Năm Tháng Vội Vã

Quyển 2 - Chương 1



Phương Hồi nói, cô làngười không giống không nhan sắc nhất trong số tất cả các bóng hồng của TrầnTầm. Nếu phải đưa một tính từ thì cùng lắm cô chỉ được miêu tả là thanh tú.

Tôi rất hiểu, cái gọi làthanh tú thật ra cũng chỉ là lời khen theo phép lịch sự. Hàm nghĩa sâu xa củacâu nói này là, cô gái này không xinh đẹp, bình thường, rất bình thường.

Dĩ nhiên, tôi cảm thấy cônói hơi khiêm tốn. Mặc dù Phương Hồi không phải là mĩ nhân sắc nước hương trời,nhưng rất có duyên. Tôi cảm thấy vẻ đẹp này của cô bắt nguồn từ những chuyện đãxảy ra trong quá khứ của cô, những tình cảm đó lắng đọng lại, tạo ra sự cuốnhút đặc biệt trên con người cô. Bởi, tôi không biết hồi mười mấy tuổi trông côthế nào, không biết trước khi trải qua mối tình đó, cô có đặc biệt như thế nàykhông.

Còn Trần Tầm, theo sựphân tích của tôi cậu ấy đã phạm vào số kiếp đào hoa, được rất nhiều hồng nhanngưỡng mộ. Hồi đó bất ki trường cấp ba nào ở Bắc Kinh cũng có người như vậy,đẹp trai, cao ráo, chơi bóng giỏi, khá thông minh, bạn nói gì anh ta cũng biết,có người còn học khá giỏi. Họ trở thành đối tượng mộng mơ của các cô gái, họcũng là bạn chơi không tồi của các chàng trai. Tóm lại, họ là mối nguy hại củanhân gian.

Phương Hồi - cô gái cónhan sắc thường thường bậc trung chính là mối tình đầu của Trần Tầm, Phương Hồitự mỉa mai rằng, sau khi mọi người biết cô là người yêu Trần Tầm, thì họ đềuhỏi cô với giọng rất lạ kiểu như: “Hả? Cậu ta chính là Phương Hồi hả?”. Nhưngtôi nghĩ chuyện này thật vô lí, nếu nói theo luật nhân quả, thì đó không phảilà nhìn thấu hồng trần mà là cái duyên đã được sắp đặt từ lâu mà thôi.

Không còn nghi ngờ gìnữa, Phương Hồi chính là cô gái mà Trần Tầm đã từng yêu, mặc dù nói như vậy cóphần chua xót, nhưng cộng với sự cảm nhận của tôi, tôi nghĩ rằng chắc chắn cậuta đã từng yêu Phương Hồi rất sâu sắc.

Lần đầu tiên tên của họđược gắn với nhau, là trên một góc thông báo đăng trên trang báo nọ của tờ BắcKinh buổi tối cuối thập kỉ 1990. Lúc đó các trường cấp ba có tiếng hoặc cótiền ở Bắc Kinh thường đăng danh sách thí sinh trúng tuyển trên mặt báo. Haingười đều thi đỗ vào trường phổ thông trung học, tên của họ người ở hàng trênkẻ hàng dưới.

Tiếp đó, họ cùng đượcphân vào lớp [1] của khối 10, lúc biết nhau mới chỉ 16 tuổi.

Thời gian đầu, Trần Tầmkhông để ý đến chuyện trong lớp còn có một Phương Hồi, bởi cô thuộc mẫu ngườiquá đỗi bình thường, kể cả có nghỉ học, cũng chỉ có giáo viên chủ nhiệm và cánbộ theo dõi sĩ số của lớp

Trần Tầm được vào thẳngcấp ba vì thành tích học tập xuất sắc, hơn nữa lại có kinh nghiệm làm cán bộlớp, nên đã được chủ nhiệm khối chọn làm lớp trưởng. Hồi đó cậu là người vừađược thầy cô quý mến, vừa được bạn bè tôn sùng, thế nên cậu không có thời gianđể ý đến những người như Phương Hồi.

Sở dĩ Trần Tầm chú ý đếnPhương Hồi là do hai cậu bạn thân Triệu Diệp và Kiều Nhiên. Triệu Diệp là ngườichơi bóng rổ rất giỏi của lớp, cao một mét chín mấy, tóc hơi xoăn tự nhiên, hàmrăng trắng, mỗi khi cười, khuôn mặt nhìn rất rạng rỡ. Nói như lời Trần Tầm thìcậu ta không nên chơi bóng rổ mà nên đi quảng cáo cho hãng kem đánh răngColgate, để hãng kem đánh răng này khỏi phải gõ vỏ sò nữa, mà có thể gõ thẳnglên răng theo từng độ tuổi của cậu ta, hiệu ứng quảng cáo sẽ chân thực, đángtin cậy và lôi cuốn khách hàng hơn vỏ sò rất nhiều.

Kiều Nhiên là một namsinh điềm đạm, là lớp phó sinh hoạt kiêm cán bộ theo dõi sĩ số của lớp, cậu làngười do Trần Tầm giới thiệu với cô giáo chủ nhiệm khi mới bước vào năm họcmới. Cậu tận tâm lại ít nói, được cả lớp quý mến. Trần Tầm cho rằng, trong tấtcả đám con trai, chắc chắn Triệu Diệp sẽ không giúp được việc gì, chỉ có KiềuNhiên là đáng tin cậy.

Trần Tầm, Triệu Diệp,Kiều Nhiên đều cao nên bị dồn ngồi bàn cuối, trong giờ học ba cậu thường xuyênnói chuyện, làm việc riêng. Hôm đó trong giờ học, cô giáo gọi Phương Hồi trảlời câu hỏi, Triệu Diệp liền huých Trần Tầm: “Này, ông đã nói chuyện với bạnkia bao giờ chưa?”.

Trần Tầm liền ngẩng đầulên, nói: “Tớ không nhớ lắm, hình như chưa”.

“Còn ông thì sao? Đã nóichuyện bao giờ chưa?”. Triệu Diệp lại hỏi Kiều Nhiên.

“Nói rồi, mấy hôm trướctrực nhật với tổ bọn họ, sao vậy?”. Kiều Nhiên trả lời.

“Lạ lắm! Khai giảng đượcmột tháng rồi, con gái trong lớp mình chỉ có nàng đó chưa nói chuyện với tôi!”.Triệu Diệp nói.

“Vậy hả?”. Trần Tầm liếcmột cái, cậu cũng chỉ có ấn tượng mơ hồ về cô bạn này. Hôm đó là lần đầu tiêncậu nhìn kĩ, tuy nhiên cũng chỉ nhìn thấy chiếc bóng mảnh dẻ của cô.

Thời chúng tôi học cấpba, Bắc Kinh không rộng như bây giờ, khu vực vành đai bốn là khu đường đất giữacánh đồng bát ngát, nhà ai nằm ở vành đai ba cũng đã bị coi là xa rồi, vành đaihai còn là đường bê tông, xe chạy trên đường tấp nập, nhưng về cơ bản không cókhái niệm tắc đường, tuyến xe bus số 44 lao vun vút như tàu lượn siêu tốc. Hơnnữa hồi đó đời sống cũng không cao như bây giờ, xe hơi là đồ xa xỉ rất ít giađình có. Vì thế không có cảnh vừa đến giờ tan học, cổng trường đỗ đầy xe đóncon. Hầu như mọi người đều đi xe đạp hoặc đi xe bus đi học, trong trường chỉ cókhu để xe đạp có mái che, mỗi lớp một ô, hàng ngày các lớp cử người phụ tráchxếp xe cho thẳng hàng.

Lúc tan học lấy xe, đúnghôm xe của Phương Hồi để giữa xe của Triệu Diệp và Trần Tầm, nhìn thấy hai cậubạn cao to, cô liền đứng đó không đến gần nữa. Triệu Diệp lại rất nhiệt tình,cậu đẩy Trần Tầm ra, chủ động nhường ra một chỗ trống, cười rất tươi, để lộ hàmrăng trắng, nói: “Phương Hồi, cậu lấy trước đi”.

Phương Hồi nhìn TriệuDiệp bằng ánh mắt sửng sốt rồi nói nhỏ: “Cảm ơn cậu”.

“Thôi để tớ lấy hộ cậu”.Phương Hồi vừa mở khóa xong, Triệu Diệp đã sấn tới, không đợi cô trả lời, cậuta đã dắt chiếc xe đạp hãng Giant của cô ra.

“Phiền cậu quá”. PhươngHồi rất khách khí, cố tạo ra khoảng cách.

Nhưng dường như TriệuDiệp không muốn như vậy, cậu hỏi: “Phương Hồi, nhà cậu ở đâu?”.

“Song An”.

“Xa vậy hả! Ra khỏi cổngtrường là đi về phía Đông đúng không? Nhà tớ ở Đức Ngoại! Bọn mình cùngđường!”. Triệu Diệp mừng rỡ nói.

Trần Tầm liền trợn mắtnhìn cậu ta, nghĩ bụng nhà ngươi chuyển đến Đức Ngoại từ bao giờ vậy? Rõ rànglà ở Triều Ngoại! Tự nhiên lại quay ngoắt 360 độ

“Thế à”. Dường như PhươngHồi không hề tỏ ra hào hứng, vẫn rất lạnh nhạt.

Trần Tầm cười đầy ẩn ý,lén giơ ngón tay giữa lên. Cậu thầm nghĩ bụng, Triệu Diệp, nhà ngươi thua chưa?Người ta không thích chơi bài đó!

Nhưng cậu cũng liếcPhương Hồi một cái, xét về tổng thể, Triệu Diệp không phải là người đáng ghét,cũng là anh chàng khá đẹp trai, thông thường những lúc như thế này, con gái đềutỏ ra dễ thương, nói: “Vậy hả? Hay quá nhỉ!”, hoặc là cười nói “thế mình lạicùng đường à!” gì đó, còn cô, chỉ buông một câu “thế à!”, né tránh, tựa như chúmèo con bị giật minh, rõ ràng là không tự nhiên.

“Bọn mình... về cùng nhaunhé?”. Triệu Diệp cảm thấy rất hẫng hụt, giọng cũng không còn tỏ ra chắc chắnnữa.

“Ờ... được”. Phương Hồingần ngừ một lát rồi gật đầu nói.

Triệu Diệp như người trútđược gánh nặng, vội dắt xe đuổi theo, trước khi đi còn nháy mắt với Trần Tầm tỏvẻ thách thức.

Trần Tầm nhìn theo bónghọ, nói chính xác hơn là nhìn theo bóng Phương Hồi, thần người ra một lát.

Đột nhiên cậu phát hiệnra rằng, trong cả cuộc trò chuyện vừa rồi, Phương Hồi không đếm xỉa gì đến cậu,thậm chí không buồn ngước mắt lên nhìn cậu một cái.

Trường F là trường đi đầutrong cách dạy học theo lối mở và cách quản lí theo lối khép kín. Hầu hết họcsinh ở Bắc Kinh đều biết tiếng trường này. Hiệu trưởng của trường rất có đầu ócthương mại, năm xưa ông là người đầu tiên giương cao ngọn cờ giáo dục tố chất,bám sát tình hình để phát triển. Thông qua nhiều bài tuyên truyền, đẩy trường Fvốn đã im hơi lặng tiếng lên tốp đầu trong ngành giáo dục.

Học sinh đã từng truyềntai nhau một câu chuyện về hiệu trưởng của trường F, chẳng là xe của ông khôngmay bị học sinh làm rơi sách từ trên tầng xuống. Lúc đó, câu đầu tiên mà ôngnói khi tình hình là: “Rơi xuống xe không sao cả, đừng rơi xuống đầu học sinhcủa tôi là được!”. Từ đó trở đi, vị hiệu trường này nổi lên như cồn, danh lợibội thu. So với ông, các phóng viên chuyên thổi phồng sự thật hiện nay cũng cònthua một bậc.

Vì quản lí theo lối khépkín nên trường cũng có nhiều quy định, đi học phải mặc đồng phục, nữ sinh khôngđược để tóc thề, bàn học phải được trải khăn trải bàn, ngay cả giờ nghỉ trưa,nếu không được cho phép cũng không được tự tiện rời trường. Tất cả học sinh đềuăn trưa tại trường, cơm được đặt chung, hàng ngày các lớp đến nhận hộp đựng cơmcủa lớp mình và mang về, sau đó mọi người tự chia thành nhóm, ngồi ăn cơm theobàn.

Trưa ngày thứ hai, chưađược sự đồng ý của Trần Tầm và Kiều Nhiên, Triệu Diệp đã mở rộng số thành viêntrong bàn ăn của bọn họ lên 5 người.

“Kéo thêm chiếc bàn nữađi! Lấy hai cái ghế nữa!”. Triệu Diệp sai Trần Tầm.

“Làm gì vậy?”.

“Hôm nay bọn minh ăn trưavới Phương Hồi và Môn Linh Thảo!”.

“Hả?”.

“Mau lên! Tôi và KiềuNhiên còn phải lấy cơm cho bọn họ, đừng đứng đó nữa”. Triệu Diệp hào hứng chạyđi.

Trần Tầm rủa thầm tám đờitổ tiên và con cháu đời sau của Triệu Diệp, miễn cưỡng kê lại bàn.

Môn Linh Thảo có biệthiệu là Tiểu Thảo, là cô bạn duy nhất trong lớp được tạm gọi là thân với PhươngHồi, nhưng cái gọi là thân ở đây cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi cùng ăn cơm,cùng đi vệ sinh gì đó. Nhưng Tiểu Thảo không lặng lẽ như Phương Hồi, là một cô gáidám nghĩ dám làm, hoạt bát, dễ thương. Đợt mới khai giảng, cô lấy ra một cuốnsổ, bảo tất cả bạn bè trong lớp cho số điện thoại nhà. Hồi đó không có học sinhnào dùng di động, Nokia giá đều 6.000 tệ trở lên, Erisson chưa sáp nhập vớiSony, ra mẫu điện thoại gập đề giá 7.200 tệ, chưa nói đến điện thoại di động,ngay cả máy nhắn tin BP cũng chẳng bói đâu ra. Đây là những thứ mà học sinh cấpba dù mơ cũng chẳng dám. Bạn bè liên lạc với nh đều dùng điện thoại bàn ở nhà.Chính vì vậy tự nhiên Tiểu Thảo đã quen với tất cả các bạn trong lớp.

“Triệu Diệp, nếu cậu đãmời bọn tớ ăn cơm cùng thì từ nay trở đi cậu phải chủ động đi lấy cơm nhé!”.

“Đơn giản”. Triệu Diệpgật đầu.

“Trần Tầm, cậu phụ tráchkê bàn, Kiều Nhiên phụ trách lau bàn sau khi ăn xong”. Tiểu Thảo tiếp tục phâncông.

Kiều Nhiên cười không nóigì, Trần Tầm nói: “Thế cậu... các cậu... làm gì?”.

Nói đến từ “các cậu”,Trần Tầm dừng lại một lát, cả bữa cơm Phương Hồi không nói câu nào, cậu vẫnchưa coi cô là một thành viên của nhóm.

“Bọn tớ phụ trách việc ănthôi!”. Tiểu Thảo lại cười, hai má lúm đồng tiền hiện ra, nhìn rất duyên: “Dĩnhiên rồi, tiện tay có thể giúp các cậu bỏ khăn trải bàn ra”.

“Cậu cứ mải ăn đi! Cậunhìn cậu xem, mặt bây giờ to gấp đôi mặt Phương Hồi rồi, ăn nữa cẩn thận biếnthành heo đấy!”. Triệu Diệp vừa lấy ngón tay vẽ vào không khí vừa nói.

“Đáng ghét!”. Môn LinhThảo liền ném ngay tờ giấy ăn vừa lau miệng, rồi cô lấy tay che má nói vớigiọng hậm hực: “Phương Hồi chỉ được cái mặt nhỏ, nhìn thì gầy nhưng người nhiềuthịt lắm”.

Ba cậu bạn liền đưa mắtnhìn Phương Hồi, mặt cô liền đỏ rần, môi hơi mấp máy, ngẩn người ra nhưng khôngnói gì.

Kiều Nhiên vội nhìn rachỗ khác, đánh trống lảng, nói: “Triệu Diệp, hôm nay ông tập gì vậy?”.

“Không tập gì cả!”. TriệuDiệp quay sang nhìn Phương Hồi và cười tủm tỉm: “Hôm nay bọn mình vẫn về nhàcùng nhau nhé”.

“Ừ”. Phương Hồi

“Hả? Các cậu? Cùng vềhả?”. Môn Linh Thảo thốt lên với giọng sửng sốt: “Triệu Diệp, nhà cậu..

“Nhà tớ ở Đức Ngoại”.Triệu Diệp nghiến răng ngắt lời cô bạn.

Trần Tầm liền liếc MônLinh Thảo một cái, cô liền hiểu ý gật gật đầu, ra bộ đã hiểu ra vấn đề, cườirất ranh mãnh.

“Ờ, ờ, ở Đức Ngoại”.

Trên đường về nhà, TriệuDiệp nói chuyện rất rôm rả.

Cậu không còn cách nàokhác, nếu cậu không nói chuyện, hai người sẽ yên lặng mãi như vậy, à không, cónói một câu, lúc cuối chia tay nhau sẽ nói: “về nhé...”.

Thế nên cậu đành phải nóiliên hồi, nhưng cậu cũng không cảm thấy vất vả, sở trường của cậu thứ nhất làchơi bóng, thứ hai là nói chuyện.

“Phương Hồi, cậu lạnhkhông?”.

“Tớ không lạnh”.

“Hay là tớ đưa găng taycủa tớ cho cậu? Không sao đâu, đừng ngại, tớ không lạnh!”.

“Không cần đâu, cảm ơncậu”.

“Phương Hồi, cậu có biếtkhông, tớ đã phá được một kỉ lục!”.

“Gì vậy?”.

“Từ cấp một đến cấp hairồi cấp ba, chỉ trong vòng một tuần là tớ đã quen được hết với các bạn tronglớp. Nhưng cậu, cả tháng liền không nói với tớ câu nào!”.

“Vậy hả?”.

“Ừ! Có phải cậu ghét tớkhông!”.

“Không”.

“Thế thì tớ yên tâm rồi,nếu không thời cấp ba của tớ sẽ có điều đáng tiếc đấy”.

Phương Hồi liền nhìnTriệu Diệp, cười ngại ngùng.

Triệu Diệp cũng cười, cậucảm thấy Phương Hồi rất thú vị, không giống với những cô bạn khác. Mặc dù lặnglẽ, nhưng không giả tạo. Có lúc tần ngần, rất dễ thương.

“À, cấp hai cậu họctrường nào?”.

Phương Hồi đột ngột phanhxe lại, hỏi một câu rất cảnh giác: “Cậu hỏi làm gì?”.

“Hả?”. Sự thay đổi tháiđộ đột ngột của Phương Hồi đã khiến Triệu Diệp khó thích nghi, rõ ràng vừa nãycòn vui vẻ thoải mái, chỉ trong tích tắc đã u ám, lạnh lùng.

“Tớ chỉ... chỉ hỏi... hồicấp hai cậu học trường nào...”. Cậu lắp bắp nói.

“Tớ không học khối trunghọc cơ sở của trường mình, trước đây tớ học ở một trường rất tệ”. Chắc làPhương Hồi cũng cảm thấy không ổn, bèn đáp một câu rất dài.

“Ờ, chẳng sao cả. Tớ cũngcó học cấp hai ở trường mình đâu, trường bọn tớ còn tệ hơn, tổng điểm thi tốtnghiệp cấp hai của tớ được 556 điểm mà đã là cao nhất trường rồi, nếu không cónăng khiếu thể thao thì tớ làm sao vào được trường minh”.

Triệu Diệp tưởng rằng côtự ti nên vội an ủi cô.

Phương Hồi liền ngẩng đầulên, cười ngại ngùng và nói với giọng khẩn thiết: “Từ nay đừng nhắc đến chuyệncấp hai cậu cũng đừng nói với người khác có được không?”.

“Ok, bọn mình cùng giữ bímật, ngoắc tay một trăm năm không thay đổi!”. Triệu Diệp thề chắc như đinhđóng cột.

Từ hôm đó trở đi, PhươngHồi đã bắt đầu thực sự chơi thân với Triệu Diệp. Triệu Diệp thường trêu cô,thỉnh thoảng Phương Hồi cũng cự lại đôi câu. Kiều Nhiên học hành chăm chỉ, tínhtình hiền lành, thường xuyên đối chiếu kết quả bài tập với Phương Hồi, mượn vởchép, thế nên hai người cũng chơi với nhau rất hòa bình.

Duy nhất chỉ có Trần Tầm,hai người không thể nào gần gũi được với nhau. Kể cả hàng ngày ăn trưa cùngnhau, trong khi mọi người trêu đùa nhau rất vui vẻ, nhưng Phương Hồi và TrầnTầm dường như mãi mãi không có chuyện gì để nói.

Tuy nhiên, tình trang nàyđã có sự thay đổi lớn.

Phương Hồi trở thành lớpphó tuyên truyền, là do Trần Tầm cố tình giới thiệu.

Hôm đó là thứ hai - buổisinh hoạt lớp hàng tuần, vì trong cuộc thi báo tường, lớp [1] chỉ đứng thứ sáu,trong khi cả khối có sáu lớp... Thế nên cô giáo chủ nhiệm Hầu Giai đã giáo huấncho lớp một bài.

Cô Hầu Giai vừa học xongnghiên cứu sinh ở trường Đại học sư phạm, lần đầu làm công tác chủ nhiệm lớpnên rất tâm huyết, lúc nào cũng mong lớp đạt được thành tích nổi trội. Dĩ nhiênhai từ “nổi trội” và “thành tích” này phải kết hợp với nhau và có hiệu quả, nếukhông có thành tích, thì cũng đừng nổi trội. Nhưng lần này, không có thành tích,nhưng lại nổi trội nhất, vị trí bét khối đã khiến cho cô chủ nhiệm rất chánnản. Đặc biệt là trong văn phòng, mấy cô giáo có thâm niên còn nói mát: “CôHầu, lạ nhỉ, học sinh đều rất thích hoạt động này mà, lần sau phải khích lệchúng tích cực hơn”. Cô bực quá mà không nói ra được.

“Các em đến từ khắp nơi,đã đến đây hợp thành một tập thể mới rồi thì phải luôn luôn nghĩ rằng mình làmột thành viên của lớp”. Cô Hầu Giai nghiêm mặt nói: “Số báo tường lần này côkhông nói là một học sinh nào đó không nghiêm túc, mà là do tất cả học sinhtrong lớp đều không coi trọng nó. Mặc dù báo tường chỉ là một tờ giấy, nhưng nólà thứ đại diện cho hình ảnh của lớp. Cô nghĩ các em không ai muốn mình bị họcsinh lớp khác chê cười đúng không. Cuối tháng là tết Trung thu, còn phải ra mộtsố báo tường nữa, bây giờ cô muốn trưng cầu ý kiến của mọi người, xem ai có ýtưởng gì hay không, hoặc là bạn nào hồi cấp hai đã từng tham gia làm báo tườnghoặc học vẽ gì đó, cũng có thể đứng ra làm giúp lớp”.

Tất cả mọi người đều cúiđầu, không ai nói gì.

Mặc dù chương trình giáodục hồi đó cũng đề xướng cái gọi là cá tính và sự độc lập, nhưng chú trọngnhiều đến hình thức và không coi trọng thực chất. Tất cả đều cá tính, độc lập,thì giáo viên còn quản thế nào nữa? Từ khoanh tay lên bàn, xếp hàng thẳng đếngiơ tay phát biểu, nhìn phải thẳng, dường như chúng tôi đều đã được chăn thả,nhưng thực chất lại là chăn thả trong chuồng. Bình thường trêu đùa, hò hétthoải mái đến đâu, trước mặt thầy cô đều biến thành những chú cừu trầm mặc. Nhưchuyện làm báo tường lần này, mặc cho cô giáo nói hào hùng, hiên ngang đến đâu,thì học sinh ngồi dưới hầu hết đều không có phản ứng gì. Chính vì vậy trong giờsinh hoạt lớp và giờ giáo dục công dân, hầu như mọi người đều thích làm chim đàđiểu.

Trong lúc cả lớp yên tĩnhmột cách bất thường, Trần Tầm đã giơ tay đứng dậy.

“Trong chuyện này, em vớitư cách là lớp trưởng và bạn Hà Sa với tư cách là lớp phó tuyên truyền đều cómột phần trách nhiệm. Nhưng em nghĩ các bạn cũng không muốn như vậy, mặc dù HàSa là lớp phó tuyên truyền, nhưng trước đây chưa làm báo tường bao giờ. Em cảmthấy cần phải tìm một bạn biết vẽ để giúp bạn Hà Sa thì chuyện này mới làm tốtđược. Chính vì thế, em muốn giới thiệu một bạn để để cùng với Hà Sa phụ tráchmảng báo tường ạ”.

Cô Hầu Giai nhìn lớptrưởng bằng ánh mắt hài lòng, nói: “Em muốn giới thiệu ai?”.

Dường như Trần Tầm đã cóchủ định từ trước, giọng rất dõng dạc: “Bạn Phương Hồi ạ”.

Từ nãy đến giờ Phương Hồivẫn đang làm chim đà điểu, nghe thấy vậy cô vội giật minh ngẩng đầu lên, côkhông thể ngờ rằng Trần Tầm lại nói ra tên cô, nên cô chỉ cảm thấy đầu óc u uminh minh

“Trước đây Phương Hồitừng học vẽ, chắc chắn bạn ấy sẽ làm được báo tường!”. Trần Tầm nói tiếp.

Cô chủ nhiệm liền gậtđầu, nói với Phương Hồi: “Cô cũng có ấn tượng, hồi nhập học em có ghi trong bảnđăng kí là từng học mĩ thuật đúng không?”.

Phương Hồi đứng dậy, tấtcả bạn bè đều nhìn về phía cô, đã lâu lắm rồi cô không được mọi người nhìn nhưvậy, vẻ căng thẳng bất thường khiến cô cảm thấy bất an, mặt đỏ đến tận tai.

Cô liền ừả lời nhỏ: “Emđã từng học... nhưng... nhưng...”.

“Thế thì số báo tường kìtới em và Hà Sa sẽ phụ trách nhé, các bạn khác không có ý kiến gì chứ?”. Cô chủnhiệm hỏi.

“Không ạ! Không ý kiến gìạ!”. Triệu Diệp cố tình nói lớn.

Phương Hồi hậm hực lườmcậu ta một cái, ánh mắt lướt qua Trần Tầm, nét mặt cậu lại tỏ ra rất thảnnhiên.

Sau khi tan học, PhươngHồi bước đến chỗ Trần Tầm ngồi, đây là lần đầu tiên cô và Trần Tầm nói chuyệntrực tiếp với nhau, nhưng cô vẫn cúi đầu.

“Sao lại bảo tớ làm?Tớ.. ”

“Lần trước ăn cơm ngheTiểu Thảo nói cậu đã từng học vẽ, không phải còn đạt giải nhì của quận đó sao”.Trần Tầm liền ngắt lời cô.

“Nhưng, tớ chưa bao giờvẽ báo tường...”. Phương Hồi không ngờ Trần Tầm còn nhớ chuyện này, lần trướccũng chỉ nói sơ qua thôi mà.

“Biết vẽ là được rồi, cậunhìn cái cây mà lần trước Hà Sa vẽ đó, ai không biết lại tưởng là bó rau cần!”.Trần Tầm cố gắng nhìn vào mắt cô, nhưng chỉ nhìn thấy đám tóc mái lưa thưa, haihàng mi của cô vẫn chớp chớp, chỉ muốn gạt tóc ra nhìn.

“Nhưng...”.

“Không sao đâu, đến lúcđó tớ sẽ giúp cậu”. Kiều Nhiên ôm một chồng vở bài tập bước đến: “Tớ không biếtvẽ, nhưng tô màu, viết chữ gì đó vẫn làm được”.

Phương Hồi liền nhìn KiềuNhiên bằng ánh mắt cảm kích, gật đầu rồi lặng lẽ quay về bàn của minh.

Giây phút đó, cuối cùngTrần Tầm đã nhìn thấy mắt cô, nhưng ánh mắt dịu dàng đó không dừng lại ở chỗcậu.

Trần Tầm cố tình làm nhưvậy.

Vì đột nhiên cậu pháthiện ra rằng, trước cô bạn này, cậu đã tụt hậu so với hai cậu bạn thân.

Ví dụ như lúc ăn cơm,Triệu Diệp nói thích ăn khoai tây, bữa nào trong hộp cơm có khoai tây, PhươngHồi đều sẻ cho cậu ta một ít. Còn Trần Tầm cũng đã từng nói thích ăn cải thảo,nhưng Phương Hồi chưa lần nào sẻ cho cậu. Hoặc là bài tập có bài nào không làmđược, Phương Hồi toàn hỏi Kiều Nhiên, thực ra môn vật lí cậu học giỏi hơn KiềuNhiên, nhưng Phương Hồi chưa từng hỏi cậu. Kể cả khi hai người đó vắt óc hồilâu mà không tìm ra đáp án, nếu Trần Tầm chủ động đến giảng cho bọn họ, thì cuốicùng cũng vẫn thành ra là Trần Tầm giảng cho Kiều Nhiên, sau đó Kiều Nhiên lạigiảng lại cho Phương Hồi.

Quá đáng nhất là, có lầntrước giờ kiểm tra trắc nghiệm tiếng Anh, Phương Hồi nói chuyện với Kiều Nhiên:“Không biết đề ra thế nào nhỉ, có khó hay không?”. Đúng lúc Trần Tầm đi ngangqua, thế là cậu bèn dừng lại nói: “Lớp [2] vừa kiểm tra xong, khó lắm, bốn mặtgiấy liền, hai tiết không làm hết!”. Chủ ý của cậu là nói với Phương Hồi, nhưngPhương Hồi lại quay đi, chỉ còn lại Kiều Nhiên thở ngắn than dài một hồi. Mộtlát sau cô ngoảnh đầu lại, Trần Tầm tưởng rằng cô chuẩn bị nói gì, không ngờ côlại rút ra một quyển vở và đưa cho Kiều Nhiên, nói: “Bài tập ngày hôm nay, tanhọc nhớ trả tớ nhé”. Sau đó lại quay đi mà không đếm xỉa gì đến cậu.

Cảm giác ấm ức đó, thậtlà... nước sông cuồn cuộn chảy về đông..

Chính vì thế cậu quyếtđịnh, bất luận thế nào, cũng phải để Phương Hồi chính thức đối mặt với mình mộtlần.

Thực ra lúc đó Trần Tầmlàm như vậy, cũng chỉ vì không chấp nhận được thái độ thờ ơ của Phương Hồi đốivới cậu chứ không có ý đồ gì.

Tôi rất hiểu cậu ta, hồiđó chúng tôi còn trẻ, còn có thể chỉ vì một suy nghĩ nhất thời trong đầu mà cốgắng làm, còn có thể thích ai, ghét ai, không phục ai một cách thoải mái, còncó thể làm theo ý mình mà không nghĩ đến việc sau này sẽ xảy ra chuyện gì, thayđổi chuyện gì.

Có lẽ sẽ có người nói đâylà sự bướng bỉnh và ích kỉ, tuy nhiên, bây giờ tôi cảm thấy chúng tôi đã trưởngthành, đã học được cách đối nhân xử thế khéo léo, đã và đang âm thầm lặng lẽ làmviệc ở mọi ngóc ngách, sẽ không hối hận vì mình đã từng viết cho tuổi thanhxuân của mình bằng thái độ thẳng thắn như vậy.

Giống như Trần Tầm, tôinghĩ cậu ta chưa bao giờ cảm thấy hối hận trước quyết định của mình ngày ấy.

TruyenFull.com đổi tên miền thành TruyenFull.tv