phiêu cùng gió, kim linh phát ra tiếng leng keng.
"Vào thôi."
Giọng Bát Chỉ Kính lại vang lên: "Mục Dung, có chút nguyên nhân nên tạm thời ta không thể bồi ngươi, ngươi phải vạn lần cẩn thận. Nhớ kỹ mọi thứ nhìn thấy đều là huyễn thuật, dù thấy cái gì cũng không được liều mạng, tìm thấy trận nhãn thì phá nát nó là có thể ra ngoài."
"Tang Đồng chờ chút!"
"Sao vậy?"
"Không có gì, đi thôi."
Một đường thông qua, ba người đi tới đại điện.
Trước mắt là cầu thang đá thẳng tấp, trên cầu phủ thảm đỏ.
Đi lên chừng mười mấy bậc thang, ngồi trên vương toạ vàng óng là một vì có khuôn mặt như Phan An, thiếu niên khoác trên mình nhung bào, chống cằm hăng hái nhìn bọn họ.
"Ngươi là ai!" Tang Đồng hét lớn.
"Gru..." Tiếng rống trầm thấp từ sâu trong đầm nước vang lên.
"Cẩn thận!"
"Soạt" một tiếng đầm nước bình thản đột nhiên nâng lên sóng lớn đánh ập xuống ba người, làm ba người ướt đẫm.
Cái đầu lớn từ trong nước nhô ra, đôi mắt to như nồi đất nhìn chằm chằm bọn họ!
"Grừ!" Thứ trong ao bay lên trời, ở trên không trung vẽ ra một đường vòng cung duyên dáng.
Thứ này: có sừng hươu, mắt báo, thân rắn, vảy cá, ưng trảo, hổ chưởng!
Chính là rồng trong truyền thuyết!!
Mỹ thiếu niên híp mắt, cao cư lâm hạ nhìn bọn họ, nhàn nhạt nói: "Các ngươi là ai! Tại sao tự tiện xông vào Nam U vương phủ quấy nhiễu thanh mộng của bản vương?"
Giọng nói của hắn ôn hoà, phối hợp với khuôn mặt khuynh thế đủ làm cho bất kỳ ai nhìn thấy không thể dời mắt.
Mục Dung hoàn hồn, lành lạnh hỏi: "Ngươi là ai, sao lại ở trong địa cung này?"
Trong mắt thiếu niên có chút mê mang, qua một lúc lâu mới phát ra tiếng thở dài mỏi mệt.
Cảnh tượng này, giống như bạch hồ đã tu luyện ngàn năm, một cái nhăn mày cũng làm người ta thương tiếc.
Kèn báo động trong lòng Mục Dung không ngừng kêu vang, cô vẫn cho rằng Bất Hoán Thi là bộ dạng cương thi xấu xí, hoá ra lại sở hữu vẻ ngoài câu mắt đến vậy, cô lôi kéo Tang Đồng, truyền âm nói với Bát Chỉ Kính: "Cẩu Đản, trong cung điện nhìn thấy một người thiếu niên rất nguy hiểm."
"Đừng gấp, ngươi hỏi xem hắn là ai."
Mục Dung chưa kịp lên tiếng, thiếu niên đã lấy lại tinh thần, nhàn nhạt hỏi: "tịch nào rồi?"
Mọi người ngẫm một hồi lâu mới hiểu hắn đang hỏi thời gian, Tang Đồng đáp: "Năm 3018."
Thiếu niên nhíu mày: "Cái gì gọi là ba không một tám? Quốc chủ Chu Ao quốc là ai?"
Tang Đồng và Mục Dung liếc mắt nhìn nhau, đều không biết Chu Ao quốc trong miệng thiếu niên, Mục Dung đành phải hỏi nhờ Bát Chỉ Kính: "Cẩu Đản, ngươi biết Chu Ao quốc không?"
Bát Chỉ Kính trầm mặc một lúc nói: "Giống như thời kỳ nhà Tấn, là một cổ quốc quy mô rất nhỏ. Ngươi hỏi xem hắn tên gì." Nói xong Bát Chỉ Kính biến hoá, biến về bản thể gương cổ trôi nổi trên không trung.
Kính và hoạ đều có công năng ghi nhớ, mặc dù ở phương diện này Bát Chỉ Kính không bằng La Như Yên, nhưng hắn là thượng cổ Thần Khí đương nhiên sẽ tự có cách.
Mục Dung học theo cổ nhân, nói: "Chưa thỉnh giáo cao tính đại danh của túc hạ?"
"Từng nghe qua Lệnh Hồ Tống Nô?"
Bát Chỉ Kính cấp tốc tìm tư liệu của Lệnh Hồ Tống Nô rồi truyền âm đến Mục Dung: Lệnh Hồ Tống Nô gọi là Dương Tống Nô.
Công nguyên năm 296 Dương Mậu Lục thành lập Chu Ao quốc, công nguyên năm 317 Dương Công chết bệnh để lại hai người con trai: theo thứ tự là Dương Nan Địch, và Dương Kiên Nhất.
Trưởng tử Dương Nan Địch kế thừa vương vị xưng Tả Hiền Vương, thứ tử Dương Kiên Nhất - Hữu Hiền Vương. Huynh đệ hai người hữu dũng hữu mưu, tâm cao khí ngạo đương nhiên không phục nhau, không qua mấy năm huynh đệ liền bất hoà thảo phạt lẫn nhau.
Tả Hiền Vương Dương Nan Địch có hai con trai: Trưởng tử Dương Nghị, thứ tử Dương Tống Nô.
Dương Nan Địch là một vị hoàng đế đoản mệnh, kế thừa vương vị 17 năm thì băng hà, giao Chu Ao quốc cho trưởng tử Dương Nghị.
Sau đó không lâu, thứ tử - là vị tự xưng Lệnh Hồ Tống Nô trước mặt đây, ly kỳ mất tích.
Thời đó mọi người đối với chuyện này truyền ra có rất nhiều dị bản, có người nói: Trước khi Dương Nan Địch lâm chung đã truyền vương vị cho thứ tử, Dương Nghị và quần thần cấu kết mưu hại chiếm đoạt vương vị của đệ đệ.
Cũng có người nói: hai người con trai của Tả Hiền Vương, trưởng tử thiện lương, thứ tử thiện binh.
Tình cảm huynh đệ rất tốt, Dương Tống Nô tự nguyện tặng vương vị cho ca ca.
Lúc đó Chu Ao quốc suy yếu đã lâu, tứ phía nguy cơ, Dương Tống Nô cho rằng mình thích hợp dẫn binh đánh giác nên nhận chức Tướng Quân đi ra sa trường, để huynh trưởng chủ trì triều chính, nhưng bất hạnh bỏ mạng tại chiến trường.
Đáng tiếc, tiểu sử của Dương Tống Nô được ghi chép quá ít, Bát Chỉ Kính biết được cũng không nhiều.
Chẳng qua có một số điểm rất khả nghi: Chu Ao quốc là ở cảnh nội Cam Túc, tại sao lăng tẩm của nhị vương tử lại nằm ngoài ngàn dặm tây nam??
Thời kỳ Lưỡng Tấn, nơi này dã thú hoành hành khắp nơi, là khu không người điển hình.
Giao thông cổ đại không như bây giờ, từ Cam Túc cưỡi ngựa đến đây ít nhất cũng nửa năm một năm, huống chi còn phải kiến tạo ra nguyên cái địa cung này?
Bát Chỉ Kính đặc biệt tìm xem trận pháp này xuất phát từ ai, tra xong liền cảm thấy kinh người.
Mê hồn trận này chính là phát minh của người sáng lập Đạo giáo - Lão Tử!
Trước khi Lão Tử phi thăng có thu nhận một vài đồ đệ, trong đó có một vị tên là Vương Hủ, sau này chính là Quỷ Cốc Tử đỉnh đỉnh đại danh.
Lão Tử có bốn vị đồ đệ, riêng chỉ có đệ tử Quỷ Cốc Tử là được dạy về đạo pháp Huyễn Thuật, Lão Tử truyền hết lại thuật pháp cho hắn.
Quỷ Cốc Tử lúc về già vân du bốn phương từng kết giao bằng hữu với một vị thiếu niên phương sĩ, hắn nghĩ những đồ đệ của mình chỉ thích binh pháp, nên truyền thuật pháp lại cho người bạn trẻ tuổi tên Từ Phúc này.
Sau này triều Tần thống nhất sáu nước, Tần Thủy Hoàng phái Từ Phúc dẫn ba ngàn đồng nam đồng nữ đên phía Đông, thuật pháp thất truyền từ đó.
Mồ hôi lạnh của Bát Chỉ Kính chảy xuống, thuật pháp ba ngàn năm trước tái hiện, tù nhân chính là Khoáng thế ma vật Bất Hoán Thi, địa cung thần bị lại xây ở nơi sâu nhất trong quốc gia, kết hợp ba thứ đặt cùng một chỗ.
Nếu như đây không phải trùng hợp, vậy thì ai là chủ mưu của mưu đồ ngàn năm này???
Trước đó ở Đông Bắc có Hoàng Tuyền cổ quốc, Tây Nam này lại ẩn giấu một cái nguy cơ lớn hơn mấy lần!
Bát Chỉ Kính sợ Mục Dung phân tâm nên không nói hết.
Mục Dung bắt chước cổ nhân, thở dài: "Hoá ra là Vương Tử của Chu Ao quốc, hậu nhân Dương Công."
Dương Tống Nô ngồi thẳng nhoẻn miệng cười: "Không nghĩ ngươi quần áo kỳ lạ tướng mạo cổ quái lại có hiểu biết, bản vương lại hỏi ngươi, bây giờ quốc chủ Chu Ao quốc là ai? Tuyết Cơ...nàng ấy vẫn ổn chứ?"
Nụ cười kia giống như gió xuân lay động, đẹp không sao tả xiết.
"Thực không dám giấu, Chu Ao quốc đã đi qua hơn hai nghìn năm, thương hải tan điền. Giống như Tấn triều, chỉ còn trong lịch sử."
"Ngươi nói cái gì?!"
Vẻ mặt nhàn nhạt của Dương Tống Nô biến mất, hắn bật dậy thân thể lảo đảo phải vịn vương toạ mới miễn cưỡng đứng vững, vài giây sau nét mặt hắn biến hoá nhiều lần, tự hỉ tự bi, giận lại như không giận.
Cuối cùng ngửa mặt lên trời cười to một tiếng, toàn bộ địa cung run lắc dữ dội, đầm nước không ngừng nổi sóng, Kim Long trong nước phát ra từng tiếng rên rỉ.
Ba người bịt chặt lỗ tai vẻ mặt đau đớn, Bát Chỉ Kính lại nói: "Mục Dung, dù có chuyện gì ngươi nhất định phải tìm ra trận nhãn, đó là cách duy nhất để bình an thoát ra huyễn thuật, các ngươi nhất định phải sống. Ta có chuyện rất quan trọng phải nói cùng các ngươi."
~~~~
Tác giả có lời muốn: Đông Bắc phát sinh chuyện lớn như vậy thì Tây Nam làm sao có thể xảy chuyện nhỏ đúng hơm?
Dù ta không hiểu rõ Tây Nam nhưng vẫn có thể viết nha~
Thật ra khoảng cách lịch sử có dùng đại bác bắn cũng không tới đâu, cho nên chỉ đem mấy người có liên quan viết ra là được rồi.
Mị: Mị hết cách với dàn nhân vật trong chương này rồi, mị tìm hiểu tư liệu thì không thấy đề cập sâu, niên kỷ cũng không giống nên là hiểu sao edit vậy, sai chỗ nào có thể nhắc mị để mị sửa nhá. Hôm nay chỉ có 1c, tâm tình tốt sẽ lại bonus~