A Lê

Chương 20





Editor: dzitconlonton

Trên đường về nhà, Tiết Duyên dặn A Lê không được nói chuyện vừa xảy ra cho Phùng thị, A Lê tất nhiên đồng ý. Chần chờ trên đường một hồi, lúc đến nhà đã qua nửa giờ Thân, Phùng thị ngồi trong viện đóng đế giày, thấy bọn họ xách một con cá sông về, vui mừng nghênh đón, đánh giá một chút, không thể tin nói, "Thành công rồi sao?"

A Lê gật đầu, chỉ chỉ con cá với bà, cười nói, "Nội, tối nay được ăn ngon lắm."

Cá chép bỏ vảy và mang, rửa sạch, dùng dao lưỡi mỏng nghiêng một bên cắt, lăn với rượu gạo, sau đó rắc một lớp muối và hạt tiêu, thoa đều bên trong lẫn bên ngoài, để một thời gian cho ngon, cuối cùng nhúng vào bột nhão là có thể chiên trong chảo rán.

Món ăn sở trường nhất năm đó của mẫu thân A Lê chính là cá chua ngọt, bà làm không những có mùi vị tươi ngon, mà còn cực kỳ đẹp mắt, con cá được cắt ra đến đâu chiên vàng giòn đến nấy, trông như hoa nở. A Lê học hết tài nghệ này, giòn bên ngoài, mềm bên trong, khi còn ở trong nồi sẽ khiến người ta thèm nhỏ dãi, cuối cùng vặn lửa lớn để lấy nước cốt cho vào canh, nước sốt sền sệt trải một lớp, hòa lẫn với cá tươi và vị chua ngọt nhàn nhạt, mặt trên dùng hoa hành xanh biếc điểm xuyết, trông đẹp mắt không giống thức ăn.

Nếu ăn cá thì phải ăn cơm, Tiết Duyên liên tục ăn ba chén, cuối cùng toàn bộ đĩa cá chỉ còn lại xương và một lớp nước bên dưới.

Thu dọn xong bát đũa, Phùng thị không rời đi, kéo A Lê ngồi xuống đầu giường đất, sau đó lấy trong tủ ra một cái túi vải nhỏ, đổ hết tiền bạc trong đó ra, sau đó hai người cùng nhau đếm. Nhà vốn không giàu, sau khi mua A Lê thì gần như đã không còn đồng nào, nhưng thỉnh thoảng có làm việc mấy ngày nay, tính cả xiêm y và bán đồ thêu, giỏ liễu, còn có số dư nợ của Yến Xuân Lâu, cộng lại có bảy tám đồng.

Mặc dù không có nhiều tiền, nhưng lại có một hy vọng tốt. Vốn dĩ cuộc sống đầy những năm tháng buồn bã, tụ đọng như một đầm nước chết, hiện tại cuối cùng cũng đã xé màn đêm nhìn thấy ánh sáng, thấy được bình minh.

Mệt nhọc cả ngày, A Lê đã cực kỳ mệt mỏi, nhưng nhìn những đồng tiền bạc kia, trong lòng nàng cảm thấy vui sướng, còn có tinh thần thương lượng với Phùng thị nên làm cái gì trong tương lai. Nhà không có đất, không có nguồn sinh kế chính, khoản chi phí trợ cấp lặt vặt cũng không thể bị chặt đứt.

Việc thêu thùa tốn nhiều công sức, nếu làm nhiều quá chắc chắn sẽ lâm vào cảnh rắc rối, Phùng thị không muốn A Lê làm việc này nhiều, mặc dù trước mắt những sản phẩm đan bằng liễu bán cho Yến Xuân Lâu rất chạy, nhưng khó có thể bán được lần hai như thế. Nếu ba đồng một cái thì sẽ thật sự rất mệt, tích góp cũng không được đồng bạc nào.

Nghĩ đi nghĩ lại, Phùng thị nói, "Dù sao cũng phải có một người có kinh tế ổn định, không thể gõ chỗ kia một chút gõ chỗ nọ một tí, mặc dù có thể miễn cưỡng sống qua ngày nhưng cũng rất bất an."

A Lê hỏi, "Làm thế nào mới coi như là kiếm sống yên ổn và mở một cửa hàng ạ?"

Phùng thị nở nụ cười, "Lê nhi ngốc à, số tiền bây giờ của chúng ta sao có thể mở cửa hàng được chứ."

A Lê ngượng ngùng sờ sờ lỗ tai, suy nghĩ một chút, lại nói, "Không mở được cửa hàng, dựng đỡ một cái sạp hàng, rồi đợi sau này có nhiều bạc hơn, thì sang lại quán."

Tiết Duyên vẫn đang dựa vào tủ, nửa nhắm mắt nghe bọn họ nói chuyện, nghe vậy, cuối cùng cũng ngước mắt lên một khe hở, nói, "Cái này cũng không tệ, trước đây ta cũng từng thấy có người dựng đỡ một sạp hàng ở ngã tư một chút, bán vài cái bánh bao các loại, thế mà làm ăn rất được đấy."

A Lê ôm má, nói, "Nhưng nếu bán sủi cảo thì không thể lựa sạp hàng đi xung quanh được."

Tiết Duyên bị chọc cười, thò người qua bóp cằm nàng, đùa cợt hỏi, "Đi, ngươi muốn đi đâu?"

A Lê do dự nói, "Hồi nhỏ ta thấy có người gánh hàng rong bán bánh tro chấm đường, trong tay cầm một cái trống lắc, đến đầu ngõ nào là sẽ lắc lắc một cái, sau đó sẽ có rất nhiều tiểu hài tử chạy ra mua."

Tiết Duyên cảm thấy dáng vẻ nàng nhỏ giọng nói chuyện thật sự khiến người ta thích thú, không nhịn được lại trêu nàng hai câu, "Nếu như bán sủi cảo thì sao, ta đâu thể gánh nồi, ngươi bưng mì đi, để cho nội cầm trống nhỏ, chúng ta từ từ lắc qua lắc lại, thấy ai muốn ăn thì sẽ dựng một quầy hàng trên đường làm cho nó à?"

A Lê xấu hổ vì những gì chàng nói, cụp mắt đẩy bả vai chàng một cái, sau đó liền cắn môi không nói lời nào.

Phùng thị oán trách liếc Tiết Duyên một cái, nói, "Nhìn con kìa, nhìn chẳng nghiêm túc gì cả."

Tiết Duyên híp mắt xoa xoa mái tóc dài của A Lê hai lần, cười tủm tỉm nói, "Giỡn với nàng thôi mà."

Nói cười cả một đêm, ngày hôm sau, Phùng thị mới thật sự lo lắng về vấn đề này.

Bà đi tìm thợ mộc ở cửa đông thôn mua mấy cây gậy gỗ thô, sau đó kiếm mấy tấm vải dầu cũ đặt dưới đáy hòm, sau khi dọn dẹp và sửa chữa hai thứ này thì có thể dựng được một cái lều đơn giản. Nam nhân trong nhà Triệu đại nương vốn là đầu bếp, chuẩn bị cơm canh cho người ta, bây giờ không làm nhưng trong nhà còn có mấy cái nồi lớn và mấy cái khung để không, Phùng thị mua đống đó về, sau đó kiếm mấy cái bàn ghế trống, cuối cùng chuyện mua bán đã có thể mở cửa.

Có rất nhiều cửa hàng ở Lũng huyện mở vào sáng sớm, bánh bao bọc giấy cái gì cũng có, buôn bán cũng bình thường và nhàn hạ, A Lê và Phùng thị đi dạo trong hai ngày, cuối cùng vẫn cảm thấy không thể bán theo mọi người được. Buổi sáng, vùng Chiết Giang thích ăn bánh bao chiên, bánh trôi, mì kéo Lai Châu và tàu hũ nước đường, A Lê và Tiết Duyên thương lượng một chút, quyết định thử một lần, cuối cùng tên cửa hàng cũng đã nhanh chóng quyết định xong, cực kỳ thuận miệng và dễ nhớ "Bánh bao chiên của Tiết gia".

Tiết Duyên rất cao hứng, còn đi chọn một khúc gỗ trong đống củi đã được đánh dấu, rồng bay phượng múa đề lên tấm bảng.

Từ lúc chuẩn bị đến lúc khai trương mất ba ngày ròng rã, quầy hàng nằm ngay ngã tư trong con ngõ hẹp trên phố Vĩnh An, cạnh cây đa cổ thụ trăm năm tuổi. Tấm bảng được phủ bằng một miếng vải đỏ, buổi sáng ngày mai sau khi mặt trời mọc, cửa hàng nhỏ này coi như chính thức khai trương.

Giờ mùa xuân và mùa hạ đang chuyển giao nhau, trời không lạnh cũng không nóng, ăn một bát mì sẽ cảm thấy thoải mái cả thể xác lẫn tinh thần. Có nhiều loại cho mì kéo Lai Châu, nhân bánh bao chiên cũng đa dạng, A Lê có thể làm được, cùng một nguyên liệu nấu ăn, cộng thêm nêm gia vị khác nhau, dùng lửa khác nhau thì thành phẩm sẽ có hương vị khác nhau, mỗi loại đều có hương vị riêng.

Phùng thị vốn đang muốn tìm một sinh kế ổn định hơn một chút để sống qua ngày, chưa từng nghĩ rằng công việc này sẽ ngày một thăng tiến. Nếu bắt kịp với nhiều người hơn ở chợ, một ngày nào đó có thể kiếm được nửa xâu tiền.

Cuộc sống dường như trôi qua ngày càng tốt hơn.

Nhưng A Lê lại mơ hồ cảm thấy cơ thể mình càng ngày càng kém, ban đêm có khi thậm chí sẽ mất ngủ cả đêm.

Trong nháy mắt đã đến giữa tháng tư, đêm hôm trước mưa to, hoa anh đào ở sân sau bị mưa gió làm rụng hơn một nửa, buổi sáng sau khi thức dậy chỉ thấy một đống đổ nát, còn A Lê cũng bị cảm lạnh. Nàng vốn đã yếu, mấy ngày nay làm việc quá sức, bệnh tật gì cũng đều lộ ra ngoài.

Cằm gầy và nhọn, cánh tay gầy guộc đến mức có thể bị bẻ gãy nếu dùng lực mạnh chạm vào, Phùng thị đau lòng cho nàng, liên tục dọn quầy hàng mấy ngày để ở nhà nuôi nàng, cuối cùng nàng cũng bình phục một chút.

Mấy ngày nay, Tiết Duyên vẫn không được an phận lắm, thỉnh thoảng khi từ thư viện về, chàng sẽ mang cho nàng chút đồ chơi nhỏ, như bánh đường hình cầu[1] hay bánh đường hình sợi[2], thậm chí còn có một cái cối xay gió bằng giấy rất đẹp. Chàng dỗ A Lê đang bị bệnh như tiểu hài tử, giọng nói cũng nhẹ nhàng hơn vài nhịp, A Lê hiếm khi rảnh rỗi, mỗi ngày cùng Phùng thị chăm hoa đọc chữ, giật mình cảm thấy mình giống như đang trở về những ngày tháng nhàn hạ trong nhà trước đây.

Nghỉ ngơi như vầy thật tốt, chưa đến mấy ngày, cơ thể của A Lê đã trở nên tốt hơn, chỉ thỉnh thoảng bị đau tai. Đôi khi Phùng thị hoặc Tiết Duyên nói chuyện với nàng, nàng cố gắng thế nào cũng không thể nghe rõ được, giống như một cái chén được đặt trên tai nàng, âm thanh ong ong bị ngăn cách ở bên ngoài. Lúc nhỏ nàng cũng bị bệnh này vài lần nhưng không nhiều, phụ thân dẫn nàng đi khám ở rất nhiều y quán, họ chỉ nói là thiếu hụt khí huyết, chỉ cần bổ sung thêm thì sẽ không bị như thế nữa, bởi vậy A Lê không để ý nhiều, chỉ nghĩ nghỉ ngơi là có thể chữa khỏi.

Cốc Vũ[3] đã qua đi, nhìn thấy sắp vào hạ, mặt trời càng lúc càng chói chang, phơi ngoài nắng đến mức toàn thân trở nên ấm hơn.

[3] Cốc Vũ: một trong 24 tiết trong một năm, vào khoảng 19, 20 hay 21 tháng tư.

A Lê mặc váy màu hạnh ngồi trên bậc thềm cửa, ngửa mặt nhìn mây trên bầu trời.

Phùng thị dựng một sợi dây thừng ở trong viện, lấy chăn trong nhà ra phơi nắng. Mặt dưới màu xanh sẫm, phía trên là từng đóa mẫu đơn màu đỏ thẫm, trông rất vui mắt, chỉ là đầu năm kéo dài khá lâu nên bông bên trong hơi cứng một chút.

Phùng thị lấy tay vỗ mặt chăn, xới tung từng lớp bông xốp, bay khắp bầu trời.

A Lê cười che mũi trốn ra sau, Phùng thị cũng bị hành động của nàng mà bật cười, dịu dàng nói, "Con ở nhà nhiều ngày như vậy, tranh thủ trời đẹp, cũng nên đi ra ngoài đi lại một lát đi, nhìn trời nhìn cây, trong lòng cảm thấy thoải mái, bệnh cũng nhanh chóng thuyên giảm."

A Lê vỗ tay, nói, "Nội, con hiện tại đã tốt hơn rồi, ngày mai sẽ đến sạp hàng. "

"Chuyện này không cần vội." Phùng thị nói, "Ngày mai mới chúc mừng Huyện lệnh mới tới mà, phải tổ chức tiệc khúc thủy lưu thương[5] ba ngày, hôm nay là ngày đầu tiên. Dân chúng đều đang bận rộn đi ăn bữa tiệc không cần tiền, việc làm ăn của chúng ta sẽ không tốt đâu."

Phải chúc mừng Huyện lệnh mới tới.

An nhàn mấy ngày nay, A Lê đã sắp quên ngày gặp Hồ An Hòa trên đường cùng phong thư bị Tiết Duyên đốt, bây giờ nghe Phùng thị nói thế, liền nhớ tới. Nàng nhíu mày, hỏi: "Làm quan thì làm chuyện này cũng được sao?"

Phùng thị xoay người, rồi kéo góc chăn, nói, "Luật pháp không viết điều luật này, chỉ nói quan viên không được tham ô và nhận hối lộ, nhưng họ không quan tâm đến yến tiệc. Hơn nữa, nơi nghèo đầy núi ít nước của chúng ta, hoàng đế ở nơi trời cao xa xôi, cho dù ông ta có làm chuyện gì đi chăng nữa, triều đình cũng không duỗi tay dài đến như vậy, không phải là để bọn họ tự tìm cách làm loạn nơi này sao."

A Lê "a" một tiếng, không nói gì.

Một lát sau, Phùng thị lấy xong chăn, xoay người đến góc tường lấy chổi định quét sàn nhà, A Lê đứng lên đón, "Nội, để con, con làm được."

"Bỏ ra." Phùng thị né tránh, khoát tay đuổi nàng ra ngoài, "Đừng có lúc nào cũng đi trước mặt người ta, ra bên ngoài hít thở không khí đi, đừng đi xa là được." Bà đưa tay vỗ vào trán A Lê, "Con không thể như vậy được, dù gì thì ở nhà cũng không được, ôm A Hoàng đi ra ngoài đi dạo đi, cũng có thể xua tan bệnh tật."

Nói xong, bà dứt khoát đặt chổi sang một bên, "Nội về phòng thay xiêm y, lát nữa sẽ cùng con đi một tí."

——————–

Tác giả có một cái gì đó để nói:

Một chương chuyển tiếp nhỏ ~

Lại nói, lúc viết "Bánh bao chiên của Tiết gia", trong đầu tui cứ hay nghĩ đến "Lão Bạch Xuyến ở phường thịt" trong "Võ lâm ngoại truyện"

Ai đó có thể get quan điểm của tôi không?!

[1] Bánh đường hình cầu



[2] Bánh đường hình sợi: Từ gốc "糖馓子", mình cũng quên tên này nốt


TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv