Một vụ tai nạn giao thông giữa xe tải chở hàng và một cậu bé ở trước cổng một trường tiểu học vừa xảy ra chừng 2 phút trước. Vụ tai nạn xảy ra đúng vào ngày khai giảng, gây sợ hãi và ùn tắc một đoạn đường dài. Bấy giờ khung cảnh tan hoang, chiếc xe tải đâm thẳng vào hang rào của một trường trung học cơ sở đối diện bên kia đường khiến cả trường học phải sơ tán học sinh. Nạn nhân của vụ tai nạn là một cậu bé chừng 6 tuổi đang trên đường tới trường. Ngay sau đó, cậu bé đó được xe cấp cứu đưa đi, còn người tài xế cũng nguy kịch và cũng được đưa đi.
Buổi tối hôm đó, cô nữ sinh mười hai tuổi có mái tóc rất dài và dày đang ngồi trước giường bệnh của nam tài xế gây tai nạn, đó là cha cô bé, trong lúc ông ấy đang thở bằng ô xi cô bé mà khóc:
“Cha ơi là cha! Nhà còn nợ, sao cha lại còn đi tông người ta! Số con khổ quá mà. Chắc con chết theo cha cho rồi chứ sống làm gì cho cả đời nai lưng ra làm để trả nợ!”
Người cha bị thương rất nặng nhưng ông ấy vẫn cố gắng đưa tay nắm lấy tay con gái mình.”
“Mẹ con đâu…?”
Cô nữ sinh khóc nức nở trả lời:
“Ở sòng bài chưa trả nợ được nên bị bắt lại rồi chứ còn đâu.”
“Haizz… Mẹ con như thế, sau này con gái của cha phải chịu khổ nhiều rồi.”
“Cha thì có hơn gì! Cha còn nợ tiền cá độ kìa! Con nói số con nó đen còn hơi một con chó mực. Ba tuổi đã đi ra chợ bán nhang, sáu tuổi phải đi bưng bê nước kiếm tiền, chín tuổi đã phải kiếm tiền trả nợ cho mẹ, mười tuổi phải kiếm tiền trả nợ cho cha. Con sống trên đời này làm cái gì nữa hả trời! Lần này cha mà chết thì con cũng chết theo…”
“Kìa, đừng nói vậy con. Con phải sống để trả nợ cho cha mẹ, cha mẹ chỉ có mình con thôi.”
“Con là con nuôi chứ có phải con ruột đâu.Nợ này còn chưa trả hết lại tới nợ kia. Cha tông người ta nguy kịch rồi kìa, tiền đâu mà con bồi thường!”
“Thôi thì ráng đi con. Sau này cha chết con cứ hỏa tán rồi đem thẳng vào chùa, khỏi tốn tiền mai táng.”
Cô bé lúc này liền lớn tiếng nói lại:
“Hỏa tán ở đâu? Con đốt nhà hỏa tán cha hả gì? Nhà không có tới một cục đất, cái nhà ở như cái chồi. Tại sao con không được người giàu nhặt chứ?”
Khi đó, người cha mỉm cười nhìn vào mắt con gái mình:
“Ý trời rồi con. Con ở lại trên đời nhớ chăm sóc cho bản thân rồi trả nợ cho cha, cũng phải nhớ bồi thường tiền cho nhà người ta sau vụ tai nạn, đừng có trốn, trốn không thoát đâu. Nhớ giúp cha coi xem đứa nhỏ đó thế nào, nếu mà nó có chết thì con ráng xin nhà người ta vào thắp cho nó một cây nhang cho cha. Cha cũng không nghĩ sẽ hại một đứa nhỏ như vậy đâu.”
“Người ta không muốn giết con thì thôi chứ làm gì cho con vào thắp nhang, cha có giỏi thì ngồi dậy mà thắp nhang. Hôm nay cha mà chết thì coi như chúng ta không có cha con gì nữa, con không thèm trả viện phí cho cha luôn!”
Người cha bật cười:
“Khà khà…Con của cha muốn trốn tội đâu có dễ, trong giấy tờ con là con của cha, anh hai con mất tích rồi, bây giờ con là người phải chịu trách nhiệm. Ráng sống đi con, sau này xuống dưới có cha làm bảo kê cho. Ha ha ha…”
Nói dứt lời, người cha nhắm mắt lìa đời với một nụ cười đắc chí giống như đã hết nợ đời và dồn hết nợ đó lên vai người con gái. Thấy cha mình chết, cô bé như biết trước nên chỉ gục đầu lên ngực cha mình mà nói:
“Con bán thân cho cha vừa lòng.”
Nói rồi, cô bé đứng dậy lau nước mắt đi khỏi phòng bệnh rồi hét lên:
“Cha tôi chết rồi!”
Mấy vị chú sĩ sau đó chạy vào phòng, lúc này cô bé mới kéo một chú sĩ lại hỏi: “Cậu bé hồi sáng chuyển vào cùng lúc với cha con ở đâu rồi?”
Chú sĩ liền trả lời:
“Đang ở phòng phẫu thuật.”
“Tình trạng thế nào vậy?”
“Rất nguy kịch.”
Nghe đến đây, cô bé đó như mất hồn bỏ tay vị chú sĩ ra rồi bỏ đi.
Lát sau, cô bé đến trước một phòng phẫu thuật, trước phòng có mấy chục người mặc áo vest đen đeo kính râm và một người đàn ông trẻ, người này là bác hai của cậu bé nằm trong phòng cấp cứu và tên là Gia Kính, tuổi tác chưa đến 30 nhưng tạm gọi là Chú Kính. Chú Kính đang đứng chờ bên ngoài phòng cập cứu. Cô bé bỗng bước đến bên cạnh người đàn ông đó, ánh mắt vô hồn nhìn chú ta:
“Cậu bé đó thế nào rồi?”
Người đàn ông đó ngơ ngác nhìn cô bé:
“Cháu là ai vậy?”
“Vậy còn chú là ai?”
“Chú là bác hai của người con hỏi.”
“Vậy à? Tôi là con gái của người gây tai nạn.”
Người đàn ông đó vừa nghe cô bé là con gái của người gây tai nạn, ông ta đổi giọng ngay:
“Thì ra là cha mày hại cháu tao à? Cháu tao đi bộ trên vỉa hè cũng không yên với cha mày. Mày đền mạng cho cháu tao ngay!”
Cô bé vẫn không hề biểu lộ cảm xúc, cô nhìn vào mắt ông ta:
“Tôi biết, tôi ở đây đợi cháu chú bình an ra ngoài.”
Người đàn ông nghe vậy liền cố nén giận lại mà tiếp tục chờ đợi.
Ba tiếng đồng hồ sau, cánh cửa phòng phẫu thuật cuối cùng cũng mở ra, một cậu bé nằm mơ màng trên chiếc giường được đẩy ra ngoài. Lúc này, cô bé đó nhanh chân đi lại đi cạnh bên giường cậu bé, trong ánh mắt đầy ánh lên vẻ hi vọng.
“Em trai à, em phải cố lên, em làm được mà phải không? Chị tin em. Cố gắng vượt qua đừng thua cuộc. Em hãy cố bình phục, làm ơn hãy cố lên!”
Cậu bé không không biết cô bé này là ai nhưng khi nghe được lời động viên, cậu biết lại mỉm cười. Rồi sau đó cậu bé được đưa lên một chiếc xe cấp cứu. Lúc đó, người đàn ông xưng là bác của cậu bé kia mới chạy đến, ông ta cầm điện thoại vội vã gọi cho ai đó, nói lớn:
“Mẹ Gia Nguyên hả, tình trạng thằng bé không ổn, chú sĩ bảo chân của nó có thể không giữ được. Bây giờ anh đã thuê trực thăng đưa thằng bé thẳng sang Mỹ, em ở bên đó đón Gia Nguyên giúp anh rồi anh sẽ mua vé máy bay đi ngay qua đó.”
Cô bé đó vừa nghe xong liền thất thần ngồi bệch xuống đất.
“Thôi rồi…Tiền đâu mà bồi thường đây hả trời? Còn tiền viện phí của cha…Mình phải làm sao đây?
Cô bé chẳng biết làm gì ngoài ngồi khóc cả. Trời gần sáng, cô bé đó thình lình nghĩ đến một nơi có thể mượn tiền nên liền chạy đi. Trong thời tiết giá lạnh đầy sường, cô bé một mình chạy đến một chỗ con hẻm tìm một bà lão ở trong một căn liều nhỏ. Cô chạy vào cũng là lúc bà ta đang ngồi chảy tóc cho những con ma la canh. Đứng trước mặt bà lão đó, cô bé bỗng cầm lấy con dao gọt trái cây trên bàn cắt toàn bộ mái tóc dài óng ả của mình đưa cho bà ta rồi nói:
“Con muốn bán tóc, bán hết tóc của con sẽ được bao nhiêu?”
Bà lão đó cầm mớ tóc dày dài chừng ba gang tay của mình ngắm ngía một hồi rồi trả lời”
“Tóc rất đẹp, tao trả mày 7 triệu, mày lấy không? Đây là nể tình mày lúc trước làm bạn với tao.”
“Con muốn nhiều hơn, đó là mái tóc con phải nuôi rất lâu mới có được.”
“Muốn nhiều nữa sao? Vậy mày chịu cạo đầu tao sẽ trả mày chẵn 10 triệu, quá lời còn gì?”
“ Mười lăm triệu.”
“Không được.”
“Vậy trả đây, tôi bán cho người khác.”
Bà lão cầm mớ tóc dài chắc khỏe đó trên tay đầy vẻ tiếc nuối rồi cuối cùng cũng quyết định mua:
“Mười lăm thì mười lăm. Mày cắt ngắn sát không? Không cắt sát thì giảm xuống tiếp.”
“Cắt”
Và ngay sau đó, mái tóc của cô bé bị cắt xuống hoàn toàn, cô bé đó tranh thủ nâng niu mái tóc của mình phút cuối trong khi chờ bà lão tỉa tóc cho mình. Một lát sau, cắt xong, cô bé đứng dậy nhận tiền mặt tại chỗ rồi gói số tiền đó lại bằng một túi ni long đen rồi thui thủi rời đi.
Sáng hôm sau, cô bé đó quay về bênh viện để trả tiền viện phí và nhận xác cha thì mới biết được tin rằng, trước kia, cha cô đã từng đăng kí hiến tạng sau khi chết mà không để ai trong nhà biết. Lúc cô đến bệnh viện thì thấy mẹ cô đang ngồi bên ngoài phòng chờ, vừa nhìn thấy cô với bộ dạng tóc đầu đinh của cô, bà mẹ hốt hoảng chạy tới ôm lấy cô.
“Giao Giao, còn làm cái gì với tóc của mình vậy hả? Con bị gì hay sao?”
Cô thẩn thờ đưa túi tiền cho mẹ.
“Con kiếm tiền trả viện phí cho cha, mua cho cha một cái hòm, chôn cất đàng hoàng.”
Nước mắt của người mẹ bỗng trào ra, bà khóc nức nở:
“Không cần…Không cần nữa. Cha con hiến tạng, người của bệnh viện sẽ lo liệu mai táng cho cha con. Bây giờ quan trọng là nhà họ có bắt ta bồi thường không? Cậu bé đó sao rồi.”
“Không tốt. Lần này chúng ta phải bồi thường tiền rất lớn.”
“Không sao, con yên tâm đi, nhà của chúng ta tuy nhỏ nhưng đang nằm trong đất quy hoạch hai năm nay rồi, mẹ về nhà sẽ lập tức đồng ý bán nó, rồi chúng ta sẽ có tiền.”
“Bán rồi thì ở đâu? Tiền nợ của mẹ và cha thì sao? Tiền đi học của con nữa…”
“Không quan trọng, từ từ cũng sẽ lo đến thôi. Bây giờ chúng ta cùng chờ cha con ra rồi cùng đưa cha con về nhà có được không?”
“Được…”
Nói đến đây, cô bé đó đã không kìm được lòng nữa, cô khóc mếu máo ôm lấy mẹ mình.
“Cha đi thật rồi! Con không được gặp cha nữa!”
Ngày hôm đó ở khu trước phòng phẫu thuật tiếng khóc cứ vang văng vẵng, cô bé tên Gia Giao đó còn nhỏ thế mà đã khổ cực nhiều như vậy, thật đáng thương.
Mấy ngày sau, trong căn nhà nhỏ nghèo trong giữa một khu đất trống, mẹ của Giao Giao cùng cô bé dọn cùng ngồi bên trông, trên bàn thờ là ảnh người cha vừa mất, đầu cô bé đội tang. Người mẹ ngồi nhìn cô rồi bắt đầu than thở:
“Bán nhà rồi! Bán cả cái nhà ở khu dân cư người ta cấp, bán cả tóc của con vậy mà vẫn không thắm tháp gì số tiền phải bồi thường. Cha con không có bằng lái mà dám lái xe tải, xe lại không có đăng ký, trong người cha con còn có nồng độ cồn. Gia định đó bắt chúng ta bồi thường rất nhiều, họ là người có tiền, chuyện này họ không bỏ qua đâu. Bây giờ con tính sao?”
Giao Giao ngước nhìn hình cha, vẻ mặt buồn bã nhưng trước câu hỏi của mẹ cô vẫn rất nghiêm túc trả lời:
“Bây giờ nhà mình không có tiền. Tiền hiện tại của chúng ta mẹ hãy lấy đem đi trả nợ cho cha và mình đi, còn được bao nhiêu thì đưa lại cho con. Mấy ngày nay con tính rồi, ngần ấy tiền chả thấm tháp gì cả, con sẽ đem nó đến giao cho người ta trước sau đó cầu xin người gia cho thêm thời gian.
“Cầu xin? Con định quỳ trước mặt người ta sao? Con còn rất nhỏ, nếu muốn quỳ thì để mẹ quỳ.”
“Nhỏ lớn gì chứ, không phải trước giờ con cũng phải là người gồng lưng ra làm để nuôi hai người sao? Ai là người hay quỳ xin chủ nợ cho cha mẹ?
Nói dứt câu, Giao Giao vứt khăn tang lên bàn trong lòng quyết chí đi đến gia đình cậu bé kia cầu xin. Người mẹ cố gọi lại hỏi nhưng cô cứ đi không ngoảnh mặt.
Sau 2 tiếng đồng hồ đi xe buýt, Giao Giao tìm đến địa chỉ nhà của cậu bé đó. Trước mặt cô hiện tại là một căn biệt thự to lớn, lộng lẫy, xung quanh cũng toàn là những căn nhà sang trọng như thế, đây chẳng đâu khác ngoài khu nhà giàu. Nhìn thấy cảnh này làm cô có hơi lo sợ nhưng vẫn lấy dũng khí để ấn chuông. Sau khi nhấn chuông thì có một người ra hỏi nhưng không mở cửa, cô trả lời mình là ai thì người đó liền đi vào bỏ cô ở lại. Kiên trì đứng đợi thêm một lúc thì có một người phụ nữ ăn mặc sang trọng, khí chất nghiêm nghị bước ra, người này chính là bà nội của cậu bé tên Gia Nguyên kia, người khác thường gọi là bà Khánh. Bà khánh nhìn một lượt từ đầu tới chân cô rồi tỏ ra vẻ chán nản không thèm mở cửa mà chỉ cho cô nói chuyện qua song cửa, thái độ lại rất kiêu căng:
“Mày tới đây làm gì? Nhà này không tiếp đón mày đâu.”
Giao Giao cúi đầu, sau đó liền quỳ xuống đất ngay trước mặt bà ta:
“Con xin bà, bà làm ơn cho nhà con dời hạn bồi thường có được không? Cho con thêm thời gian, con nhất định có tiền trả mà.”
Bà Khánh không thèm ngó tới cô, tỏ vẻ khinh thường mà nói:
“Không có dời gì cả, tới hạn thì phải có. Sau này đừng đến trước nhà tao nữa, khu này không hợp với người như mày đâu.”
Nói xong, bà ta bỏ đi vào nhà không thèm quay đầu nhìn lại nữa. Giao Giao nhất quyết không đứng dậy, cô cứ quỳ đó với lòng hi vọng họ sẽ rũ lòng thương. Nhưng không, họ cho cô quỳ đến ba tiếng đồng hồ cũng không ngó tới nữa. Biết mình không thể xin họ, cô đứng dậy lủi thủi ra về.
Ngày tháng đen tối của mẹ con cô cứ thế trôi qua, thoáng chốc đã hơn một tuần. Hạn chót bồi thường là cuối tháng sau, ngay lúc này áp lực tiền bạc chồng chất khiến cho mẹ con cô túng quẩn. Trong hoàn cảnh đó, cô thì dừng học để làm việc kiếm tiền còn mẹ cô thì tin vào những con số, đem tiền đánh đề để mong thắng lớn nhưng kết quả để thua sạch. Giao Giao bất lực chẳng ngăn được mẹ, cô nhiều lần bật khóc rồi vội lau nước mắt tiếp tục chịu đựng.
Ít lâu sau, vào một buổi chiều nọ, Giao Giao đến bệnh viện để đi xin thuốc qua bảo hiểm y tế học sinh vì cảm thấy bản thân không khỏe. Từ lúc cha cô bé nhặt cô về thì phổi cô đã yếu, cứ mỗi lần lao lực cô lại sẽ bị viêm phổi, hoàn cảnh khiến bệnh tình lại tái phát. Lần này cô đến bệnh viện tình cờ gặp ngay vị bác sĩ hôm đó cô kéo lại hỏi, bấy giờ người bác sĩ đó bỗng nói với cô bé:
“Cha con hiến tạng đã cứu sống được hai người, hai ca ghép thận đều rất thành công, người nhà của họ nói muốn gặp gia đình của người cho để cảm ơn, con có muốn gặp không?”
Giao Giao suy nghĩ một hồi rồi trả lời:
“Nếu họ có chút tiền hậu tạ thì con sẽ gặp, bây giờ thứ con cần duy nhất là tiền chứ không cần lời cảm ơn đâu.”
“Cái này chú hiểu, con yên tâm đi, họ nhất định sẽ tặng con tiền, quan trọng là ít hay nhiều mà thôi.”
“Nếu vậy thì con sẽ gặp.”
“Chú biết hiện tại con phải lo tiền bồi thường cho cha nên rất lo lắng phải không? Chú vừa mới biết một tin của cậu bé đó. Cậu bé đó hình như sức khỏe đã ổn định rồi, dự định ba ngày nữa sẽ lên mái bay về nước đấy.”
“Sao chú biết được?”
“Đương nhiên chú biết chứ! Bộ con không biết nhà họ rất giàu có hay sao? Cậu bé đó tên là Tăng Gia Nguyên, là cháu đích tôn của nhà họ Tăng. Lần bị tai nạn này báo mạng lên đầy.”
“Có chuyện như thế nữa sao? Vậy chú có biết họ về sẽ đến đâu đầu tiên không?”
“Có lẽ sẽ về nhà, hoặc là đến một bệnh viện tư nào đó để tịnh dưỡng.”
“Vậy à…”
….
Đến hôm sau, Giao Giao quay trở lại bệnh viện tiếp tục khám tiếp thì gặp được gia đình của người nhận tạng từ cha cô, họ rất biết ơn cô và tặng cô một số tiền. Tối hôm đó về nhà, cô mở gói quà tặng ra xem thì đếm thấy được 10 triệu, trong lòng cô khi đó thật sự rất vui.
Giao Giao sau đó cố gắng hết sức tích góp tiền bạc có được để cất vào đó rồi chờ đợi đến ngày cậu bé kia về nước.
Ngày cậu bé đó về nước đã đến, Giao Giao lo xa nên đi bộ đến sân bay đứng bên ngoài chờ, miễn thấy có xe cấp cứu cô sẽ chạy theo. Cô ở đó kiên trì chờ từ sáng sớm đến tận gần chiều, cuối cùng cũng thấy chiếc xe cấp cứu chạy qua. Lúc này cũng không biết có chắc chắn phải không nhưng sau đó cô cũng nhanh chóng bắt taxi gần đó chạy theo.
Chạy theo suốt nửa tiếng đồng hồ, cuối cùng xe cấp cứu đó cũng dừng trước một bệnh viện tư khá sang trọng. Lúc này Giao Giao vội trả tiền cho taxi rồi rón rén chạy đến gần một chút xem kĩ người nằm trên băng ca được đưa đi là ai thì mới nhận ra chính xác là một cậu bé. Không còn lầm gì nữa cô chính thức tìm cách để vào bệnh viện.