Tế Điên Hòa Thượng

Chương 115



Kim Mao hải mã náo sa thuyền

Tế Điên khéo cứu Phùng Ngươn Khánh

Tế Điên cùng hai vị Ban đầu Sài, Đỗ áp giải bốn tên giặc bằng thuyền hướng về kinh độ Một ngày kia, đến Tiểu Long Khẩu, Tế Điên bỗng linh cơ máyđộng, liền toán biết dưới nước sẽ có bọn giặc đến. Tế Điên nói:

- Ngồi trên thuyền buồn quá! Ta có chủ ý như vầy: Mình câu cá công đạo nhé!

Mọi người xúm lại hỏi:

- Cá công đạo là như thế nào?

- Ta bắt cá không cần lưới, cũng không cần lưỡi câu. Các ông kiếm cho tamột sợi dây thật lớn, ta buộc vào đó một cái túi rồi thả xuống nước. Ta ở trên này niệm chú, cá dưới nước tự động chui vào túi hè! Ta muốn bắtmột con cá hơn 100 cân để chúng ta nhậu chơi, các người có chịu không?

- Chịu quá đi chớ!

Mọi người kiếm một sợi dây lớn. Tế Điên bèn cột vào đó một cái túi và dằn bằng một cục đá rồi thả xuống nước. Tế Điên bảo:

- Cứ chèo tới, chèo tới.

Ai nấy đều không tin. Tế Điên hô:

- Bắt được rồi! Mấy người kéo lên đi.

Mọi người xúm lại kéo lên, quả nhiên cảm thấy rất nặng. Kéo ra khỏi nước,dòm lại không phải là cá, mà là một con người. Người này đầu đội mũ dacá rẽ nước, mặc áo lội nước, cả chiếc quần cũng thoa dầu da cá, mặt vằng ệch, hơn 30 mươi tuổi, Tế Điên kêu người trói hắn lại và nói:

- Còn nữa! Lại thả túi xuống.

Quả nhiên không lâu lại kéo lên một người mặt trắng, cũng là tay chuyên lội nước. Hai người này từ đâu đến? Trước đây, Diêu Điên Quang và Lôi Thiên Hóa chạy đi, hai người này đến núi Lăng Dương ước hẹn, hẹn được bốnngười: một người tên là Kim mao hải mã Tôn Đắc Lượng, một người tên làHỏa nhãn giang trư Tôn Đắc Minh, một người tên là Thủy dạ xoa Hàn Long,một người tên là Lãng lý toàn Hàn Khánh. Họ biết rằng các quan nhơn ápgiải Hoa Vân Long sẽ đi bằng đường thủy, nên kêu bọn giặc đón chờ ở Tiểu Long Khẩu để cướp tù. Họ dò biết thuyền đã tới, Tôn Đắc Lượng và TônĐắc Minh đến trước lội theo đáy thuyền, nhưng không tự chủ được, lạichui vào túi, bị Tế Điên kêu kéo lên trói lại. Tế Điên nói

- Tụi bay là cái thá gì? Lớn mật dữ ả Họ tên là gì? Tới đây định làm chi?

Tôn Đắc Lượng, Tôn Đắc Minh mỗi người đều xưng tên họ, và nói:

- Hai đứa tôi nhất thời mờ tối, bị bạn bè xui sử mà đến, xin sư phó từ bi tha cho! Hai đứa tôi xin nhận lão nhân gia làm thầy.

- Ta muốn thả hai đứa bây, mà bây có trở lại không?

Tôn Đắc Lượng nói:

- Không dám trở lại nữa!

- Ta có việc cần hai đứa bây, mà bây có chịu làm không?

- Sư phó cần dùng đến hai chúng tôi, dù cho muôn chết cũng không từ!

- Bây đã nói như vậy, ta sẽ thả hai đứa ra. Bây kêu hai đứa kia cũng đừng tới nữa nhé! Ta không bắt tụi nó đâu.

Hai người được thả, dập đầu lễ tạ Tế Điên. Tế Điên kề tai nói nhỏ: Nhưvầy... như vầy... Hai người gật đầu, rồi nhẩy xuống nước đi mất.

Sài Nguyên Lộc và Đỗ Chấn Anh thấy vậy mới nói:

- Nếu không phải là sư phó, hai đứa tôi làm sao biết được trong nước có người!

- Hai ông yên tâm đi, sẽ không có việc gì nữa đâu!

Ngày kia, thuyền còn cách Lâm An không bao xa, Tế Điên nói:

- Ta muốn đi trước đây!

Sài Nguyên Lộc nói:

- Sư phó đừng có đi! Thảng như sư phó đi rồi, lại có chuyện bất trắc xảy ra thì chúng tôi phải làm sao đây?

- Không hề chi! Không có việc gì bất trắc đâu. Ta nói không có thì haiông hãy yên tâm đi; giả sử nếu có đi nữa thì kể như Hòa thượng ta nóisai đi.

Nói rồi Tế Điên lên bờ, thi triển nghiệm pháp đến cửaTiền Đường. Vừa vào đến cửa, Tế Điên thấy Tri huyện Tiền Đường đang ngồi kiệu, phía trước có thanh la mở đường, phía sau có rất nhiều quan nhơndẫn theo một người tội tay chân bị trói chặt. Tế Điên ngước mắt xem,miệng niệm:

- A Di Đà Phật! Việc này Hòa thượng ta đâu thể bỏqua! Nếu không can thiệp, người tốt bị đánh sẽ nhận bừa và bị chết ở chợ Chấn Dương như không! Hòa thượng ta đâu thể không ngó đến.

Nói rồi, Tế Điên bèn bước tới hỏi:

- Các vị Đô đầu! Có án mạng gì thế?

Có một quan nhơn dòm thấy, biết Tế Điên, bèn đáp:

- Tế sư phó ơi! Xin nói cho người biết: Hắn là tên cướp đường tham tài hại mạng người đấy!

Tế Điên nói:

- Trong này có oan uổng đây, xin thả người ta ra đi!

Mọi người hỏi:

- Chủ chốt là ai?

- Chủ chốt là ta đây.

- Chủ chốt là Hòa thượng hả? Đâu có được.

Nói tới đó thì thấy cha mẹ vợ con của người tội bu lại kêu khóc rất thảmthiết. Người tội ấy là ai? Tại sao bị bắt như thế? Anh ta họ Phùng, cótên đôi là Ngươn Khánh, nhà ở hẻm thứ hai phía Đông thành Lâm An. Nhà có cha mẹ, vợ và con nhỏ, sống bằng nghề thợ bạc, rất khéo léo và thànhthật. Anh ta có người sư đệ họ Lưu, tên Văn Ngọc, đang mở tiệm thợ bạc ở phủ Trấn Giang, nhân vì buôn bán bề bộn, dùng người không xứng, mớiviết thơ mời Phùng Ngươn Khánh đến coi sóc việc mua bán giúp. PhùngNgươn Khánh thật tâm làm việc không từ khó nhọc, giúp đỡ đàn em của mình trong việc mua bán. Qua 4,5 năm, đem số tiền lời trả hết những chỗ vaymượn. Lưu Văn Ngọc đối xử với Phùng Ngươn Khánh như tình anh em, rất làcảm khích. Thấy Phùng Ngươn Khánh tận tụy trong công việc mới đem tiềnlời chia cho Phùng Ngươn Khánh một nửa khi mỗi năm Phùng Ngươn Khánh vềthăm nhà một lần. Không dè Phùng Ngươn Khánh lao lực lâu ngày sanh rabệnh nặng, không thể duy trì nổi, mới nói với Lưu Văn Ngọc:

- Tôi muốn về nhà nghỉ ngơi dưỡng bệnh, mạnh rồi sẽ trở lại.

Lưu Văn Ngọc thấy sư huynh bệnh thể rất nặng cũng không ngăn cản, bèn cho50 lượng bạc về nhà dưỡng bệnh, chính Phùng Ngươn Khánh cũng có riêng 20 lượng cùng đem về. Thuê một chiếc thuyền trở về Lâm An. Đến Lâm An thìtrời đã tối. Người quản thuyền không cho Phùng Ngươn Khánh lên bờ, nói:

- Trời tối rồi, mai hãy lên bờ.

Phùng Ngươn Khánh hận mình chẳng thể về nhà ngay nên tự tay xách hành lý đồđạc bước lên bờ đi về phía cửa Đông ngoại thành. Vì anh ta lâu nay mắcbệnh nên đi không nổi, cách nhà còn hai dặm, bèn tính dừng lại nghỉ đỡ.Nào ngờ vừa ngồi xuống nghỉ liền chợp mắt ngủ quên đi. Trời đã sang canh hai, canh phu đi qua dòm thấy mới đánh thức Phùng Ngươn Khánh dậy vàhỏi:

- Tại sao anh ngủ ở đây? Chỗ này thường hay bị cướp lắm đấy!

- Nhà này ở hẻm thứ hai thành này. Tôi từ phủ Trấn Giang mắc bệnh trở vềvừa xuống thuyền bèn đi về đây, mệt quá muốn nghỉ đỡ, không dè lại ngủquên.

- Anh mau về nhà đi!

Phùng Ngươn Khánh vừa định đi,canh phu lại rọi đèn ra phía trước, thì thấy một thây chết người đàn ông trên cổ có một nhát dao mới tàng ràng. Canh phu lật đật níu Phùng Ngươn Khánh lại nói:

- Anh cả gan giết người rồi giả bộ ngủ hả? Đừng có đi!

- Tôi đâu biết gì!

- Thế là không xong rồi! Anh không được đi đấy!

Anh canh phu níu Phùng Ngươn Khánh lôi đến quan địa phương. Phùng NguyênKhánh lập tức bị đưa đến nha môn. Quan huyện mới đáo nhiệm huyện TiềnĐường họ Đoàn tên là Bất Thanh, nghe quan địa phương bẩm báo lập tứcthăng đường, bảo đưa Phùng Ngươn Khánh ra xét xử. Phùng Ngươn Khánhthưa:

- Khải bẩm lão gia! Tiểu nhơn họ Phùng, tên là Ngươn Khánh, nhà ở hẻm thứ hai bên góc thành Đông, làm nghề thợ bạc, đi buôn bán ởphủ Trấn Giang, vì bệnh nên ngồi thuyền về nhà. Tối nay lên thuyền vềnhà, đi đến rừng cây, mệt quá đi không nổi, ngồi nghỉ giây lát bỗng chợp mắt ngủ quên. Canh phu đánh thức tôi dậy. Mở mắt ra thấy có một tử thi ở gần, tôi đâu có biết là ai giết họ.

Quan huyện truyền:

- Nó nói hoàn toàn không đúng, kéo nó ra đánh một trận, đánh xong rồi hỏi tiếp!

Phùng Ngươn Khánh vẫn khai là không biết, lập tức bị lôi ra đánh đòn. Ngàykế, quan Tri huyện đi khám nghiệm tử thi có người nhận biết tử thi, bảorằng:

- Người bị giết có họ hàng với chưởng quỹ tiệm Thiên Hòanơi đường lớn của huyện Tiền Đường. Hôm qua, anh ta đến tiệm gạo ngoàicửa Tế Thông lấy 70 lượng bạc, suốt đêm không thấy trở về, không biết bị ai giết chết mà số bạc cũng không còn.

Quan Tri huyện đi khámnghiệm tử thi trở về, lục trong túi của Phùng Ngươn Khánh ra, quả nhiêncó 70 lượng bạc. Quan huyện nghĩ thầm: "Không có ai khác vào đây! Chắclà tên này tham tài hại mạng người đây mà", bèn dùng cực hình tra khảo.Phùng Ngươn Khánh chịu đòn không nổi mới nghĩ rằng: "Việc này tình ngaymà lý gian, chắc là oan gia đời trước đối đầu với mình", mới nói:

- Lão gia không cần phải khảo tra nữa! Chính tôi giết đấy!

Quan huyện hỏi: - Con dao ở đâu?

- Con dao mang theo mình.

Quan huyện bảo cung khai đầy đủ, thế là thành án. Trình văn thơ lên phủ,quan Tri phủ là Triệu Phụng Sơn - một vị quan sáng suốt - thấy khẩu cung có vẻ hoảng hốt, lời lẽ chi li, cho rằng án này biện không đúng, bènbác bỏ văn thơ của Tri huyện. Triệu Phụng Sơn phê rằng:

- Phải đưa lên phủ để thẩm vấn lại.

Hôm nay quan Tri huyện ngồi kiệu đưa vụ án và áp giải tội nhơn lên phủ. Cha mẹ vợ con của Phùng Ngươn Khánh đều đi theo. Nẹ anh ta nói:

- Con ơi! Sao con làm chi việc thế này?

Phùng Ngươn Khánh tằng hắng một tiếng, nói:

- Ba má ơi! Cha mẹ cả đời nuôi dưỡng con mà con không thể dưỡng nuôi chamẹ cho đến cùng! Con đâu bao giờ làm chuyện bại hoại như thế! Đây làviệc tình ngay lý gian, có miệng mà khó tỏ bày, phải chịu trọng hình như thế này. Lúc đưa con đến chợ Vân Dương, gia đình xin mua cho con một cỗ quan tài, rồi nhặt đầu con đem về là được rồi!

Cha mẹ vợ con anh ta nghe mấy lời đó lòng như dao cắt, nước mắt chảy như mưa. Trong cảnhnáo nhiệt đó, mọi người ai nấy cũng thương tâm! Ngay lúc đó, Tế Điên ởđâu bước tới nói:

- Anh ta oan ức quá! Mấy người thả ảnh ra đi!

Quan nhơn nói:

- Ai dám thả anh ta rả Ông đi gặp Tri phủ bảo thả. Chúng tôi không có lớn mật như vậy đâu.

Có người nhận biết Tế Điên bèn nói:

- Ngài định cứu anh ta thì lên gặp quan Tri phủ đi!

- Ừ, ta sẽ lên gặp Tri phủ đây!

Nói rồi Tế Điên đi thẳng tới nha môn Tri phủ, nói lớn:

- Khổ quá!

Quan nhơn hỏi:

- Ông tìm ai?

Tế Điên nói:

- Chú vô bẩm với lão gia của mấy chú là có Tế Điên ở chùa Linh Ẩn đến nhé!

Quan nhơn nghe nói đâu dám chậm trễ, lật đật vào bẩm báo. Quan Tri phủ Triệu Phụng Sơn trước đây theo lệnh của Tần tướng phủ, mời Tế Điên đem haiBan đầu đi bắt Hoa Vân Long, tới nay đã hai tháng mà chẳng thấy có tintức gì, trong lòng còn đang lo lắng. Hôm nay bỗng nghe tin Tế Điên trởvề, lật đật ra lệnh mời vào. Quan nhơn ra mời, Tế Điên bèn đi thẳng vàophủ đường. Quan phủ xuống thềm tiếp đón, hai tay ôm quyền nói:

- Thánh tăng đi đường dãi nắng dầm sương, chắc là vất vả lắm!

- Khéo nói, khéo nói thiệt!

Nói rồi cùng quan phủ bước vào thư phòng. kẻ hầu vừa dâng trà thì có một quan nhơn vào bẩm:

- Hiện có đại lão gia ở huyện Tiền Đường đưa hung phạm là Phùng Ngươn Khánh tới.

- Bảo họ chờ giây lát, ta mắc tiếp khách.

Tế Điên nói:

- Lão gia thăng đường đi! Hòa thượng ta đặc biệt vì chuyện này mà tới đây đó!

- Hai vị Ban Đầu của tôi đâu rồi? Sư phó có bắt được Hoa vân Long không?

- Họ theo sau, sắp về tới. Chuyện đó sẽ nói sau. Bây giờ lão gia hãythăng đường xét vụ án đi. Hòa thượng ta muốn dự nghe hỏi cung thử!

Quan Tri phủ lập tức truyền chuẩn bị thăng đường. Quan Tri huyện bước tới hành lễ nói:

- Ty chức đưa phạm nhân Phùng Ngươn Khánh đến để đại nhân hỏi cung lại.

Quan Tri phủ cho dọn một chiếc bàn để Tri huyện ngồi một bên. Quan Tri huyện dòm sang thấy một ông Hòa thượng kiếc cũng ngồi một bên quan Tri phủ,bèn nghĩ thầm: "Ta là mệnh quan của triều đình, là cha mẹ của dân ngồiđây là phải. Còn Hòa thượng kiếc kia để ngồi trên đại diện như vầy coikhông được tí nào". Ông ta nghĩ vậy nên có ý không vui, chớ đâu biết TếĐiên chính là thế tăng của Tần Thừa tướng!

Lúc đó, quan phủ sai đưa Phùng Ngươn Khánh ra trước công đường và hỏi:

- Này Phùng Ngươn Khánh! Ở Đông Thọ Lâm tham tài hại mạng người có phải do ngươi không?

Phùng Ngươn Khánh đáp:

- Lão gia không cần phải hỏi nữa, tôi đã nhận tội là được rồi mà!

- Ngươi hãy khai thiệt đi! Tại sao lại giết người như thế?

- Tiểu nhân thiệt là oan uổng! Quan huyện lão gia dùng cực hình tra tấn, tiểu nhân chịu không nổi nên đành nhận bừa đó thôi!

Nói câu ấy xong, Phùng Ngươn Khánh bèn đem những việc oan ức bị khảo trathuật lại. Quan Tri phủ nghĩ thầm: "Hiện giờ có Tế Công là vị Phật sống ở đây, tại sao mình không thỉnh cầu Ngài phân giải hộ?". Nghĩ rồi bènnói:

- Bạch Thánh tăng! Lão nhân gia thấy việc này phải xử như thế nào?

Tế Điên nghe nói chỉ cười ha hả.

Thật là:

Gấp cứu lương dân trừ khuất khúc,

Tóm ngay hung thủ hỏi căn dọ

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv