Trong xe, tiếng trẻ con khóc dần dần ngừng lại, Thịnh Thanh Huệ vẫn dõi mắt ra bên ngoài.Vẻ hoảng sợ, không chắc chắn trên khuôn mặt bị thay thế bởi bất đắc dĩ vàchán nản, nét mặt cô đầy uể oải, tâm trạng sa sút: “Em vừa nói gì vậy…Trường học tổ chức cho chúng em đến viện phúc lợi là chuyện từ mấy tháng trước, hiện tại ngay cả trường học cũng bị nổ tung, tình hình trongviện phúc lợi đâu khá hơn là bao…”
Cô thì thào rời rạc, chối bỏ toàn bộ lời tự thuyết phục bản thân trước đó.
Đường đến viện phúc lợi bị huỷ hoại, liệu còn con đường nào khác để đi không?
Bởi vậy, ngoại trừ Thịnh Thanh Huệ, Tông Anh cũng rơi vào im lặng và khóxử. Hai đứa bé đều do cô dẫn đến nhà họ Thịnh, nếu lúc ấy ở Hoa Giới, cô không đưa tay giúp đỡ, có lẽ sẽ không làm cô út Thanh Huệ buồn rầu nhưbây giờ.
Tông Anh vô thức mím môi, suy nghĩ biện pháp giải quyết.
Cô tất nhiên không thể đưa hai đứa bé này đến năm 2015, nhưng với tìnhhình trước mắt ở Thượng Hải, những gia đình bình thường phần lớn đềunghĩ cách rời khỏi đây, chạy không thoát thì rối rít cân nhắc nên tiếtkiệm tư liệu sinh hoạt thế nào, muốn tìm một gia đình thích hợp nhậnnuôi hai đứa bé tại thời điểm này quả là rất khó.
Khó thì khó, chung quy cũng phải thử tất cả các biện pháp xem sao, cô nghĩ.
“Cô Thịnh…” Tông Anh rốt cuộc mở miệng, quyết định nhận lấy trọng trách trên người Thanh Huệ.
Ai ngờ còn chưa kịp mở lời, Thịnh Thanh Huệ đột nhiên siết chặt tay, khóemôi nhướn lên, lấy hết dũng khí nói: “Chị hai có đồng ý hay không cũngkhông quan trọng! Em còn của hồi môn do mẹ để lại, về sau em có thể đilàm, em có khả năng nuôi hai đứa bé.”
Nói xong, cô nhìn về phíaTông Anh, dường như muốn tìm sự ủng hộ từ đối phương: “Em có thể dạytiếng Anh, không biết chừng còn có thể dạy đánh đàn dương cầm, hoặc đihiệu buôn tây, cho dù không có chỗ dựa trong nhà, em cũng không lo đói.Tông tiểu thư, chị nói có phải không?”
Tông Anh quay đầu nhìn cô,trong đôi mắt kia toát lên ánh sáng và sự kiên định chỉ có ở người trẻtuổi, khiến người ta không biết nên mở miệng can ngăn thế nào.
Thịnh Thanh Huệ hạ quyết tâm, cô đỡ lấy đứa bé trong lòng Tông Anh: “Nếu hômnay là ngày 19, vậy gọi thằng bé là A Cửu được không?” Cô dứt khoát đặtnhũ danh cho đứa bé, lại cố gắng dùng vẻ tươi cười xóa tan những chuyệnkhông vui vừa xảy ra rồi đề nghị: “Chúng ta còn chưa ăn cơm trưa, haybây giờ đi ăn chút gì đi!”
Cô thành thạo đọc địa chỉ cho tài xế,tài xế quay đầu xe, đi về hướng đường Nam Kinh, mười phút sau, xe dừnglại trước một tòa nhà lớn.
Thanh Huệ dẫn hai đứa bé xuống xe, cố tỏ ra hào hứng và nói với Tông Anh: “Tông tiểu thư, thịt bò bít-tết ở đây ăn rất ngon.”
Nhưng vừa xoay người lại, nét cười trên mặt cô lập tức đông cứng – lúc này,nhà hàng Tây mà cô thích nhất đã đóng cửa, bên ngoài treo một tấm biểntạm dừng buôn bán.
Tất cả đều đang nhắc nhở rằng nay không bằngxưa, chỉ có tiệm chụp ảnh bên cạnh còn mở một bên cửa, xem như vẫn buônbán bình thường.
Thanh Huệ không có cam lòng nhìn chằm chằm nhàhàng Tây mấy giây, lại dời mắt sang tiệm chụp ảnh, quay đầu nói với Tông Anh: “Tông tiểu thư, chi bằng chúng ta chụp ảnh đi?”
Tông Anh không muốn làm Thanh Huệ phật ý, cúi đầu đi cùng cô vào tiệm chụp ảnh.
Cửa bị đẩy ra, tiếng chuông lập tức vang lên, nghe thấy tiếng động, ông chủ mặc com lê phẳng phiu ló đầu ra nhìn: “Hai người muốn chụp ảnh sao?”
“Vâng.” Thanh Huệ quay đầu nói với cậu bé đang đứng sau lưng: “A Lai, tiến lênphía trước đi con.” Lại ngẩng đầu nói với ông chủ: “Chúng tôi muốn chụpmột tấm ảnh chung.”
Ông chủ chú ý thấy trang phục của A Lai có phần mộc mạc, lập tức hỏi cậu bé có muốn thay quần áo khác rồi hẵng chụp không.
A Lai gò bó chân tay, Thanh Huệ nhìn cậu bằng ánh mắt khích lệ: “A Lai,trẻ con chụp hình phải trang trọng một chút mới đẹp, con đi cùng ông chủ thay bộ quần áo khác được không?”
Lúc này thằng bé mới chịu đi.
Chỉ trong chốc lát, một bé trai từ sau rèm bước ra, sơ mi trắng mới tinh,nơ kẻ ca rô màu xám, phối hợp đồng bộ, thoạt nhìn tương đối có sức sống.
Thanh Huệ hiển nhiên hết sức hài lòng, cô ôm A Cửu đến chỗ chiếc ghế trướcphông nền rồi ngồi xuống, lại duỗi một tay ra gọi A Lai tới, A Lai liềnđứng cạnh cô, thân thể nhỏ bé đứng thẳng tắp.
Tông Anh đứng một mình ngoài ống kính, yên lặng quan sát.
Đột nhiên, Thanh Huệ gọi cô: “Tông tiểu thư, chị cũng vào đây chụp cùng đi!”
Tông Anh chợt lấy lại tinh thần, uyển chuyển từ chối lời đề nghị của cô: “Tôi không quen chụp ảnh, mọi người cứ chụp đi.”
Thanh Huệ thoáng tỏ vẻ tiếc nuối, nhưng cô nhanh chóng trở lại trạng tháichụp ảnh, điều chỉnh tư thế ngồi và nét mặt dưới sự chỉ đạo của ông chủtiệm chụp ảnh.
Trong tiệm chụp ảnh gió êm sóng lặng, không khíthoang thoảng mùi nước hoa, ánh mặt trời sau giờ ngọ trèo qua khe cửa,khoảnh khắc bức ảnh được chụp lại, Tông Anh đi thẳng ra cửa.
Là một người đến từ bên ngoài, cô không nên lưu lại quá nhiều dấu vết ở nơi này, đã đến lúc phải về nhà.
Trên đường về, cô và Thanh Huệ mua được một ít xu kem mới ra lò, lúc cả haiđến chung cư 699, Thanh Huệ chia nửa túi cho cô, lại hỏi: “Tông tiểuthư, chị thực sự muốn chờ anh ba ở đây sao?”
“Ừ, tôi và anh ấy đãthống nhất với nhau rồi.” Tông Anh nhận lấy túi giấy, lại nhìn thoángqua hai đứa trẻ đang ngủ say, định nói gì đó nhưng lại thôi, xuống xe về nhà trọ.
Hoàng hôn mỗi lúc một gần, vừa vào nhà, cô liền ngửi thấy mùi hương tưởng chừng đã quen thuộc từ lâu.
Đợt nghỉ hè hồi còn nhỏ, cô luôn được ngủ trưa thật đã, lúc tỉnh lại đã đến chạng vạng, thường thường có thể ngửi thấy mùi vị nhàn tản như thể thứgì đó trong căn hộ bị chưng cả ngày.
Khi đó, mẹ nói với cô: “Nghỉhè có bao nhiêu thời gian, sao lúc nào con cũng dùng để ngủ nhỉ? Biếtđâu ngủ trưa nhiều quá thành sẽ đồ ngốc thì sao.”
Cô liền hùng hồn trả lời “Nhưng con đã làm hết bài tập rồi”, sau đó ôm dưa hấu chạy lênsân thượng, vừa ăn vừa xem mặt trời buông xuống, không hiểu sao luôn cócảm giác viên mãn, chân thực.
Cô ngừng hồi tưởng, đi tới ban công, đập vào mắt là cảnh hoàng hôn bao phủ khắp thành phố.
Không phải cảnh nhà lầu san sát như mấy chục năm sau, đứng trên tầng sáu nhìn xuống, cảnh vật trong tầm mắt thật nhỏ bé. Chiến tranh ập tới, thànhphố giới hạn nguồn điện, không còn tiếng ồn ào huyên náo của thành phốkhông ngủ trước kia nữa, thay vào đó, mỗi con người sống dưới những máinhà kia đều phải đối mặt với sự vắng lặng và tương lai mờ mịt đến bấtchợt này.
Vườn hoa trong chung cư không còn tiếng trẻ con cười đùa ầm ĩ, trước lúc lên tầng, Diệp tiên sinh nói: “Phần lớn những ngườisống ở đây đều là người nước ngoài, trước kia rất đông đúc náo nhiệt.Hiện tại ai nấy đều rối rít bán nhà về nước, xung quanh bỗng chốc vắnglạnh làm tôi có chút không quen, cô nhìn mấy xấp báo chiều này mà xem…”Ông nói, đoạn giơ lên mấy chồng báo mà nhiều ngày không ai tới lấy:“Mang đến cho ai xem đây!”
Tông Anh đứng trên sân thượng nhìn trời chiều chìm xuống, trong lòng không còn cảm giác thoả mãn và chân thựcnhư hồi còn nhỏ, thay vào đó là cảm giác mệt mỏi, cộng thêm vài phần mờmịt.
Có thể làm gì, nên làm gì, cô không tài nào nắm chắc – đốivới cô, thời đại này là lịch sử phủ đầy bụi, càng không thể thay đổi,tùy tiện tác động vào nó, cho dù chỉ một chút, không biết chừng sẽ gâyra sai lầm không thể cứu vãn.
Cô lẳng lặng chờ đợi, đợi đến tận hoàng hôn, đợi đến khi cả chung cư đều chìm vào yên lặng, Thịnh Thanh Nhượng mới trở lại.
Trong nhà tối om. Anh bật đèn lên, trước bàn ăn, trên sô pha không một bóngngười; anh lại vội vã lên tầng trên, trong phòng dành cho khách cũngkhông có bóng dáng cô.
Điều này khiến Thịnh Thanh Nhượng sinh rahoảng loạn – anh lo Tông Anh không đến đúng hẹn, càng lo cô gặp chuyệnphiền toái trên đường.
Anh chạy xuống tầng dưới, gió đêm thổi rèm che trước cửa ban công bay lên, ánh trăng mỏng manh nhân cơ hội rải lên sàn nhà.
Anh sững sờ, bước nhanh đến nơi đó, cuối cùng phát hiện Tông Anh đang ngủ say ngoài ban công.
Cô tựa đầu vào ghế, ánh trăng phủ kín gò má khiến đường nét sắc sảo thêm phần nhu hòa.
Thịnh Thanh Nhượng không buông cặp tài liệu trong tay ra, chỉ lẳng lặng đứngim trước ghế nhìn cô, thật lâu sau đó, trái tim mới ổn định trở lại, anh thở phào một hơi – may quá.
Anh không đành lòng quấy rầy cô,nhưng bỏ mặc cô ngủ ở đây, một là không tốt cho cột sống, hai là dễ cảmlạnh, mặt khác, hiện tại không còn sớm nữa.
Anh khom người địnhgọi cô dậy, còn chưa kịp mở miệng gọi một tiếng “Tông tiểu thư”, TôngAnh đột nhiên bừng tỉnh khỏi cơn ác mộng, ánh mắt toát lên vẻ hoảng sợ…
Nhịp thở của cô mất quy luật trong vài giây ngắn ngủi, vô thức vươn tay phải ra giữ chặt thứ gì đó, chỉ nghe có một giọng nói lặp đi lặp lại bên tai “Không sao, Tông tiểu thư, không sao rồi!”, ngay sau đó, một đôi tayvững vàng mạnh mẽ nắm lấy tay cô, giọng nói trầm thấp nhẹ nhàng như thểđang động viên: “Không sao!”
Lúc này, cô mới nhận ra khuôn mặt gần trong gang tấc của anh, hai vai căng cứng lập tức rũ xuống, hô hấp dầndần chậm lại, cô cất giọng khàn khàn hỏi: “Bây giờ là mấy giờ rồi?”
Mượn ánh trăng, Thịnh Thanh Nhượng nhìn đồng hồ đeo tay, đáp: “Gần mười giờrồi.” Anh cầm tay cô, theo bản năng muốn mượn một chút hơi ấm và cảmgiác chân thực, nhưng lý trí lại nhắc nhở anh nên lễ phép buông tay.
Anh buông dần từng ngón tay, ngay khi tay hai người sắp rời nhau, Tông Anh đột nhiên trở tay cầm lấy tay anh.
Anh sững sờ, cô hỏi bằng giọng vừa tỉnh ngủ: “Còn bao lâu nữa thì đến mười giờ?”
“Hai phút.” Anh nói, “Cô có muốn vào nhà không?”
“Không…” Tông Anh cố gắng ổn định nhịp tim mất quy luật sau khi tỉnh giấc, mượnsức đứng lên, ngẩng đầu nói với anh: “Tôi muốn hóng gió một lúc nữa.”
“Vậy… Tôi ngồi cùng cô.”
Giẫm lên sợi dây thời gian mười giờ tối, từ năm 1937 đến năm 2015, ngoài ban công lộ thiên là ánh đèn rực rỡ không ngủ, các toà nhà cao tầng đứngsừng sững, đứng ở tầng sáu chỉ có thể nhìn lên, trời đêm không có lấymột vì sao, chỉ có đèn chỉ thị máy bay lóe sáng trong cô độc.
Chỉ rời đi vài ngày nhưng Tông Anh có cảm giác như xa cách đã lâu.
Không có mùi thuốc súng thoang thoảng trong không khí, chỉ có mùi thơm của bữa khuya từ tầng dưới bay lên.
Tông Anh đói bụng, cô lập tức buông tay ra, mở cửa ban công vào nhà, đổithành chủ nhà chiêu đãi Thịnh Thanh Nhượng: “Anh ngồi trước đi.” Nóixong, cô đi thẳng vào phòng bếp, mở tủ bát tìm chút thức ăn, sau cùngtìm được gói mì ăn liền, lại lấy thêm túi thịt muối trong tủ lạnh ra –vậy là đủ cho một bữa.
Cô đưa tay bật máy hút khói và bếp gas, hứng nước nấu mì, bọt nước nhỏ trào lên từ đáy nồi.
Chờ nước trong nồi sôi, Tông Anh đổ gia vị vào vắt mỳ, lại mở túi thịtmuối, lấy thịt ra đặt lên thớt, thái thành lát nhỏ rồi bỏ vào nồi mì,cuối cùng tắt lửa, một tay lấy hai cái bát trên giá xuống, một tay cầmquai nồi cách nhiệt, đặt nồi lên bàn ăn, nói: “Không đủ nguyên liệu nấuăn, đành ăn tạm cho đỡ đói, anh Thịnh, phiền anh cầm…”
Cô nghiêng đầu nhìn về phía ghế sô pha, đã thấy anh đứng dậy vào bếp lấy đũa, quả thật ăn ý đến khó nói.
Hai người rốt cuộc có thể bình tĩnh ngồi xuống, cùng hưởng bữa ăn đêm nóng hổi.
Sau khi đầy dạ dày đói meo, Tông Anh đặt bát đũa xuống, lấy di động trongtúi ra, Thịnh Thanh Nhượng cũng vừa ăn xong, chủ động đứng dậy thu dọnbàn ăn.
Tông Anh cầm điện thoại di động nhìn anh bưng đồ vào bếp, không ngăn cản, cúi đầu bật nguồn điện thoại.
Vừa bắt được tín hiệu, vô số tin nhắn và tin quảng cáo tràn vào suýt làmđiện thoại chết máy, sau mấy giây tạm dừng, Tông Anh mở tin nhắn thôngbáo cuộc gọi nhỡ, ngón tay trượt dọc xuống, tin nhắn nhắc nhở cô bỏ lỡhàng trăm cuộc điện thoại.
Đối với người hiện đại, đây là cách chứng minh mình được lo lắng, được cần đến.
Trong phòng, tiếng tải tin nhắn mới dừng lại, thay vào đó là tiếng nước chảy trong phòng bếp.
Lúc Tông Anh xem đại khái gần hết tin nhắn, Thịnh Thanh Nhượng cũng đặt bát đũa sạch lên giá.
Tông Anh để điện thoại di động sang một bên, suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng mởmiệng đề cập về chuyện ban ngày, cô nói chị hai ra lệnh buộc Thanh Huệđưa hai đứa trẻ đến viện phúc lợi, nhưng trước mắt, viện phúc lợi khôngcó khả năng tiếp nhận.
“Thanh Huệ định nhận nuôi hai đứa bé, nhưng đây là trách nhiệm của tôi.” Cô nói, “Tôi là người dẫn hai đứa bé nàyđến nhà họ Thịnh, tôi không muốn gây thêm phiền toái cho gia đình anhhay Thanh Huệ, anh Thịnh…”
Cô cố gắng thương lượng giải pháp cùnganh, Thịnh Thanh Nhượng lau khô tay, bước ra khỏi phòng bếp mờ tối:“Tông tiểu thư, không cần sốt ruột, hai đứa bé này đã đến nhà họ Thịnh,ắt có duyên phận của chúng, mọi chuyện luôn có biện pháp xử lý.”
Cách nói chuyện và làm việc của anh lúc nào cũng vậy, cho dù gặp phải chuyện khó giải quyết đến đâu, anh luôn luôn ưu tiên an ủi đối phương trước.
Tông Anh ngẩng đầu nhìn anh, nhất thời không biết nên nói gì, chỉ nói: “Muộn rồi, anh có muốn đi tắm rửa nghỉ ngơi không? Tôi phải xử lý một vàiviệc trước đã.”
Thịnh Thanh Nhượng nghe thấy tiếng chuông điệnthoại của cô lại vang lên, rất thức thời lên gác lấy quần áo thay rồivào phòng tắm.
Cuộc gọi đầu tiên Tông Anh nhận được đến từ Thịnh Thu Thật, anh sốt ruột nói một đống, cuối cùng hỏi: “Em đang ở đâu vậy?”
Tông Anh dựa vào bàn ăn đáp: “Em ở nhà, đang định đi ngủ.”
Đầu dây bên kia im lặng hai giây, nói: “Vậy em mở cửa đi, anh đang đứng trước cửa nhà em.”
Lưng Tông Anh phút chốc thẳng băng, nhất thời không nghĩ ra được lý do gì để từ chối, cô liếc qua phòng tắm, cuối cùng vẫn ra mở cửa cho Thịnh ThuThật.
Ngay khi cô mở cửa, tiếng nước chảy trong phòng tắm đột nhiên dừng lại.
Thịnh Thu Thật cũng không phát hiện ra điều gì khác thường, vừa vào nhà liền hỏi: “Hai ngày nay em đi đâu vậy?”
Tông Anh đáp: ” Em nghỉ phép giải sầu, xa nhà một chuyến, tín hiệu nơi đórất kém nên em tắt điện thoại.” Cô đứng nói chuyện, hiển nhiên khôngmuốn đối phương ngồi xuống, vì một khi đã ngồi, đồng nghĩa với việc thời gian sẽ kéo dài.
Thịnh Thu Thật đành đứng theo cô, anh nói: “Nghỉ phép? Anh đọc báo thấy tin em bị đình chỉ công tác tạm thời, chuyện làthật sao?”
Đình chỉ công tác tạm thời? Tông Anh khẽ nhíu mày,Thịnh Thu Thật lấy điện thoại ra, mở bài báo cho cô xem: “Em không đọcđược tin sao?”
Tông Anh cầm di động, chỉ thấy tiêu đề bài báoviết: “Nhân viên pháp y liên quan đến vụ tai nạn gần đây bị cách chứctạm thời, từng gây ra sự cố chữa bệnh?” Giấy trắng mực đen, không cònnghi ngờ gì nữa, người được nói đến chính là cô.
Cô lại mím môi,Thịnh Thu Thật an ủi: “Giới truyền thông thích tạo dựng tin đồn thấtthiệt, em không cần buồn phiền vì chuyện này, đều đã qua rồi.”
Ánh mắt Tông Anh vẫn tập trung trên màn hình, đọc từng câu từng chữ cho đến hết, không lên tiếng.
Nhận ra mình đã chọn sai đề tài, Thịnh Thu Thật lập tức nói sang chuyệnkhác: “Gần đây em có đánh rơi thẻ tín dụng không? Bốn số cuối là 8923,em có tấm thẻ này đúng không?”
Anh hỏi khá đột ngột, Tông Anh cảnh giác ngẩng đầu lên: “Anh trông thấy nó ở đâu à?”
“Anh thấy có người dùng thẻ của em để thanh toán ở bệnh viện.” Anh tin chắcrằng Tông Anh thật sự mất thẻ, liền hỏi: “Em đã báo mất giấy tờ chưa?”
Tông Anh liếc về phía phòng tắm, chính cô đưa tấm thẻ kia cho Thịnh Thanh Nhượng dùng, đương nhiên không cần báo mất giấy tờ.
Lúc này, Thịnh Thu Thật lại hảo tâm cung cấp manh mối: “Anh ta là một người đàn ông trẻ tuổi, đại khái cao bằng anh, rất nhã nhặn…” Anh nói, đoạncầm lại di động của mình, mở tin nhắn nhận được mấy hôm trước ra: “Trông rất giống một người mà anh biết.”
Anh nói, đưa điện thoại di động lại cho cô xem: “Tấm ảnh phía trên, người đứng chính giữa.”
Vừa nhìn qua, Tông Anh liền trông thấy Thịnh Thanh Nhượng – Trong ảnh, anhđứng rất thẳng, trang phục vẫn tỉ mỉ kỹ lưỡng, bên cạnh anh còn có người khác, anh cả, cô út, thậm chí còn có lão tứ Thịnh Thanh Hoà, cùng vớikhông ít gương mặt quen thuộc.
Tông Anh trượt lên trên, ngay khicô định hỏi “Vì sao anh lại có tấm ảnh này”, tấm ảnh bên dưới liền chiếm toàn bộ sự chú ý của cô.
Một thiếu nữ có dáng vẻ như học sinhngồi trên ghế trước phông ảnh, đứng bên cạnh là một cậu bé mặc áo sơ mithắt nơ, cô ôm một đứa bé sơ sinh trong lòng, nét cười rạng rỡ.
Tông Anh giật mình, hỏi: “Đây là ai?”
—
Lời tác giả:
Thịnh tiên sinh bị nhốt trong phòng tắm: Món mỳ lúc nãy rất ngon, hơn nữa, kỹ thuật thái rau của Tông tiểu thư cũng rất lợi hại.