Các gia nhân lòng trung bảo hộ chủ
Tôn Đạo Toàn vâng lệnh thầy cứu người
Trương Sĩ Phương đi thương lượng với nhà đám nhà đồ xong, cầm về hai hóa đơnnhưng không đặt tiền cọc. Bốn trăm lượng bạc hắn vẫn giữ trong người,trở về gặp Vương thái thái. Thái thái hỏi:
- Con ơi, con đi thương lượng giá với nhà đám nhà đồ xong chưa?
- Thưa cô, cô khỏi bận tâm, con làm việc gì chắc chắn là phải rực rỡ mớiđược. Nhà chúng ta cất rạp không thể để cho thiên hạ cười chê! Con tínhlà phải cất rạp cao ráo, đều lợp ngói. Trước sau có phòng khách, hai cái đều dừng chiếu nhuyễn, chẳng cho lổ đầu gỗ bằng cách trang trí nhữnghoa tươi với cửa sổ bằng pha lê ở bốn phía. Thiên tĩnh ngũ sắc, trên cửa vào làm một cỗ lầu, gắn hoa tươi và trang trí lụa màu rực rỡ. Tòa thíthực bên trong làm một hoa tòa lớn gắn lụa ngũ sắc chung quanh. Cửa vòng cung có lan can. Cửa vòng trước bàn linh hình mặt trăng bằng pha lê gắn kèm những dải lụa. Xung quanh nguyệt đài có lan can bằng pha lệ Cái rạp này nếu để người khác đi đặt chắc phải đến 1.000 lượng, mà con đặt chỉ800 lượng thôi, bớt được 200 lượng. Con sắp đặt công việc không để choem con trở về mà ý oán trách.
Lão thái thái là phận đàn bà, làm sao biết được sự thật bên trong, nên chỉ nói:
- Có là bao, có là bao!
Vương Hiếu đúng kế bên đợi hắn nói xong mới hỏi:
- Trương công tử đặt ở nhà đám nào thế?
- Ta đặt ở nhà đám Thiên Hòa.
- Tôi cũng hỏi ở nhà đám Thiên Hòa các đồ vật y như công tử đặt khôngthiếu món nào hết mà giá chỉ có 400 lượng thôi. Xin hỏi công tử đặt nhàđồ bao nhiêu tiền?
- Ta đặt 1.600 lượng.
- Tôi cũng hỏi người ta có 800 lượng thôi. Đồ đạc mọi thứ giống y như công tử đã đặt.
Trương Sĩ Nguyên nghe nói ngạc nhiên, nghĩ thầm: "Tên tiểu tử này lanh lẹ thiệt". Nhưng cũng nói át:
- Cô đừng nghe bọn nó nói. Bọn nó tính hạ uy tín con đó. Tại tụi nó ưa đồ giả chớ không có chỗ nào rẻ như vậy đâu!
Lão thái thái nghe hắn nói như vậy, đằng hắng một tiếng rồi bảo:
Này Vương Hiếu, các người cần gì phải làm như vậy! Nó là cháu ruột của tachẳng lẽ lại lận tiền như vậy sao? Thôi, các người hãy đi đi!
Vương Hiếu nghe thái thái bảo hắn chẳng thể gian lận tiền được, bèn nghĩthầm: "Mình vì lòng tốt bỏ công ra mà thành công cốc thôi!", tức giậnquày quả trở về. Các gia nhân ngồi bên góc cửa lớn, có người giận nói:
- Thằng tiểu tử Trương Sĩ Phương thiệt là lòng lang phổi chó mà!
Người thứ hai nói:
- Ta trông cho công tử chúng ta trở về để tên tiểu tử này xéo đi cho bọn ta đỡ phải cái nạn ông chủ thứ hai.
Ai nấy mỗi người nói một câu, bàn tán lăng xăng thì bên ngoài có tiếng:
- Vô lượng Phật, bần đạo học tiên. Bần đạo chính là Mai hoa chân nhân ở Mai Hoa Lãnh, núi Mai Hoa đây.
Mọi người nhìn ra thấy có một vị huyền môn đạo giáo, đầu đội khăn đạo sĩcửu lương bằng đoạn màu xanh, mình mặc đạo bào bằng đoạn màu lam, lưngthắt dây tơ vàng chanh, vớ trắng vân hài, lưng đeo một bảo kiếm bọc bằng da cá, trên cán có tua nhung vàng, tay cầm cây phất trần bóng loáng,mặt màu vàng nhạt, mày nhỏ mắt sáng, mũi thẳng miệng vuông, ba chòm râuđen phất phơ trước ngực. Thật là tiên phong đạo cốt, nghi biểu khácphàm! Các gia nhân mới hỏi:
- Đạo gia đi đâu đây?
Bần đạolà Mai hoa chân nhân ở Mai Hoa Lãnh trên núi Mai Hoa, đang ngồi tĩnh tutrong động, bỗng nghe tâm huyết máy động, lần tay toán biết Vương thiệnnhơn ở đây gặp nạn, nên bần đạo vội cưỡi mây cứu hộ. Các người hãy vàotrong bẩm báo, là bần đạo làm việc này để chu toàn công đức phần mình,chớ không đòi hỏi một văn nào của gia chủ cả!
Gia nhân nghe nói bàn hỏi:
- Đạo gia đến đây để cứu viên ngoại chúng tôi à?
- Đúng như vậy!
Vương Hiếu nghe nói rất mừng, vội chạy vào phi báo:
- Bà ơi có tin mừng!
Lão thái thái nghe nói, rầy:
- Cái thằng này! Viên ngoại sắp chết đến nơi mà mày lại nói có tin mừng! Tin mừng cái gí, ở đâu?
- Hiện bên ngoài có một vị đạo sĩ xưng là thần tiên ở núi Mai Hoa, bảorằng ông ta có thể cứu được viên ngoại. Đó không phải là tin mừng sao?
Trương Sĩ Phương nghe nói, lật đật cản lại:
- Mấy người nghe đạo sĩ phỉnh gì thế? Chỉ toàn là lời nói gạt gẫm yêu mađể xin vài điếu tiền. Có tiền cũng không thèm cho họ. Mau bảo ông ta điđi!
- Thưa bà! Lão đạo sĩ nói ông ta chỉ cốt làm phước chứ không đòi tiền.
Trương Sĩ Phương nói:
- Chú cứ nói bậy bạ hoài! Ông ta không đòi tiền chứ không phải chú tự mình bỏ vô bị Ông ta sao?
- Chính ông ấy nói không đòi tiền mà!
Vợ của Vương Toàn là Đổng thị đứng kế bên, nói:
- Này Vương Hiếu, chú ra mời lão đạo sĩ vào xem cho viên ngoại cũng tốtcó sao đâu! Thảng như cứu được viên ngoại dù cho phải tốn 1.000 lượnghay 2.000 lượng mình cũng chịu chi hết. Còn như không cứu được mình cũng không mất cho ông đồng nào.
- Phải đó!
Vương Hiếu tán thành ngay và quày quả đi ra trước, nói:
- Thưa đạo gia, bà chủ chúng tôi xin mời ngài!
Lão đạo sĩ gật đầu, cùng Vương Hiếu đi vào nhà trong. Vị đạo sĩ này chínhlà Hoàng diện chân nhân Tôn Đạo Toàn vâng lệnh Tế Điên đưa Lôi Minh vaTrần Lượng đến trước cứu Vương An Sĩ. Đến Hải Sanh kiều, ông ta bảo LôiMinh, Trần Lượng ngồi ở quán rượu chờ đợi, rồi một mình đến cổng để được gia nhân đưa vào bên trong. Trương Sĩ Phương dòm thấy đạo sĩ bèn nói:
- Lão đạo sĩ mũi trâu này đến đây làm chỉ Không khéo trở thành oan gia đấy!
Tôn Đạo Toàn miệng niệm "Vô lượng Phật", nói:
- Bần đạo hiểu biết không giống như công tử, bần đạo muốn đến cứu Vương thiện nhơn.
- Ông không phải dùng lời yêu ma gạt gẫm mọi người. Ông có biết lão viên ngoại bị bệnh gì không?
- Tự nhiên sơn nhân phải biết chớ! Sơn nhân nói ra e có người khó đứng ở chỗ này, vì mắc cỡ chịu không nổi.
- Vậy chớ lão viên ngoại mắc bệnh gì?
- Vương Viên ngoại bị âm nhơn hãm hại.
- Ông đừng nói bậy bạ nhé! Lão viên ngoại làm một vị thiện nhơn, bìnhthường đối đãi với người rất trọng lậu, làm sao gia nhân lại có thể hạiông ấy được?
- Trái lại không phải do gia nhân hãm hại. Ta làngười xuất gia lấy từ bi làm gốc, thiện niệm làm đầu, nói ra phải để đức nên không dám nói rõ. Lời thường có nói: "Nói ra phải để lại nửa câu;làm việc theo lễ phải nhường ba phần".
- Lão đạo này, ông thiệt là nói vu vợ Vậy ai hãm hai. lão viên ngoại chớ?
Lão đạo sĩ hơi mỉm cười, nói:
- Công tử thiệt muốn hỏi người hãm hại lão viên ngoại ư? Người ấy thân là đàn ông mà mang tâm tính độc ác của đàn bà, người rất thân trong nhànhưng lại lấy họ ngoài.
Trương Sĩ Phương nghe mấy câu đó mặt màybiến sắc. Các gia nhân nghe nói, đều đoán là hắn tạ Người thân thíchtrong nhà mà lấy họ ngoài, không phải hắn thì là ai? Mọi người đều rõcả, nhưng không dám nói ra, chỉ lấy mắt nhìn chăm chăm. Trương Sĩ Phương xấu hổ quá hóa giận, nói:
- Lão đạo sĩ này, ông không nên buột miệng nói càn như thế! Ông nói có âm nhơn lãm hại, vậy có bằng chứng gì không?
- Dĩ nhiên là có chứ! Công tử cứ gọi một gia ngân lại đây đi!
- Kêu gia nhân lại làm gì?
Vương Đắc Lộc chạy lại. Lão dạo sĩ nói:
- Quản gia, chú đến dưới giường của lão viên ngoại, mò trên ván giường xem có hình người bằng gỗ đào hãy lấy ra.
Quả nhiên Vương Đắc Lộc đến bên giường đưa tay mò thử, nói:
- Đúng rồi, có cái gì đây!
Lập tức lôi ra xem. Đó là một hình người bằng gỗ đào có mặt mũi với tám chữ ghi rõ ngày giờ năm sinh của lão viên ngoại. Bấy giờ tiểu tử Trương SĩPhương thẹn quá, chuồn ra ngoài chạy tuốt về Tam Thanh quán gặp đạo sĩĐổng Thái Thanh, hắn nói:
- Đổng đạo gia ơi! Cách làm của ônglinh thiệt. Từ ngày đó dượng tôi nằm liệt luôn, hôn mê bất tỉnh khôngdậy nữa. Dượng tôi chưa chết mà tôi tính che rạp sửa soạn trước đây.
- Phải đúng bảy ngày nới chết thiệt, chưa đúng bảy ngày không được đâu.
- Linh thì có thiệt nhưng bây giờ hư hết rồi!
- Sao vậy?
- Hôm nay có một lão đạo sĩ tự xưng là Mai hoa chân nhân ở núi Mai Hoa.Ông ta bảo có thể trị bịnh cho Vương An Sĩ được và kêu gia nhân gỡ hìnhnộm gỗ đào ra. Ông ta còn nói người hại Vương viên ngoại là người đànông mà tánh hiểm độc của đàn bà, là người thân trong nà nhưng mang họngoài. Như vậy không phải tôi thì là ai? Ông ta đoán không ra tên họ của tôi nên tôi mới chạy về đây.
- Ta Nói cho chú biết, bất luận ông ta là ai cũng không thể cứu được đâu! Tối hôm nọ ta đã làm phép bắtVương An Sĩ ba hồn thu một hồn, bảy phách giữ hai phách bỏ vào trongbình nhiếp hồn đây. Ông ấy đâu có thể mạnh được?
Trương Sĩ Phương nghe bảo như vậy mới nói:
- Tuy ông bắt hồn của Vương An Sĩ nhốt trong bình nhiếp hồn này, Tôi chắc thế nào Mai hoa chân nhân cũng đến kiếm ông để đòi bình nhiếp hồn chocoi.
- Ông ta không đến thì tốt, còn ông ấy dẫn xác tới đây ta sẽ thúc tánh mạng cho ông ấy là xong chuyện.
- Sợ Ông nói mà làm không được đó chớ! Tôi thấy lão đạo sĩ thật là tiênphong đạo cốt, mặt đạo bào màu la, m mặt mũi vàng tươi, ba chòm râu đennhánh đẹp hơn ông nhiều, đại khái là tài năng cao hơn ông một bậc. Khiđến tìm ông đòi bình, ông không chịu đưa thì phải thế mạng thôi.
- Chú thiệt là chọc ta tức chết đi thôi!
Hai người đang nói tới đó thì bên ngài có tiếng "Vô Lượng Phật". Trương Sĩ Phương Nói:
- Phải chăng ông ấy đã đến?
Đổng Thái Thanh nghe nói, tức giận tràn hông, tự nghĩ: "Hay cho tên đạo sĩnày, dám đến phá hư việc của ta, lại còn dẫn xác đến cửa ta nữa! Ta phải cho mi biết thế nào là: "Ra tay trước vẫn hơn ra tay sau bị hại chobiết chừng!". Nghĩ rồi từ trên vách rút xuống cây bảo kiếm, cầm lăm lămtrong tay, hầm hầm bước ra trước. Mở cửa ra, định đưa kiếm đâm một nhát, nào ngờ nhìn lại người đến không phải là Mai hoa chân nhân, mà là mộtlão đạo sĩ mình cao tám thước, tam đình nở rộng, trên đầu quấn tóc hìnhtim trâu, mình mặc đạo bào xanh, lưng cột dây tơ, vớ trắng vân hài, bênsườn một cây bảo kiếm ló cán tua vàng trong bao da cá, vai quảy một chíc đòn gánh với hai bao ở hai đầu. Vị ấy mặt sắc như dao, chơn mày đôitrên cặp mắt to tròn, mũi thẳng miệng vuông, hai tai phủ đầy lông đen.Hàm râu quai nón ngắn cứng như đám kim thép đâm tua tủa. Đổng Thái Thanh định đâm một nhát, nhưng nhìn kỹ vội rụt kiếm lại, sợ hết cả hồn vía,lật đật bước tới hành lễ.