Thịnh thế Đường triều có thể nói là điểm sáng chói nhất trong lịch sử trung hoa, bởi xét về khía cạnh lãnh thổ lẫn văn hóa, đế chế này có phần nổi bật hơn cả nhà Hán khi ảnh hưởng và móng vuốt của nó lan tràn khắp cả thế giới. Không những vậy, Đường Thái Tông Lý Thế Dân còn được công nhận là một trong những đại đế thế giới đầy quyền lực nhất. Chính vì ánh sáng quang huy của triều đại này quá rực rỡ, mơ hồ che đựng hết thảy diễn biến lịch sử thời đại xung quanh nó khiến người khác lãng quên đi nhà Tùy, một triều đại đoản mệnh nhưng nếu so sánh về ý nghĩa lịch sử với nhà Đường chỉ có hơn không kém.
Từ sau Tam Quốc tranh hùng, họ Tư Mã thống nhất trung hoa lập nên Tây Tấn. Trải qua trăm năm suy thịnh, loạn Bát Vương nổi lên, người Hung Nô trỗi dậy khiến Tây Tấn như băng tan, tan thành nhiều quốc gia nhỏ, đánh nhau không ngớt suốt mấy trăm năm. Dương Kiên tài cao xuất thế, tuy cướp ngôi của chính cháu mình, lại có công thống nhất trung hoa, lập ra triều Tùy, kết thúc 400 năm chiến loạn. Đại Tùy thịnh thế nhất thời, giang sơn trải rộng khắp thiên hạ, binh nhung giáp cường tráng, người tài khắp chốn. Tùy Dạng Đế nối ngôi, hoang dâm bạo ngược, tiêu xài xa xỉ, xây kênh Đại Vận Hà lại 3 lần chinh phạt Triều Tiên khiến triều đình lụi bại, đất nước kiệt quệ, dân chúng oán ghét. Chư hầu khắp nơi nổi dậy đánh Tùy.
Năm 616, bất chấp lời khuyên ngăn của triều thần ở Đông Đô, bất chấp khắp nơi chiến loạn, Dạng Đế lần thứ 3 tuần hành Giang Nam. Đường đi chưa xong, đường về đã bị các chư hầu chặn đứt, vua đã trở thành kẻ lưu vong rồi bị chính Thống Lĩnh Cấm Vệ Quân Vũ Văn Hóa Cập giết chết. Phía trên là chính sử ghi lại, Dạng Đế đẹp trai giỏi võ, rành rẽ binh pháp mới 20 tuổi một mình chỉ huy quân đội đánh dẹp giang sơn cho vua cha. Có phần tương tự Tần Vương Lý Thế Dân, chỉ tiếc về sau trở thành một bạo chúa bị người thiên hạ phỉ nhổ, sử sách lên án. Sử sách đôi lúc còn hoang đường hơn sắc đẹp. Tùy mỗi người một cách diễn giải.
Bình luận truyện