Làm xong hết các lễ thì trời cũng đã tối, người làm trong nhà bắt đầu dọn bàn tiệc. Cả dòng họ sau đó chia ra hơn 10 bàn ngồi xuống dùng tiệc, chú Kính chỉ uống vài ly rượu xã giao vì chú nhớ tới việc phải rời khỏi đây ngay. Ở dùng tiệc chừng 20 phút, chú đi tìm bàn của Giao Giao đang ngồi. Vừa thấy được cô, chú chạy ngay lại nắm tay cô kéo đi. Bị lôi đi bất ngờ làm cô có chút lúng túng vội xin lỗi những cô bác cùng bàn để đi theo chú…. Chú đưa cô ra khỏi khu mở tiệc, đến một góc tường tối rồi áp cô vào tường, hỏi:
“Lúc ra khỏi phòng quản gia đưa em đi đâu vậy? Có phải tới chổ của cô Duyên không?”
Giao Giao nhìn vào mắt chú, cô thở mạnh vài cái, ánh mắt có lo lắng nhưng vẫn quyết định kể với chú:
“Em không được đưa tới chỗ của Duyên. Quản gia đưa em tới một căn phòng, trong phòng đó có Gia Nguyên…”
Vừa nghe câu này chú Kính liền kích động:
“Em nói sao? Rồi nó có làm gì em không? Nó nói gì với em?”
Mắt cô bắt đầu ứ nước, cô sờ tay ra sau cổ rồi đi tới dựa mặt vào lòng chú. Biết đã có chuyện xảy ra, chú vén tóc ở cổ của cô lên, ở đó có một vết bầm. Nhìn thấy vết bầm chú liền cắn chặt răng ôm cô thật chặt:
“Em đừng sợ, sẽ không sao đâu. Anh sẽ không cho nó động tới em nữa.”
Dựa vào lòng người đàn ông mà mình tin tưởng khiến cô có thêm vài phần sức mạnh. Trong lòng cô bây giờ không còn đơn giản chỉ là muốn Gia Nguyên tránh xa mình ra mà còn là muốn mình thoát khỏi tấm mắt của cậu, mãi mãi không có cậu tìm ra nơi ở của mình nữa.
Sau đó không lâu, hai người họ dọn đồ đạc, nhanh chóng lên xe rồi trờ về thành phố ngay trong đêm, trong lòng không bao giờ có ý định quay về nơi này lần nào nữa. Đến khi Gia Nguyên đi tìm thì mới biết họ đã đi từ lâu rồi, cậu chỉ còn biết đứng nhìn ra cửa bất lực mà thôi.
…
Khi đã nhận chức trưởng tộc thì Gia Nguyên không thể tùy ý đi lại như ngày xưa nữa vì phải chịu sự quản lý của ông cố. Tuy vậy, cậu cũng không lo lắng, bởi vì tình hình sức khỏe của ông cố không khả quan, chờ đến khi ông cố mất thì cậu có quyền toàn quyền quyết định, các chú bác khác cũng tự động im nghe theo mà thôi. May mắn là ông trời không để cậu chờ quá lâu, chỉ sau ngày nhường chức chưa tới một tuần, ông cố ngủ rồi không bao giờ thức dậy nữa. Trong dòng họ bắt đầu tính toán chuyển hậu sự cho ông cố. Gia Nguyên vốn không có tình cảm gì nhiều với người ông cách mình mấy đời này, cậu giả vờ rơi vài giọt nước mắt trong tan lễ cho người ta xem. Đêm đầu tiên của đám tang, cậu là đích tử nên bị buộc phải ở lại cùng với linh cửu người chết tụng kinh siêu thoát. Cậu quỳ dưới đất, cứ tụng cứ tụng nhưng trong lòng lại đang mong sớm ngày xong hậu sự rồi giao hết việc cho quản gia để đi tìm Giao Giao.
Về phần chú Kính, sáng sớm hôm đó chú nghe điện thoại báo tin ông cố mất nhưng trùng hợp ngày mai chú phải đi công tác nên đã sắp xếp nghỉ sớm một bữa. Sau khi đã ăn dặn Giao Giao ở nhà cẩn thận rồi liền đem hành lý công việc lên đường trong sáng sớm đó để đến nhà thờ tổ. Đến chiều, chú đến nhà thờ tổ, công việc gấp rút nên chú còn chẳng thèm đem hành lý vào phòng mà đến thẳng linh cửu của ông cố để thắp nhang. Khi chú bước vào Gia Nguyên cùng lúc cũng ở đó, hai người lườm nhau nhưng chú vẫn đi tới nhận nhang của Gia Nguyên để cúng. Trong lúc chú đang cúng Gia Nguyên không nhịn được mà cười mỉa mai chú ngay trước mặt rất nhiều khách đang chờ thắp nhang ở đó, việc này càng làm lộ rõ việc trong tộc có xung đột cho người ngoài bàn tán, hoài nghi. Chú Kính ngắm mắt cố làm lơ những lời thì thầm của người ngoài, biết mình không nên ở đây lâu nên vừa cắm nhang xong chú liền quay lưng định rời đi. Nhưng Gia Nguyên lại không muốn cho chú đi dễ dàng, cậu bước ra đứa tay chặng ngang mặt chú, môi cười nhếch đầy xem thường nghiêng đầu hỏi chú:
“Hôm nay sao không dắt theo vợ về? Làm vậy có phải là xem thường ông cố quá không?”
Thấy cậu kiếm chuyện chú cũng không nhượng bộ nữa, chú bước nghênh mặt nhìn cậu:
“Vợ của tôi, cậu quan tâm hơi dư thừa rồi đó.”
“Hức! Tôi không thấy con cháu về thắp nhang cho ông cố nên hỏi thôi. Đằng nào thì tôi cũng là trưởng tộc, tôi không có quyền hỏi sao? Nếu chú không đưa vợ về thắp nhang làm tròn bổn phận thì chắc tôi sẽ phải tự đến đó tìm…tìm bác gái đưa về rồi.”
Nghe đến đây chú Kính không chịu được nữa, cộng thêm ghi hận chuyện cậu đánh vợ mình, chú cắn chặt răng thẳng tay đấm vào mặt cậu một cái làm tất cả mọi người ở đó đều kinh hồn. Bị đánh nhưng cậu vẫn cười. Chú tức quá liền chỉ tay vào mặt cậu, quát:
“Mày tránh xa vợ tao ra thằng khốn! Hôm đó mày dám ra tay đánh vợ tao, tao thề không cho mày yên đâu!”
Tình hình căng thẳng này khiến tất cả đều im thinh thít, chẳng ai dám vào can cả. Hai nhìn nhau một hồi thì chú Kính bỏ về, Gia Nguyên dành cho chú một sự khinh bỉ lộ rõ trên mặt rồi cũng bỏ đi vào trong. Sau vụ việc đó, quản gia nhanh trí cho người tiếp tục kèn trống làm lễ bái tiếp.
Mặc dù Gia Nguyên đã nhịn không đánh lại lần này nhưng trong lòng cậu chỉ đang dồn để ghi hận. Rời khỏi nơi ồn ào đó cậu đứng ở một góc tường tối, giận dữ vứt bỏ khăn tang và bộ đồ tang trên người xuống đất rồi đấm tay mạnh vào tường, căm phẫn nói:
“Ông Gia Kính, để tôi coi ông đắc ý được bao lâu. Chờ đi, coi ai mới là kẻ thắng.”
Cậu nghiềm mắt mưu tính kế trong đầu sau đó liền lấy điện thoại ra gọi cho một cách tay đắc lực của mình nhiều năm chưa liên lạc. Người mà cậu gọi là một người đàn ông, vừa lên tiếng đã xưng hô rất khiêm nhường, hỏi:
“Cậu hai, cậu gọi em sao? Lâu quá không gọi em làm việc rồi…”
Gia Nguyên nghiêm giọng cắt lời ông ta:
“Tôi có việc cho anh đây.”
“Việc gì? Cậu hai nói đi, thằng Phỉ này sống chết cũng làm cho cậu.”
“Ông Kính đang đi xe, có thể là đi về thành phố, anh cho người xử lý ông ta đi. Còn nữa, đến nhà của ông ta giám sát không cho ai ra khỏi nhà. Địa chỉ tôi sẽ nhắn sau.”
“Dạ được, cậu hai yên tâm. Ông Kính dám đưa cậu vào tù em cũng đã ngứa mắt lâu rồi, để lần này em xử đẹp ông ta.”
“Ừm. Làm nhanh gọn đừng để ai phát hiện. Lần đầu chỉ cần dọa cho ông ta hiểu chuyện là được.”
“Dạ, em làm ngay.”
Cuộc gọi cứ thế mà kết thúc, trên mặt của Gia Nguyên bỗng hiện lên một vẻ mặt độc ác, nguy hiểm vô cùng, cậu đã gửi địa chỉ nhà của Giao Giao. Người mà ban nãy cậu gọi tên Phỉ, trong giang hồ có biệt danh Phỉ Báo, là một tên tội phạm có tiền án giết người, cướp của, buôn bán người rất có danh trong giới. Gia Nguyên có mối quan hệ khá thân thiết với Phỉ Báo khi tầm 12 tuổii do một lần bắt gặp Phỉ Báo có lén lút che mặt đi vào nhà thờ tổ gặp ông cố, sau đó cậu mới biết Phỉ Báo và nhà họ Tăng vốn dĩ có quan hệ bí mật lâu năm. Sau này, Phỉ Báo là người trực tiếp thực hiện lệnh ra tay hại những người bạn trai cũ của Giao Giao lúc cô còn học trung học phổ thông, cả việc thiến tên Anh Hiển cũng là do đàn em của Phỉ Báo nghe theo lệnh của Gia Nguyên mà làm. Trước kia còn có mấy lần dẫn vệ sĩ đi làm những chuyện rạch mặt người khác, đâm xe của chú Kính vào hai năm trước cũng là đàn em của Phỉ Báo cho mượn mà thôi. Mối quan hệ với Phỉ Báo trước nay cậu chẳng tiết lộ cho ai biết kể cả là vệ sĩ Khôi hay Giao Giao, đây hoàn toàn là một bí mật.
….
Đêm xuống, phố xá lên đèn, Gia Nguyên quỳ trước linh cửa tiếp tục tụng kinh cả đêm theo nghi thức truyền thống của tộc. Trong lúc cậu quỳ ở đó thì ở ngoài kia, Phỉ Báo đã bắt đầu hành động. Đầu tiên, Phỉ Báo liên hệ đàn em đứng quan sát trên trục đường chính từ ngoại ô vào thành phố để chặn xe của chú Kính, lực lượng đàn em rất đông đút. Thứ hai, hắn đích thân dẫn đàn em tới trước nhà của Giao Giao đang ở cùng con gái, lúc này ở trong nhà đã có sẵn sáu vệ sĩ bảo vệ. Phỉ Báo không đắng đo, hắn cho đàn em âm thầm quan sát từ từ chờ thời cơ hành động.
10 giờ đêm, chú Kính lái xe vào nội ô thành phố. Trong xe, chú gọi cho Giao Giao, nói:
“Giao, anh về tới thành phố rồi. Chắc anh phải hủy chuyến công tác này thôi, anh không an tâm để em một mình.”
Giọng Giao Giao cất lên từ trong điện thoại đầy sự ngạc nhiên:
“Sao vậy? Em ở một mình được mà! Có tận 6 vệ sĩ anh không cần lo đâu. Bỏ lỡ chuyến công tác này lỡ có gì thì sao?”
“Lúc đầu anh cũng sợ bỏ lỡ công tác sẽ ảnh hưởng đến công việc nhưng giờ đối với anh chẳng có gì quan trọng hơn em đâu. Em có biết lúc anh nói chuyện với ông nội của anh, tức là ông cố của Gia Nguyên ấy, ông ấy đã nói gì với anh không?”
“Ông ấy nói gì?”
“Anh định giấu em rồi nhưng bây giờ anh phải nói. Ông ấy nói Gia Nguyên quen biết với Phỉ Báo.”
“Phỉ Báo? Phỉ Báo là ai?”
Chú Kính mở miệng định trả lời cô thì chính vào lúc này đột nhiên từ đâu một viên đá ném thằng vào kính xe làm chú hoảng hốt trợn tròn mắt. Chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra thì phía trước bỗng xuất hiện một đám nguồi đi mô tô chạy tới chặng ngay phía trước, chú hoảng hốt thắn gấp xe dừng lại ngay sát xe họ. Biết không có chuyện gì tốt, chú ngồi im trong xe không dám ra. Giao Giao nghe trong điện thoại có tiếng thắn gấp nên lo lắng, hối hả hỏi chú:
“Anh! Có chuyện gì vậy? Xảy ra chuyện gì?”
Cô hỏi chú cũng không biết nói thế nào vì chính chú còn không biết mình đang đối mặt với ai. Đám người trước mắt chú không ai khác chính là đàn em của Phỉ Báo, bọn chúng vừa chặn được xe của chú rồi thì liến bước xuống xe, một tên lấy gậy gỗ đập vỡ kính xe của chú. Chú hoảng sợ nằm thấp xuống che mặt mình khỏi mảnh kính vỡ nhừng mắt vẫn cố nhìn để nhận dạng họ. Nghe thấy tiếng hoảng loạn đó trong lòng Giao Giao càng sợ hãi hơn, cô gọi chú không điện thoại không ngớt. Sợ bản thân gặp nguy hiểm, chú quyết quyền khởi động xe xoay bánh lái lạng lách qua đám mô tô đó rồi tăng ga bỏ chạy, lúc này chú đã biết đám người đó do ai sai tới rồi, chú hoảng sợ hét vào điện thoại cho cô nghe:
“Gia Nguyên, Gia Nguyên kêu Phỉ Báo đến trả thù anh! Em mau gọi công an giúp anh đi! Anh vừa vào nội thành 2 km thôi, em biết đoạn đường đó mà.”